Thực tế việc thực hiện đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 70 - 77)

thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.3.1. Về triển khai công tác đào tạo nghề

* Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề.

Nhu cầu sử dụng lao động là số lượng lao động thực tế hành năm được tuyển vào doanh nghiệp, công ty, nhà máy… làm việc.

Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề có vai trò quan trọng gi p công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả. Dựa trên nhu cầu sử dụng lao động trên địa bàn và khu vực lân cận để đào tạo nghề với số lượng lao động phù hợp tránh trường hợp đào tạo tràn lan hay cử đi đào tạo trong khi nhu cầu công việc không có gây lãng phí nguồn ngân sách mà lại không đạt hiệu quả như mong muốn.

Việc xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo chủ yếu do các công ty, doanh nghiệp trực tiếp thực hiện. Căn cứ vào nhân lực hiện tại của tổ chức, khối lượng công việc, quy mô của doanh nghiệp... để xác định nhu cầu sử dụng lao động của tổ chức mình. Tính đến hết năm 2018, trên địa bàn thành phố Ph c Yên có 1.560 doanh nghiệp (nguồn tại: thongtindoanhnghiep.com). Trong đó có 02 Doanh nghiệp lớn nhất là Công ty Toyota và Công ty Honda Việt Nam là có quy mô lớn nhất với bình quân mỗi công ty có khoảng 10.000 người lao động hoạt động. Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp cũng có quy mô khá lớn như: Nhà máy Viglacera, Công ty cổ phần Xuân Hòa, Nhà máy Nagasaki, các công ty may mặc và sản xuất công nghiệp phụ trợ...cũng có nhu cầu sử dụng

63

lao động tương đối nhiều. Nhu cầu sử dụng số lượng lao động của các doanh nghiệp không nhiều chủ yếu đào tạo nhóm nghề cơ khí, tự động hóa, điện công nghiệp, công nghệ ô tô, điện tử, may mặc...

Hình thức tuyển dụng chủ yếu là qua việc thử tay nghề trực tiếp để xác định mức độ thành thạo đối với nghề. Nếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp thì được tuyển dụng. Cũng có trường hợp doanh nghiệp tuyển lao động chưa thành thạo nghề. Sau khi vào doanh nghiệp họ tiếp tục đào tạo cho đến khi thành thạo.

* Xác định nhu cầu học nghề của thanh niên.

Nhu cầu đào tạo nghề của thanh niên là mong muốn được tham gia học nghề, được hiểu biết và thực hành nghề phù hợp với khả năng, điều kiện của mỗi thanh niên.

Để công tác đào tạo nghề được thực hiện tốt thì việc xác định nhu cầu đào tạo có vai trò quan trọng, đây là cơ sở để việc đào tạo nghề được phát triển bền vững vì đó là chí chủ quan của người lao động tham gia đào tạo nghề. Bên cạnh đó, việc xác định nhu cầu đào tạo là cơ sở quan trọng để hệ thống đào tạo nghề chuẩn bị các điều kiện đào tạo nghề như: chuẩn bị các điều kiện vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đội ngũ cán bộ quản l và giáo viên đào tạo nghề.

Việc xác định nhu cầu đào tạo nghề phải dựa trên số lượng lao động từng năm, mục tiêu đào tạo nghề và nhu cầu của mỗi địa phương hay doanh nghiệp. Việc xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động là thanh niên, lao động nông thôn do cán bộ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tại các xã tiến hành. Để xác định nhu cầu đào tạo của người thanh niên cần thiết kế phiếu điều tra khảo sát về nhu cầu học nghề và ngành nghề đào tạo. Sau đó phát phiếu cho các hộ dân cư tại các xã, phường để xác định nhu cầu và ngành nghề đào tạo. Sau khi xác định được nhu cầu đào tạo nghề tại các xã

64

gửi kết quả cho phòng LĐ-TB-XH để họ xây dựng kế hoạch gửi đến các các trường, trung tâm đào tạo làm căn cứ thực hiện.

* Xác định nhu cầu ngành nghề đào tạo của thanh niên thành phố Phúc Yên.

Xác định ngành nghề đào tạo là việc lựa chọn ngành nghề đào tạo thích hợp dựa trên nhu cầu học nghề của người lao động.

Việc lựa chọn ngành nghề đào tạo thích hợp gi p đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, từ đó công tác đào tạo nghề thu h t đông đảo người lao động tham gia góp phần làm cho công tác đào tạo nghề được thuận lợi.

