Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 84 - 86)

Xác định thực thi chính sách đào tạo nghề có vai trò quan trọng đối với việc phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm chỉ đạo rõ ràng, nhất quán về phát triển dạy nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng. Điều đó được thể hiện qua các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 được thông qua tại Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nếu rõ: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân là một khâu đột phá chiến lược… Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm, nhất là ở nông thôn và vùng đô thị hóa; hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo học nghề”.

Để cụ thể hoá những chủ trương, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 trong lĩnh vực việc làm, đồng thời hướng tới thực hiện các mục tiêu về việc làm bền vững cũng như các tiêu chuẩn về việc làm theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì xây dựng Chiến lược việc làm giai đoạn 2011-2020. Chiến lược việc làm Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 là sự phối hợp và nhất quán với các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam và hướng tới các mục tiêu về việc làm đầy đủ, năng suất và bền vững cho tất cả mọi người, góp phần thực hiện các mục

77

tiêu phát triển thiên niên kỷ. Với việc ban hành nhiều Chương trình, dự án, đề án, hoạt động cụ thể nhằm th c đẩy việc làm bền vững cho mọi người, giảm nghèo, cải thiện thu nhập và góp phần duy trì ổn định xã đã thể hiện rõ ở mục tiêu chính mà Chiến lược hướng đến; Mục tiêu cụ thể của Chiến lược sẽ tập trung theo 03 hướng chính: (I) tăng số lượng việc làm (ví dụ như phấn đấu tỷ lệ tăng trưởng việc làm khoảng 2%/năm, quy mô việc làm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động mỗi năm, , ...), (II) nâng cao chất lượng lao động (ví dụ như nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70% vào năm 2020, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt trên 55% theo định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội ...), (III) cải thiện chất lượng việc làm (ví dụ như tỷ trọng việc làm trong ngành nông nghiệp giảm xuống còn 40% trên tổng số việc làm năm 2015 và 30% năm 2020, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân 4%/năm giai đoạn 2011-2020, tăng tỷ lệ lao động làm công ăn lương lên 65% vào năm 2020, ...).

Trên tinh thần các Nghị quyết Đại hội Đảng, Đảng bộ thành phố Ph c Yên tiếp tục triển khai thực hiện thông qua các nội dung của Nghị quyết đại hội Đảng bộ. Đồng thời xây dựng các đề án, dự án, các chương trình hành động, đặc biệt là chương trình hành động về nguồn lực thanh niên trên địa bàn.

- Định hướng của thành phố Phúc Yên:

Tiếp tục thực hiện nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy về đào tạo nghề cho lao động thanh niên trên địa bàn. Thực hiện lồng ghép các nguồn lực, các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và các chương trình đề án khác để nâng cao hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

Thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu học nghề của thanh niên, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động.

78

Đổi mới, phát triển thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên theo hướng mở rộng nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề. Tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia vào các chương trình đào tạo phù hợp với trình độ học vấn. Cơ sở đào tạo nghề phải có đủ điều kiện về hoạt động giáo dục nghề nghiệp, không tổ chức đào tạo nghề khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 84 - 86)