Thực thi chính sách công là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách. Quá trình thực thi chính sách được triển khai thông qua hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, với sự tham gia của các đối tác. Tùy thuộc vào từng chính sách công cụ thể, mà các chủ thể chính sách xác định các nhiệm vụ triển khai thực thi chính sách cụ thể. Tuy nhiên, xét ở góc độ chung nhất, quá trình triển khai thực thi chính sách công được tổ chức thành các nội dung như sau:
* Ban hành văn bản, kế hoạch hướng dẫn triển khai thực thi chính sách
Đây là bước hết sức cần thiết và quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền, cán bộ thực hiện chính sách bám sát, tổ chức thực thi một cách chủ động, khoa học theo kế hoạch, chương trình đề ra.
Kế hoạch triển khai thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống. Các cơ quan, cán bộ triển khai thực thi chính sách từ Trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện.
* Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Sau khi kế hoạch triển khai thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thông qua, các cơ quan nhà nước tiến hành triển khai tổ chức thực hiện theo kế hoạch. Việc trước tiên cần làm trong quá trình này là tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách.
Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt gi p cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đ ng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định; về tính khả thi của chính sách … để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu của quản l Nhà nước. Đồng thời còn gi p cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các
35
giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.
Phổ biến, tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách đào tạo nghề nói chung, chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nói riêng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách đang được thực hiện, để mọi đối tượng cần tuyên truyền luôn được củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực tham gia vào thực hiện chính sách.
Phổ biến, tuyên truyền chính sách bằng nhiều hình thức như gặp g trực tiếp để trao đổi với các đối tượng là người có trình độ dân trí thấp (người nghèo, người già, người Dân tộc thiểu số…hoặc thực hiện qua các phương tiện thông tin đại ch ng đối với những nơi có điều kiện thuận lợi, đến khu vực có trình độ dân trí cao….Tuỳ theo yêu cầu của các cơ quan quản l , tính chất của từng loại chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động thích hợp.
* Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên được thực thi trên phạm vi cả nước. Vì vậy, số lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực thi chính sách là rất lớn. Số lượng tham gia bao gồm nhiều cơ quan trong bộ máy của Nhà nước, các đối tượng tác động của chính sách và nhân dân. Bởi vậy, muốn tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên có hiệu quả cần phải tiến hành phân công, phối hợp một cách đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan quản l ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách.
* Tổ chức thực hiện chính sách
Việc tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên là bước quan trọng để đưa chính sách vào đời sống.
36
- Việc triển khai công tác đào tạo nghề
+ Xác định nhu cầu sử dụng lao động là thanh niên qua đào tạo nghề.
Xác định nhu cầu nhân lực thực tế, dự báo khả năng tương lai tương ứng với quá trình phát triển kinh tế ở nước ta cụ thể: Nhu cầu nhân lực cho phát triển công nghiệp; xây dựng; nhu cầu nhân lực kỹ thuật cao; nhu cầu nhân lực cho sự phát triển nông lâm ngư nghiệp; nhu cầu nhân lực cho sự phát triển các ngành dịch vụ, du lịch… Việc xác định nhu cầu sử dụng lao động với những ngành nghề cụ thể của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có nghĩa quan trọng trong việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động là thanh niên. Xác định đ ng nhu cầu sử dụng lao động gi p tránh được tình trạng mất cân bằng về nguồn cung giữa các ngành nghề, tránh được tình trạng nơi thừa nơi thiếu và việc đào tạo sẽ đảm bảo được việc làm cho học viên sau khi kết th c khóa học.
+ Nhu cầu học nghề của thanh niên
Muốn biết chính xác nhu cầu học nghề của thanh niên cần triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát dưới nhiều hình thức và lĩnh vực trong các ngành kinh tế, vùng kinh tế và từng địa phương. Ngoài ra cũng cần hết sức lưu khảo sát về các đặc điểm và thói quen của thanh niên để xây dựng lựa chọn các chương trình và phương thức đào tạo phù hợp.
Việc xác định đ ng nhu cầu đào tạo nghề thanh niên gi p các cơ sở đào tạo có sự chuẩn bị tốt hơn về về quy mô nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị. Từ đó xây dựng khung đào tạo hợp l , nâng cao chất lượng đào tạo giảm thiểu sự lãng phí và thời gian, tiền bạc.
+ Xác định ngành nghề đào tạo.
Đây là quá trình lực chọn ngành nghề đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu học nghề, nhu cầu về đào tạo nghề của thanh niên trên từng địa phương, khu vực trên cả nước.