Ph c Yên đa phần lao động sống tại khu vực đô thị, người dân cũng chủ yếu sinh sống bằng các hoạt động phi nông nghiệp và đa phần thanh niên đều hướng đến phát triển nghề nghiệp bằng con đường phi nông nghiệp. Do vậy, nhu cầu nghề đào tạo trên địa bàn hướng chủ yếu đến ngành công nghiệp và một số ít dịch vụ. Việc xác định nhu cầu ngành nghề đào tạo do cán bộ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện. Thông qua điều tra khảo sát nhu cầu học nghề, phiếu khảo sát có nội dung ngành nghề đào tạo để người lao động đăng k luôn ngành nghề mà mình muốn học. Theo thống kê của thành phố tại các cơ sở đào tạo trên điạ bàn huyện thì có đến gần 100 ngành học được đào tạo, tuy nhiên căn cứ vào số lượng học viên thực tế theo học tại các cơ sở thì nhu cầu của thanh niên đối với các ngành nghề sau là lớn nhất:

65

Biểu 2.4 : Biểu thống kê các ngành học đƣợc tuyển sinh nhiều nhất trên địa bàn thành phố Phúc Yên giai đoạn 2014-2018

Stt Tên ngành học Quy mô tuyển sinh (học viên)

Thực tế tuyển sinh (học viên)

1 Điện Công nghiệp 4.000 4.000

2 Kế toán doanh nghiệp 2.500 2.500

3 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

2.500 2.500

4 Công nghệ ô tô 2.000 1.800

5 Hàn 2.000 1.600

(Nguồn: Phòng LĐTBXH thành phố Phúc Yên) * Triển khai các hình thức đào tạo nghề cho thanh niên.

Dạy nghề nói chung và dạy nghề cho thanh niên nói riêng cần có các hình thức dạy nghề phù hợp với các đối tượng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trên địa bàn thành phố Ph c Yên thực hiện đào tạo nghề chủ yếu là đào tạo nghề dài hạn với quy mô đào tạo chính quy. Các học viên sau khi tốt nghiệp được trang bị những kiến thức chuyên sâu và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo để nắm vững nghề đã chọn.

Với hình thức đào tạo này, sau khi đào tạo, học viên có thể chủ động, độc lập giải quyết công việc, có khả năng đảm nhận các công việc tương đối phức tạp, đòi hỏi trình độ lành nghề cao. Cùng với sự phát triển của sản xuất và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hình thức đào tạo này ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật.

Ngoài hình thức đào tạo trên, các công ty, doanh nghiệp lớn trên địa bàn cũng thường xuyên phối hợp UBND thành phố, Phòng LĐ-TB-XH và các trường đào tạo để mở các lớp theo yêu cầu tuyển dụng; các học viên được tiếp cận, thực hành với máy móc thực tế trong thời gian vẫn ở nhà

66

trường; tăng thêm thời gian học thực hành để có một tâm lý sẵn sàngvào các công ty làm việc ngay sau khi có bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ tốt nghiệp.

2.2.3.2. Thực hiện hỗ trợ học viên, giáo viên và cơ sở đào tạo nghề

Tại thành phố Ph c Yên việc hỗ trợ cho các học viên, giảng viên và cơ sở đào tạo nghề theo quyết định 1956/QĐ-TTg, theo Nghị quyết 37/2011/NQ- HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh Vĩnh Ph c về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015; Nghị quyết số 207/2015/NQ-HĐND, ngày 22/12/2015 về một số chính sách hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp va giải quyết việc làm giai đoạn 2016-2020 do các trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực tiếp hỗ trợ theo quy định.

Theo Nghị quyết 207 của HĐND tỉnh Vĩnh Ph c, việc hỗ trợ học viên, giáo viên và cơ sở đào tạo nghề tại Ph c Yên được thực hiện như sau:

- Hỗ trợ người học nghề:

+ Hỗ trợ chi phí học tập: Mức 500.000 đồng/người/tháng. + Hỗ trợ tiền ăn: Mức 30.000đ/người/ngày.

+ Hỗ trợ tiền mua giấy b t cho những người thuộc đối tượng ưu tiên (gia đình chính sách, có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số...): Mức 30.000/người/ khóa học.

- Hỗ trợ giáo viên dạy nghề: Mức 3.000.000đ/ người/khóa học (không quá 3 tháng 1 khóa học).

- Hỗ trợ đơn vị tổ chức học nghề: 30.000đ/ người/khóa học.

- Hỗ trợ các trường THPT, THCS tổ chức phân luồng học nghề và giải quyết việc làm cho học sinh: Mức 5.000.000đ/trường/năm.

- Hỗ trợ giải quyết việc ngoài nước, cụ thể

+ Với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo dạng hợp đồng, thực tập sinh kỹ thuật ở Nhật Bản: Mức hỗ trợ 15.000.000đ/người (với đối tượng chính sách) và 12.000.000đ/người bình thường .

67

+ Đi lao động ở các nước khác: Mức hỗ trợ 8.000.000đ/người (với đối tượng chính sách) và 6.400.000đ/người bình thường

- Trên địa bàn huyện có 05 trường cao đẳng, 01 trường trung cấp, 01 trung tâm dạy nghề. Thì chỉ có duy nhất trường Cao đẳng Vĩnh Ph c thuộc đối tượng được hỗ trợ kinh phí về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề của tỉnh.

