Mục tiêu đào tạo nghề cho thanh niên tại thành phố Phúc Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 86)

Yên đến năm 2023:

* Mục tiêu tổng quát.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, đồng thời hỗ trợ tạo việc làm và phát triển thị trường lao động, nhất là khu vực nông thôn, tập trung thực hiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên.

Mỗi năm thành phố Ph c Yên đào tạo nghề cho khoảng 1.600 thanh niên trên địa bàn; góp phần đạt được các chỉ tiêu về lao động qua đào tạo, lao động qua đào tạo nghề của thành phố. Giai đoạn 2019-2023, thành phố đã giải quyết việc làm tăng thêm mới 6.000 thanh niên (bình quân mỗi năm 1.200 thanh niên); Đưa 1000 thanh niên đi làm việc ở nước ngoài (mỗi năm 200 thanh niên);

* Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu đạt 95% thanh niên được trang bị kiến thức phát triển bền vững. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này đạt trên 80%; Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên dưới 3%; Có ít nhất 80% thanh niên được trang bị kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản, kiến thức về bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh ph c, phòng chống bạo lực gia đình; 90% thanh niên trong lực lượng lao động được đào tạo nghề; 95% thanh niên đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; 100% thanh niên học sinh, sinh viên được giáo dục hướng nghiệp.

79

- Chính sách đào tạo nghề ch trọng việc ưu tiên cho nhóm đối tượng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, như: thanh niên thuộc hộ nghèo, người tàn tật, lao động bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế.

- Hỗ trợ tạo việc làm cho trên 500 thanh niên thông qua cho vay nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm. Tổ chức 20 phiên giao dịch tại Sàn giao dịch việc làm và các sàn giao dịch lưu động tại các phường, khu công nghiệp. Phấn đấu tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 5.000 người.

3.2. Một số phƣơng hƣớng, giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nghề cho thanh niên:

- Một là, Hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan đến chính

sách đào tạo nghề cho thanh niên:

Trong thời gian qua, trên cơ sở định hướng chính sách của Đảng; Đảng và Nhà nước có ban hành một số văn bản pháp luật có liên quan đến việc đào tạo nghề, như:

+ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 + Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/05/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020;

+ Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020;

+ Chỉ thị số 37 - CT/TW ngày 06/6/2014 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao";

+ Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn II (2016-2020)...

Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, cấp tỉnh và huyện ban hành các văn để thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước; ban hành một số nghị quyết, quy định, kế hoạch để triển khai thực hiện phù hợp với từng địa

80

phương, đơn vị. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế ch ng ta thấy, từ Trung ương đến địa phương không có văn bản chính thống nào về việc thực thi chính sách đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp cho thanh niên. Đào tạo nghề cho thanh niên vẫn chỉ được thực hiện theo chủ trương, chính sách Đào tạo nghề, chính sách phát triển nguồn nhân lực chung của cả nước.

Kiến nghị, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục quan tâm đến chính sách đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu, cân nhắc để ban hành một văn bản pháp l chính thống về việc phát triển đào tạo nghề cho đối tượng là thanh niên trên cả nước.

Tiếp tục rà soát, sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật ở lĩnh vực đào tạo nghề làm căn cứ xác định nhiệm vụ quản l và thực thi của những cơ quan đơn vị thuộc ngành và lĩnh vực có liên quan. Một mặt, tìm thấy sự bất cập, thiếu tính thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản hoặc các quy định mang tính chồng chéo, khiến cho cơ sở khó thực hiện trên thực tế, mặt khác tìm kiếm các khe hở, “độ chênh” giữa pháp luật và thực tiễn từ đó có kiến nghị bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

- Hai là, Kiến nghị chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trong thời

đại cách mạng 4.0

Hiện nay, Việt Nam với gần 100 triệu dân và có nhiều lợi thế về nguồn nhân lực, Nhà nước phải có định hướng để nguồn nhân lực này phải trở thành lợi thế cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta rất yếu so với khu vực và quốc tế bởi một trong những nguyên nhân cơ bản là chất lượng của nguồn nhân lực nước ta còn thấp. Chính sách phát triển nguồn nhân lực vừa phải mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, vừa phải tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo, đảm bảo những người đã được đào tạo phát huy tối đa năng lực của mình, đồng thời, có cơ hội thường xuyên học hỏi, nâng cao năng lực