37
Để quá trình này có thể thực hiện tốt cần dựa trên kết quả điều tra về nhu cầu sử dụng lao động nông thôn qua đào tạo nghề và nhu cầu của các đối tượng lao động nông thôn học nghề, trên cơ sở phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội, đặc điểm của thanh niên theo từng vùng và từng thời điểm khác nhau để xác định ngành nghề đào tạo, nhằm tạo cơ hội tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm cho học viên sau đào tạo
+ Lựa chọn phương thức đào tạo nghề.
Đào tạo nghề cho thanh niên được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Học tại các trung tâm, cơ sở dạy nghề; đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của các tập đoàn, tổng công ty; đào tạo nghề tại doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh; đào tạo nghề gắn với các vùng có đặc thù riêng biệt... Lựa chọn phương thức đào tạo nghề hợp l sẽ gi p nâng cao hiểu quả đào tạo, tiết kiệm chi phí về thời gian, nhân lực, tiền bạc, gi p họ tiếp cận dễ hơn, thuận lợi hơn với công việc sau khi đào tạo.
- Thực hiện hỗ trợ học viên, giáo viên và cơ sở đào tạo nghề. + Chính sách đối với người học:
Một số chính sách ưu đãi với thanh niên khi tham gia học nghề nếu là đối tượng theo đ ng quy định của Nhà nước như: Là bộ đội về phục viên; là người dân tộc thiểu số; là con thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ gia đình bị mất đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi…
Ngoài ra, sau khi đào tạo xong, một số đối tượng còn được trực tiếp nhận vào làm việc tại môi trường phù hợp hoặc được hỗ trợ vay kinh phí để tự tạo công ăn, việc làm cho bản thân với ngành nghề được đào tạo.
Thực tế người tham gia học nghề đa phần là thanh niên. Theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. Khoản 2 Điều 24 Nghị định này quy định người lao động được vay tối đa 50 triệu đồng để tạo việc làm. Lãi suất vay vốn bằng với lãi suất của hộ nghèo.
38
+ Chính sách đối với giảng viên:
Giáo viên, cán bộ quản l dạy nghề được hưởng phụ cấp, ưu đãi và hỗ trợ nơi ăn, chốn nghỉ theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP và Quyết định 244/2005/QĐ-TTg, cụ thể mức phụ cấp như sau:
Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu h t những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dư ng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dư ng, thu h t những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan, đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức.
+ Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề thanh niên:
Chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dư ng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được quy định tại Luật Việc làm số 38/2013/QH13, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015. Cũng theo quy định tại điều 15, Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/07/2015
39
của Bộ LĐ-TB&XH về mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dư ng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về BHTN là 600 nghìn đồng/người/ tháng.
Đối với trường hợp khóa đào tạo được thực hiện tại cơ sở dạy nghề thì mức hỗ trợ kinh phí cụ thể để đào tạo, bồi dư ng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế, mức thu học phí của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nghề theo quy định của cơ sở dạy nghề nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP là 1 triệu đồng/ người/ tháng.
Đối với trường hợp khóa đào tạo do người sử dụng lao động thực hiện thì mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dư ng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cụ thể của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP là 1 triệu đồng/ người/ tháng.
Đối với trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì mức hỗ trợ được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là ½ tháng, từ đủ 15 ngày trở lên thì tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dư ng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
* Đôn đốc, kiểm tra thực thi chính sách
Đôn đốc thực hiện chính sách đào tạo nghề là hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện thông qua các công cụ hữu ích nhằm làm cho các chủ thể thực thi nêu cao thức trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách.
Kiểm tra, theo dõi sát sao tình hình tổ chức thực hiện chính sách vừa kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, vừa chấn chỉnh công tác tổ chức
40
thực hiện chính sách, gi p nâng cao kết quả thực hiện chính sách của các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Chủ thể kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên để đảm bảo tính khách quan và chính xác về kết quả kiểm tra đánh giá, quá trình này còn cần có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể nhân dân, thậm chí là của chính đối tượng chính sách. Có như vậy mới bảo đảm được tính dân chủ trong quá trình thực hiện chính sách.
* Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm:
Đây là bước cuối cùng trong khâu thực thi chính sách, qua đó: Đánh giá đ ng kết quả, hiệu quả của nội dung chính sách, quá trình tổ chức triển khai thực hiện và đề xuất giải pháp, kiến nghị bổ sung, sửa đổi nội dung của chính sách, cũng như việc tổ chức thực hiện hiệu quả của chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương nơi áp dụng.
Việc tổ chức sơ kết, tổng kết phải được tiến hành thường xuyên, liên tục theo lộ trình; qua đó kịp thời phát hiện những ưu, nhược điểm trong quá trình triển khai thực hiện nhằm phát huy, nhân rộng những mặt được; kịp thời điều chỉnh, thay đổi các mặt chưa được để hoàn thiện hướng đến các mục tiêu chính sách.