Nội dung chính sách đào tạo nghề cho thanh niên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 42)

Nhà nước là chủ thể quản l xã hội, quản l chung mọi hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có hoạch định chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên. Thông qua các chính sách Nhà nước tạo cơ chế và tận dụng mọi nguồn lực để chức đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động. Nhà nước quản l hành chính, quy định các các quy trình, thủ tục trong quá trình quản l đào tạo nghề cho người lao động. Nhà nước ban hành chính sách, tạo cơ chế, bố trí nguồn lực tài chính, xã hội hóa nguồn lực; huy động sự tham gia của doanh nghiệp; các nghệ nhân; các tổ chức trong xã hội .. cùng tham gia thực hiện chính sách đào tạo nghề. Trong mỗi một giai đoạn nhất định, nhà nước lựa chọn vấn đề ưu tiên để có chính sách ưu đãi nhằm th c đẩy việc thực hiện chính sách để đạt mục tiêu quản l của mình. Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên cũng vậy, Nhà nước đã đặt thanh niên vào vị trí trung tâm, trong mối quan hệ với nhiều chính sách khác có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước; do đó, chính sách đào tạo nghề cho thanh niên được quy định cụ thể, rõ ràng trong các Nghị định, thông tư, và các văn bản hướng dẫn thi hành ...

Trong quá trình nghiên cứu l luận và thực tiễn cũng như tính hiệu lực, hiệu quả của quá trình thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên, tác giả nghiên cứu nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, ban hành và tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách, chương trình đào tạo nghề cho thanh niên.

Nghiên cứu, dự báo và xây dựng kế hoạch về tình hình đào tạo nghề và đào tạo làm cho thanh niên; rà soát các văn bản pháp luật có liên quan đến chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên để điều chỉnh, bổ sung, đồng thời tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách về đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.

31

Nhà nước ban hành các chương trình, dự án về đào tạo nghề phải gắn với việc giải quyết việc làm cho lao động, gắn với đào tạo nghề ở các địa phương triển khai dự án; trong đó, lực lượng lao động chủ yếu là thanh niên.

Nhà nước ban hành chính sách, cơ chế cụ thể để tạo điều kiện cho thanh niên, hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác .. do thanh niên làm chủ các dự án, công trình có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước với những điều kiện ưu đãi nhất định. Có thể nói đến các chính sách cụ thể như sau:

Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 nhấn mạnh “Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề ... ”. Như vậy, có thể xác định vấn đề của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên là tạo cơ hội để thanh niên tham gia các hình thức đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn phù hợp thông qua các cơ sở đào tạo nghề, truyền nghề truyền thống. Sau khi thanh niên có nghề thì cơ hội tìm kiếm việc làm trở nên dễ dàng hơn và từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Thứ hai, thông tin về lao động và việc làm cho thanh niên

Tổ chức các hình thức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách và giáo dục pháp luật về việc làm đến với thanh niên. Bởi lẽ đào tạo nghề và giải quyết việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau, việc thực hiện tốt chính sách này sẽ là điều kiện để thực hiện chính sách kia. Nếu như đào tạo nghề tốt thì sẽ tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho thanh niên. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm nói chung, giải quyết việc làm cho thanh niên nói riêng là vấn đề nóng bỏng được Chính phủ các nước quan tâm, th c đẩy thực hiện. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, lực lượng lao động trong độ tuổi thanh niên chiếm tỷ lệ cao. Các chính sách kinh tế - xã hội cũng như những mục tiêu tạo việc làm cho thanh niên, bộ đôi, công an xuất ngũ. Nâng cao nhận thức cho thanh niên về việc làm, nghề nghiệp nhằm làm thay đổi định hướng nghề nghiệp, định hướng giá trị xã hội cho lao động trẻ.

32

Kết nối cung cầu lao động; cập nhật thông tin tìm kiếm việc làm thông qua truyền thông trực tiếp hoặc giới thiệu trên các trang Web thông tin về lao động, việc làm. Một mặt, gi p người lao động tìm kiềm việc làm phù hợp; qua đó, từng bước góp phần đảm bảo sự cân bằng giữa cung - cầu lao động trên thị trường.

Thứ ba, đào tạo nghề cho thanh niên gắn với phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương:

Có cơ chế chính sách tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn, hấp dẫn để thu h t đầu tư, bởi đầu tư của doanh nghiệp tác động lớn đến việc tạo việc làm cho xã hội và cho thanh niên nói riêng. Khai thác có hiệu quả thế mạnh, tiềm năng của địa phương, quá trình khuyến khích phát triển các ngành nghề thu h t nhiều lao động của địa phương.

Chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng lực lượng lao động phi nông nghiệp, giảm lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển thế mạnh của từng địa phường gắn với việc phát triển các ngành nghề truyền thống với phương thức sản xuất hàng hóa, tạo thương hiệu của ngành nghề truyền thống. Đây là thế mạnh đặc thù của địa phương trong việc tạo thêm việc làm mới cho thanh niên.

Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế. Cần có các chính sách tín dụng, tài chính, đất đai... tạo điều kiện thuận lợi, cơ chế đảm bảo để khuyến khích thanh niên vươn lên làm giàu chính đáng, vươn lên khẳng định sức trẻ trong việc tạo dựng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ để có thể tự tạo việc làm từ việc phát triển sản xuất kinh doanh, làm kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế tập thể, mở doanh nghiệp vừa và nhỏ ...

33

Thứ tư, tổ chức đào tạo các ngành nghề, định hướng nghề cho thanh niên với phương châm “học nghề để lập nghiệp ".

Dự báo nhu cầu đào tạo nghề, định hướng nghề là cơ sở đầu tiên để các cơ sở đào tạo, các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề hoặc trường công nhân kỹ thuật có thể xây dựng được mục tiêu và chương trình đào tạo.

Quá trình thực hiện chính sách đào tạo nghề phải được quan tâm thực hiện lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Đây là các chính sách cùng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội; phát triển kinh tế- xã hội của đại phương. Do vậy, việc thực hiện phải đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất.

Thứ năm, thực hiện nghiêm t c và đầy đủ công tác quy hoạch mạng

lưới Trung tâm Dịch vụ việc làm theo Nghị định 196/2015/NĐ-CP. Từng bước, tăng cường hoạt động quản l tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định của Chính phủ và quản l Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Một mặt, quan tâm xây dựng, đào tạo bồi dư ng đội ngũ cán bộ quản l , cán bộ thực hiện chính sách thông tin, kết nối thị trường. Đây là những vị trí việc làm đòi hỏi sự nhanh nhẹn, nhạy bén, nắm bắt cơ hội và kịp thời thông tin .. như vậy mới nâng cao hiệu quả công tác thông tin, kết nối thị trường tạo góp phần nâng cao việc giải quyết việc làm cho thanh niên. Bên cạnh đó, cùng với việc thống nhất quản l nhà nước về công tác dịch vụ việc làm, Nhà nước cần làm tốt công tác quy hoạch hệ thống cung cấp dịch vụ việc làm. Thực tiễn, thời gian vừa qua, việc người lao động đi làm việc theo hợp đồng ở ngoài nước đã bị những doanh nghiệp không đủ uy tín, thiếu trách nhiệm ... trong việc k kết hợp đồng đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin của người lao động khi tham gia thị trường lao động ngoài nước.

34

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 42)