Bài học rút ra cho thành phố Phúc Yên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 55)

Qua tìm hiểu kinh nghiệm thực thi chính sách đào tạo nghề của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước, có thể r t ra bài học như sau:

Thứ nhất: Cần chủ động trong việc phối hợp, huy động tiềm lực của

các doanh nghiệp, khuyến khích họ tự thành lập cơ sở đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo có tay nghề phù hợp với công nghệ sản xuất hiện tại, gắn liền với việc giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp, khắc phục tình trạng trang thiết bị của cơ sở đào tạo nghề không theo kịp với công nghệ sản xuất hiện có của doanh nghiệp, học viên qua đào tạo vẫn mất thời gian để làm quen với

45

giây truyền công nghệ mới ngoài thực tế. Xây dựng chính sách ba bên Nhà nước- Nhà trường- Doanh nghiệp hiệu quả nhất, đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả.

Thứ hai: Có kế hoạch cụ thể phối hợp phân luồng học sinh phổ thông

theo hướng học nghề; tiếp tục đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp trên địa bàn, khu vực lân cận, bảo đảm đào tạo phù hợp về số lượng và chất lượng theo đ ng nhu cầu sử dụng lao động.

Thứ ba: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân, nhất là thanh

niên về các chương trình, dự án của Nhà nước đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, để mọi người đều nắm được đầy đủ những thông tin cốt lõi nhất, những lợi ích khi đăng k học nghề, những ưu tiên, đãi ngộ, hỗ trợ của Nhà nước, những cơ hội có công việc tốt sau khi hoàn thành chương trình học.

46

TIỂU KẾT CHƢƠNG I

Chương 1 đã làm rõ những vấn đề l luận về chính sách đào tạo nghề cho thanh niên; làm rõ vị trí, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên giai đoạn hiện nay.

Tác giả tập trung làm rõ khung l thuyết của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên với hệ thống khái niệm: nghề, đào tạo nghề, thanh niên, chính sách, chính sách đào tạo nghề, thực thi và thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Một số kinh nghiệm thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động ở các nước như của Na Uy, Liên bang Nga và ở một số địa phương trong nước như Hải Phòng, Hậu Giang đã r t ra được những bài học kinh nghiệm qu báu cho Việt Nam nói chung và Vĩnh Ph c (thành phố Ph c Yên) nói riêng trong thực hiện chính sách này.

Có thể thấy đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước luôn quan tấm đến phát triển nguồn nhân lực thanh niên. Việc tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề thanh niên góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết được nhu cầu việc làm, tăng thu nhập và bảo đảm an ninh xã hội. Tuy nghiên, việc thực hiện chính sách còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan; ở đây tác giả đã tìm hiểu và đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực thi để làm cơ sở cho việc tổ chức thực thi đạt hiệu quả cao hơn.

47

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 55)