Hằng năm, UBND tỉnh chỉ đạo Sở LĐ-TB-XH phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, rà soát việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị của các trường thuộc tỉnh quản; trên cơ sở đó tham mưu để UBND tỉnh lựa chọn đơn vị được đầu tư theo hướng đầu tư trọng điểm, hoàn chỉnh và đồng bộ. Trong 5 năm từ 2014-2018, UBND tỉnh đã đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề cho 13 cơ sở trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí đầu tư ~ 55 tỷ đồng trong đó ngân sách Trung ương là 15,05 tỷ, ngân sách địa phương 39.95 tỷ. Đối với thành phố Ph c Yên giai đoạn 2014-2018, UBND tỉnh nhất trí chủ trương cho mua sắm 02 lần vào năm 2014 và 2017 với trường Cao đẳng Vĩnh Phúc; tổng kinh phí đầu tư là 4,7 tỷ đồng đều bằng tiền ngân sách của tỉnh.

Nhìn chung, công tác đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề được thực hiện kịp thời, đ ng quy định. Các trang thiết bị được đầu tư tương đối đồng bộ, thiết kế hiệu quả cho việc dạy và học nghề, nhất là việc rèn luyện, nâng cao tay nghề cho học sinh, sinh viên, qua đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề của địa bàn tỉnh Vĩnh Ph c nói chung và thành phố Ph c Yên nói riêng.

- Ngoài việc hỗ trợ về nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất như nêu ở trên; hằng năm UBND tỉnh, UBND thành phố đều xây dựng kế hoạch bồi dư ng đội ngũ các cấp làm công tác dạy nghề, giải quyết việc làm; bồi dư ng cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ hướng nghiệp, phân luồng học sinh. Số tiền ngân sách phải bỏ ra cho công tác đào tạo, tập huấn trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Ph c là 1 tỷ đồng/năm.

68

2.2.3.3.Hỗ trợ vay vốn tín dụng đối với đối với người tham gia học nghề

Trên địa bàn thành phố Ph c Yên, những đối tượng chính sách qua đào tạo nghề để đi nước ngoài làm việc dạng hợp đồng được vay tối đa 200 triệu, được hỗ trợ lãi xuất 100% trong 12 tháng đầu từ quỹ giải quyết việc làm của tỉnh ủy thác cho ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Ph c Yên; những đối tượng không thuộc diện chính sách được vay tối đa 200 triệu, được hỗ trợ mức lãi xuất 30% trong 12 tháng đầu.

Tất cả người lao động qua đào tạo nghề đi nước ngoài làm lao động hợp đồng, đi thực tập kỹ thuật ở Nhật Bản nếu vay vồn ngân hàng Thương mại cũng được Nhà nước hỗ trợ mức lãi xuất nhỏ bằng với lãi xuất của quỹ giải quyết việc làm của tỉnh.

Đối với đối tượng học nghề và tự tạo việc làm tại chỗ, ổn định có dự án được cơ quan có thẩm quyền thẩm định được Nhà nước hỗ trợ vay tối đa 50 triệu đồng từ quỹ giải quyết việc làm của tỉnh.

2.2.3.4. Kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết chính sách

Công tác theo dõi, kiểm tra chỉ đạo cơ sở trong việc thực hiện chính sách đã được tiến hành, tuy nhiên chưa được thường xuyên, liên tục; UBND thành phố chưa ban hành Kế hoạch kiểm tra và tiến hành kiểm tra việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn một số phường, xã trên cơ sở Hướng dẫn và Thông báo của UBND thành phố. UBND tỉnh, Sở LĐ-TB-XH tỉnh có tiến hành kiểm tra tại một số trường nghề trên địa bàn, việc kiểm tra đã kịp thời phát hiện những mặt tồn tại, hạn chế để có biện pháp hướng dẫn khắc phục, nhân rộng những mô hình điển hình, cách làm hay trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên phạm vi toàn thành phố.

Hàng năm, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Thành đoàn, UBND các xã tổ chức giám sát (thực chất là rà soát quy trình thực hiện công tác đào tạo nghề); Qua giám sát một mặt đôn đốc thực hiện kế

69

hoạch, nắm bắt tiến độ triển khai nhiệm vụ đồng thời kịp thời nắm bắt những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, chỉ đạo cơ sở đảm bảo thời gian chất lượng, kịp thời có những kiến nghị, đề xuất phù hợp.

Trong thời điểm 2014-2018, Phòng LĐ-TB-XH chưa tham mưu được cho UBND thành phố thực hiện công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm cho lao động trên địa bàn nói chung và cho thanh niên nói riêng. Các báo cáo tổng kết cuối năm của phòng LĐ-TB-XH chỉ thể hiện việc đào tạo nghề, giải quyết việc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Phòng và của Thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 70 - 77)