81

làm việc của mình. Có như vậy, nguồn nhân lực dồi dào của nước ta mới bắt kịp xu thế 4.0 toàn cầu và là nhân tố xây dựng đất nước trong thời đại mới. Một số kiến nghị về chính sách mà Nhà nước cần lưu tâm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là thanh niên Việt Nam trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0 cụ thể như sau:

+ Thiết kế lại chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy và học:

Cần đánh giá lại thật khách quan về việc đào tạo nghề ; hệ thống đào tạo của nước ta còn tồn tại nhiều bất cập, cơ sở vật chất chưa đáp ứng với yêu cầu đào tạo, phương thức đào tạo vẫn theo kiểu cũ, thiếu tính tương tác, sự gắn kết với thực tiễn, học không đi đôi với hành, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội đặc biệt trong xu thế phát triển của cách mạng công nghệ 4.0.

Do đó, cần sớm đổi mới chương trình, nội dung đào tạo đại học theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực và phù hợp. Cải cách hệ thống giáo dục, đào tạo, ưu tiên cho các ngành khoa học kỹ thuật, đào tạo hướng nghiệp gắn với việc làm và theo nhu cầu của xã hội.

Việc quản l sinh viên, học viên cũng cần có sự thay đổi; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản l . Đặc biệt, trong thời kỳ kỹ thuật số như hiện nay, các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng cần nghiên cứu, bổ sung thêm các chuyên ngành đào tạo các nghề mới để đáp ứng về nhu cầu nhân lực trong CMCN4.0.

Ngoài ra, một thực tế nữa cho thấy, lao động của Việt Nam vẫn hạn chế trong việc sở hữu các kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng công nghệ thông tin và khả năng sáng tạo. Nhiều lao động dù đã qua đào tạo, nhưng khi làm việc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khiến người sử dụng lao động mất thời gian đào tạo lại. Do đó, một giải pháp đưa ra đó là cần trang bị các kỹ năng mềm cho sinh viên ngay từ trong nhà trường,

82

bằng cách đưa kỹ năng mềm vào trong chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra cho sinh viên. Không những thế cần khuyến khích và đẩy mạnh việc tự học của sinh viên, tăng cường việc dạy thực tiễn từ các chuyên gia, doanh nhân…không chỉ 100% kiến thức là giáo viên giảng dạy...

+ Tạo mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp

Trong kỷ nguyên số 4.0 sẽ rất hiệu quả khi sinh viên được vừa học, vừa làm trong môi trường thực tế. Tuy nhiên, hiện các trường cũng chỉ tập trung vào công tác đào tạo chứ chưa quan tâm nhiều đến việc hợp tác với doanh nghiệp. Giữa các doanh nghiệp với các trường đại học cũng như các cơ sở đào tạo thiếu cơ chế phối hợp chặt chẽ, doanh nghiệp phải là nơi đặt hàng cho các trường đại học về nhu cầu nhân lực, tuy nhiên, vấn đề này ở Việt Nam chưa được thực hiện tốt, dẫn đến trường hợp nhân lực vừa thừa nhưng lại vừa thiếu. Do đó, cần tập trung gắn kết hoạt động đào tạo của nhà trường với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thông qua các mô hình liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Ngoài ra, có thể đẩy mạnh việc hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để chia sẻ các nguồn lực chung, từ đó hai bên cùng chủ động nắm bắt và đón đầu các nhu cầu của thị trường lao động.

+ Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với dạy nghề theo nhu cầu của thị trường và yêu cầu cụ thể của người sử dụng lao động:

- Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn về kỹ năng tối thiểu cần có của các loại nghề nghiệp theo yêu cầu của người sử dụng lao động; trên cơ sở đó, khuyến khích và tạo điều kiện để các hội, hiệp hội nghề nghiệp tự xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp áp dụng cho các thành viên theo hướng áp dụng bộ chuẩn nghề nghiệp ở mức trung bình trong khu vực; hướng dẫn các trường, trung tâm và tổ chức dạy nghề xây dựng xây dựng các chương trình và cách thức đào tạo đáp ứng các yêu cầu nói trên.

- Thực hiện đấu thầu hoặc chỉ định thầu cung cấp dịch vụ đào tạo lao động trong các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề theo yêu cầu của doanh

83

nghiệp, người sử dụng lao động; khuyến khích, tạo thuận lợi để doanh nghiệp và các tổ chức đào tạo thực hiện hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong đào tạo, nâng cao kỹ năng cho lao động của doanh nghiệp.

