Khái niệm và đặc điểm thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch từ thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 40 - 47)

1.3.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch

Pháp luật là một công cụ quản lý xã hội sắc bén, song pháp luật chỉ có thể phát huy được vai trò và những giá trị của mình trong việc duy trì trật tự và tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi nó được tôn trọng và thực hiện trong cuộc sống. Vì vậy, thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu.

Nhà nước xây dựng những quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội đáp ứng lợi ích của nhân dân và tiến bộ xã hội. Mục đích đó chỉ có thể đạt được khi pháp luật được các chủ thể nghiêm chỉnh thực hiện trong đời sống xã hội. Pháp luật với tầm quan trọng của nó không chỉ dừng lại bằng các đạo luật, vì đó chỉ là pháp luật trạng thái “tĩnh”, vấn đề quan trọng là “pháp luật phải trở thành chế độ pháp chế, được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân; trở thành phương thức quản lý xã hội, cho tổ chức đời sống xã hội” [43].

Thực hiện pháp luật (THPL) có vai trò và ý nghĩa lớn trong đời sống xã hội mỗi quốc gia. Nhờ có THPL mà pháp luật pháp huy được vai trò của nó trên thực tế, làm cho xã hội ổn định, trật tự, các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được đảm bảo. Đồng thời cũng thông qua THPL thì những quy định của pháp luật bộc lộ những hạn chế, khiếm khuyến, nhờ đó Nhà nước có thể điều chỉnh, pháp luật được hoàn thiện một cách kịp thời.

THPL là trách nhiệm mang tính nguyên tắc do Hiến pháp quy định: Tại khoản 1, điều 2, hiến pháp năm 2013 quy định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” [29]. Khoản 3, điều 15 quy định “Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội” [29]. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, do vậy mọi cơ quan, tổ chức, mọi công dân có nghĩa vụ nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

Chủ thể thực hiện pháp luật rất đa dạng gồm các cơ quan Nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền cũng như mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.Thực hiện pháp luật có thể là việc thực hiện một thao tác nào đó nhưng đó cũng có thể là việc không thực hiện thao tác bị pháp luật cấm.

Hiện nay đang có nhiều cách định nghĩa về thực hiện pháp luật.

Có tài liệu định nghĩa thực hiện pháp luật là “quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật” [21, tr.270].

Theo giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật của trường Đại học Luật Hà Nội “Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích làm cho quy định của pháp luật trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật” [42, tr.403].

Theo giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật của Học viện Hành chính Quốc gia “Thực hiện pháp luật là hoạt động, là quá trình làm cho những quy tắc của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật”[22, tr,344].

Chúng ta thấy rằng, các định nghĩa trên đều tương đối đồng nhất về những nội dung cơ bản, đó là: thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm thực hiện những yêu cầu của pháp luật, thực hiện pháp luật là hoạt động thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật làm cho những quy phạm của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống.

Các định nghĩa trên về thực hiện pháp luật là đồng nhất:

Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật trở thành những hoạt động thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Thực hiện pháp luật lưu trú du lịch là thực hiện pháp luật về một lĩnh vực trong xã hội mà cụ thể, đó là lưu trú du lịch. Vì thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch là thực hiện pháp luật trong một lĩnh vực cụ thể, lĩnh vực lưu trú du lịch cho nên khái niệm thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch cũng có đầy đủ các nội dung cơ bản của khái niệm thực hiện pháp luật nói chung, đồng thời gắn với lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội là lưu trú du lịch.

Trên cơ sở định nghĩa về thực hiện pháp luật nêu trên, có thể định nghĩa về thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch như sau:

Thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch là hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật về lưu trú du lịch trở thành những hoạt động thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

1.3.1.2. Đặc điểm của thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch Một là, về chủ thể thực hiện.

Chủ thể thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch mang tính đa dạng và phong phú. Thực hiện pháp luật là hoạt động của nhiều chủ thể, mọi hành vi hợp pháp của các chủ thể đều là thực hiện pháp luật. Nói cách khác, chủ thể thực hiện pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm:

- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Đây là chủ thể đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước thực hiện trách nhiệm quản lý xã hội, đảm bảo cho quyền của các chủ thể được tổ chức thực hiện trên một phạm vi rộng. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mình để bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch có hiệu quả. Trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước không giống nhau bởi hoạt động lưu trú du lịch liên quan đến mỗi cơ quan khác nhau. Cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp và cơ quan lập pháp có sự chi phối và tham gia ở các khía cạnh khác nhau trong thực hiện pháp luật lưu trú du lịch;

- Chú cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch;

- Khách du lịch: là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến;

- Các tổ chức kinh tế, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị vũ trang nhân dân.