- Thực hiện hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các trường, tổ chức đào tạo nghề theo kết quả đầu ra, như số học viên được đào tạo theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, số học viên tốt nghiệp đạt chuẩn nghề theo mức trung bình của khu vực, số học viên tốt nghiệp có được việc làm trong 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp,.v.v…

3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên.

3.3.1. Đối với các cấp chính quyền địa phương:

3. 3.1.1. Đổi mới công tác ban hành văn bản tổ chức triển khai thực thi chính sách đào tạo nghề thanh niên

Việc xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn triển khai về đào tạo nghề cho thanh niên đã được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ch trọng. Tuy nhiên, một số văn bản còn mang tính định hướng chung chung, chưa rõ ràng đã gây ra khó khăn trong quá trình thực thi chính sách. Do vậy, để chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn đạt hiệu quả, việc tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Ph c Yên cần thực hiện những giải pháp như sau:

Thứ nhất, việc xây dựng, ban hành văn bản về đào tạo nghề phải bảo

đảm sự thống nhất và các mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, sát với yêu cầu của thực tế.

Thứ hai, cần đổi mới cách thức xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ

đào tạo nghề cho thanh niên theo hướng: Tạo đầu ra cho các học viên sau khi hoàn thành các khóa học nghề, xây dựng cơ chế giữa cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp để tổ chức đào tạo có địa chỉ và thực hiện tốt việc giải quyết việc làm sau đào tạo.

84

3.3.1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền,thông tin về lao động và việc

làm; nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp và phân luồng nghề nghiệp.

Thứ nhất, xây dựng mạng lưới đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ

nhiệt tình, tâm huyết với phong trào, hoạt động ổn định; được đào tạo, bồi dư ng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ tuyên truyền, để đảm bảo việc tuyên truyền đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách về đào tạo nghề và việc làm.

Tiếp tục quán triệt, nghiên cứu; cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên. Các cấp ủy, chính quyền địa phương; các chủ thể tham gia thực hiện chính sách không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn hệ thống chính trị, các cấp, ngành và toàn xã hội về vai trò của tạo việc làm cho thanh niên đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của thành phố.

- Thứ ba, tăng cường tuyên truyền thông tin về thị trường lao động

Thị trường lao động cần được hoàn thiện nhằm cung cấp cho người lao động nói chung vào lao động thanh niên nói riêng về những thông tin cần thiết nhất, đồng thời gi p cơ quan quản l nhà nước có thể định hướng được cung - cầu của thị trường để đưa ra các kế hoạch tốt nhất th c đẩy hoạt động dạy nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố.

Đẩy mạnh các hoạt động kết nối thông tin thị...làm cầu nối cho khối doanh nghiệp và khối cơ sở đào tạo, tạo điều kiện cho hai bên nắm bắt được những thông tin về cung - cầu lao động, từng bước góp phần đảm bảo sự cân bằng giữa cung - cầu lao động trên thị trường của thành phố Ph c Yên và khu vực lân cận.

Đổi mới phương thức truyền thông về nghề nghiệp và việc làm bảo đảm hiệu quả; đa dạng các hình thức cung cấp thông tin, bổ sung các kiến

85

thức về kỹ năng sống, hướng nghiệp đảm bảo phù hợp với đối tượng là thanh niên.

- Thứ tư, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp: Thực hiện tốt công tác tư

vấn nghề nghiệp, tư vấn tuyển sinh và việc làm nhằm góp phần định hướng nghề nghiệp cho thanh niên. Công tác hướng nghiệp có nghĩa quan trọng trong việc góp phần phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp l mà còn gi p thanh niên nghề phù hợp với nguyện vọng, sở trường của cá nhân mà còn nhằm tăng năng suất lao động xã hội. Hoạt động này cũng mang tính dự báo, gi p thanh niên có được hiểu biết về những yêu cầu của nghề, thông tin về một số nghề và từ đó hình thành khả năng yêu thích lao động, thích ứng, nghề nghiệp, xung kích đi đầu nắm bắt kỹ thuật mới, công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất kinh doanh.

3.3.1.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thu hút đầu tư các dự án, các nhà máy để tạo thêm việc làm cho người lao động:

Cấp ủy Đảng và Chính quyền thành phố cần tiếp tục quan tâm, tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển sản xuất, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho thanh niên cải thiện đời sống trên địa bàn. Quy hoạch và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm ở những nơi còn hạn chế...

Xây dựng và ban hành chính sách thu hút các dự án FDI:

Giai đoạn từ nay đến những năm 2023, thành phố cần có chính sách ưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 86)