Hai là, về phạm vi thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch.

Là môi trường và những giới hạn không gian, địa lý để các chủ thể tiến hành các hoạt động thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch. Để có được phạm

vi thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch đòi hỏi nhà nước phải quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động lưu trú du lịch; chế độ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch mang tính chất quản lý hành chính.

Ba là, Thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật

Hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể. Hành vi hợp pháp nghĩa là những hành vi mang tính pháp lý phù hợp với các quy định của pháp luật, cũng có thể hiểu là hành vi làm đúng theo những gì mà pháp luật quy định.

Một chủ thể thực hiện pháp luật phải bằng hành vi hợp pháp, có thể là hành vi hành động hoặc không hành động nhưng phải làm đúng, làm đủ, không trái với những quy định của pháp luật.

Mục đích của việc thực hiện pháp luật là để hiện thực hóa pháp luật, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Chính vì vậy, chỉ những hành vi hợp pháp mới được coi là thực hiện pháp luật. Những hành vi vi phạm pháp luật không nhằm mục đích trên mà ngược lại phá vỡ các chuẩn mực, quy tắc do pháp luật định ra, làm cho pháp luật không được tôn trọng. Khi đó chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý. Các hoạt động của các chủ thể phù hợp với quy định của pháp luật mới được coi là thực hiện pháp luật.

Pháp luật về lưu trú du lịch được đặt ra để điều chỉnh hành vi của con người trong lĩnh vực lưu trú du lịch. Việc thực hiện pháp luật phải thể hiện ở hành vi của con người. Hành vi đó có thể là hành động hay không hành động phù hợp với quy định của pháp luật về lưu trú du lịch. Nói cách khác, tất cả những hoạt động về lưu trú du lịch của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật đều được coi là thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch.

Như vậy, một chủ thể thực hiện pháp luật lưu trú du lịch phải bằng hành vi hợp pháp, có thể là hành vi hành động hoặc không hành động nhưng phải làm đúng những gì mà pháp luật quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bốn là, về nội dung thực hiện.

Thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch có nội hàm phong phú và bao trùm toàn bộ đời sống xã hội bao gồm nhiều nội dung khác nhau như: điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính… Nội dung đó được thể hiện thông qua các chiến lược, chính sách, mục tiêu của nhà nước về du lịch, hướng đến việc thúc đẩy sự pháp triển trong các lĩnh vực được tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Do đó, nội dung thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch trong quá trình thực hiện cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao.

Năm là, Thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch là hoạt động đưa các quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế

Hoạt động thực hiện pháp luật đưa các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành vào cuộc sống. Nghĩa là làm các quy phạm pháp luật được các chủ thể khác nhau thực hiện một cách hợp pháp trong thực tế cuộc sống.

Như vậy, các quy định của pháp luật về lưu trú du lịch trên giấy tờ sẽ được thực hiện hóa trong đời sống thông qua hành vi hợp pháp của các chủ thể.

Dựa trên các nội dung cơ bản của pháp luật về lưu trú du lịch có thể thấy được các nội dung cơ bản của thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch như sau:

- Thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch - Thực hiện pháp luật về phân loại cơ sở lưu trú du lịch - Thực hiện pháp luật về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch

- Thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch

1.3.1.3. Vai trò của thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về về lưu trú du lịch là cách thức để các quan

điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước đi vào thực tiễn đời sống xã hội về lưu trú du lịch.

Đây là biện pháp cơ bản, có hiệu lực, hiệu quả nhất để đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, nhất là chính sách phát triển du lịch trong tham gia hoạt động quản lý nhà nước, các hoạt động xã hội khác đi vào cuộc sống. Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo. Sự lãnh đạo đó được thực hiện bằng việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách. Nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động lưu trú du lịch thành pháp luật. Nội dung pháp luật lưu trú du lịch là chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng đối với phát triển du lịch bền vững.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch bảo đảm mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

Đây là một trong những phương tiện thực hiện mục tiêu của Nhà nước là phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.; là phương thức đề cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, công dân trong bảo đảm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, các cơ quan, cán bộ, công chức, công dân phải nghiêm chỉnh tuân thủ, chấp hành và thực hiện đúng pháp luật; tích cực phòng ngừa, đấu tranh và chống các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể.

Thứ ba, thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch là phương thức giúp các cơ

quan, tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lưu trú du lịch.

Việc thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch bảo đảm cho các quy định của pháp luật được tiến hành một cách cụ thể. Qua việc thực hiện pháp luật lưu trú du lịch nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch từ thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 40 - 47)