Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch từ thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 77 - 82)

Qua nghiên cứu hoạt động du lịch nói chung và hoạt động lưu trú du lịch nói riêng, thực trạng thực hiện pháp luật lưu trú du lịch tại tỉnh Nghệ An, có thể nhận thấy hoạt động thực hiện pháp luật lưu trú du lịch còn một số hạn chế sau:

- Nhiều cơ sở lưu trú chưa nghiêm túc thực hiện quy định pháp luật trong cung ứng dịch vụ lưu trú và các dịch vụ kèm theo: Tình trạng mất an

ninh trật tự, mất vệ sinh, hoạt động kinh doanh dịch vụ tự phát, hiện tượng taxi dù, chèo kéo, đeo bám, nài ép, chặt chém khách du lịch tại các điểm du lịch vẫn xảy ra ở các điểm du lịch Cửa Lò và khu di tích lịch sử Kim Liên... bên cạnh đó hiện tượng bán hàng rong, mang đồ ăn thức uống xuống khu vực cấm vẫn diễn ra hàng ngày và hoạt động mạnh vào mùa cao điểm, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh nhưng quy mô, tính chất, tiện nghi và sản phẩm du lịch nhỏ lẻ, vận hành chưa chuyên nghiệp, chưa tạo ra sản phẩm du lịch mang phong cách đặc thù của vùng biển. Những vấn đề này tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất lại tạo ấn tượng xấu đối với du khách.

Bởi trong thực tế, bên cạnh những cơ sở lưu trú được đầu tư đồng bộ, hiện đại cả về cơ sở vật chất, nhân lực và xây dựng uy tín, thương hiệu... vẫn còn tồn tại không ít các loại “sao” kém chất lượng. Bởi, có những cơ sở lưu trú sau khi được thẩm định và công nhận đã sao nhãng việc duy trì loại, hạng, trong đó, hạn chế lớn nhất là chất lượng phục vụ và nguồn nhân lực. Lý giải cho điều này, không thể không nhấn mạnh đến sự “thiếu hụt” lối tư duy kinh doanh dựa trên các nền tảng vững chắc về tài chính và tầm nhìn lâu dài gắn với chất lượng, cùng uy tín.

- Quản lý của các cơ quan nhà nước đối với lưu trú du lịch còn lỏng lẻo:

Khó có thể phủ nhận, hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch nói chung, lưu trú du lịch nói riêng ở một số địa phương hiện còn yếu. Cũng chính vì sự lỏng lẻo trong quản lý là nguyên nhân đã dẫn đến tình trạng lộn xộn trong quy hoạch xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch và “vàng thau lẫn lộn” trong việc gắn biển hiệu loại, hạng tại các cơ sở lưu trú trong khi, việc lành mạnh hóa môi trường du lịch lại cần bắt đầu từ việc siết chặt quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ của các cơ sở lưu trú trên địa bàn.

Nghệ An còn thiếu quy chế quản lý hoạt động lưu trú du lịch. Hiện nay Nghệ An chưa có quy định cụ thể về việc quản lý hoạt động lưu trú du lịch, bao gồm quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa, quản lý tàu thủy lưu trú du lịch và hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường du lịch, môi trường; công tác quản lý tàu tham quan du lịch, tàu lưu trú ngủ còn thiếu chặt chẽ, chưa triển khai thu phí đối với các tàu đang hoạt động lưu trú, nghỉ đêm trong khi các cơ quan chức năng chưa thường xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động lưu trú ngủ đêm tại các cơ sở lưu trú. Đồng thời, về quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động lưu trú du lịch tại Nghệ An chưa được thực hiện đồng bộ. Điều này làm cho công tác thực hiện pháp luật lưu trú du lịch trở nên khó khăn về sự chồng chéo trong quá trình phối hợp thanh kiểm tra, giữa các cấp, các ngành liên quan với hoạt động lưu trú du lịch.

- Vẫn còn nhiều hạn chế trong tiếp cận và ứng dụng các công nghệ 4.0:

Các cơ sở lưu trú và các Sở, Ban, Ngành liên quan tại Nghệ An chưa triển khai rộng rãi các chính sách pháp luật liên quan đến du lịch và thậm chí là còn chậm bắt nhịp so với một số tỉnh, thành phố lớn trong cả nước. Phần lớn các cơ sở lưu trú tại Nghệ An có sử dụng mạng xã hội, website để làm “kênh” quảng bá, nhưng việc quản trị các công cụ này còn yếu. Nhiều cơ sở lưu trú

chưa đầu tư đúng mức để xây dựng website chuyên nghiệp có thể nắm bắt được xu thế công nghệ mới. Ở góc độ quản lý nhà nước, do nguồn lực (nhân lực, tài lực…) còn hạn chế nên việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các website giới thiệu thông tin dịch vụ, cũng như phố biến pháp luật ở các khu, điểm du lịch còn bất cập, nhiều điểm đến ở Nghệ An chưa có “kênh” thông tin chính thức.

- Còn thiếu sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan thanh tra liên ngành trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý những sai phạm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch: Nhiều hành vi phạm xảy ra ngay tại cơ sở lưu trú du

lịch hoặc xảy ra trong quá trình tương tác với môi trường biển như vi phạm phòng cháy chũa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội (cờ bạc, trộm cắp, mại dâm), xây dựng lấn biển, phá vỡ cảnh quan biển, tàu xe không đủ điều kiện vận tải khách du lịch, chất lượng khách sạn… nhưng những sai phạm đó đều không thuộc thẩm quyền xử lý của thanh tra chuyên ngành du lịch. Vậy các cơ quan chuyên ngành về phòng cháy chữa cháy, y tế, thị trường, tài nguyên môi trường, xây dựng, giao thông đường bộ, giao thông đường thủy vào cuộc như thế nào để đồng hành cùng sự phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn? Nếu thiếu sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng của các cơ quan chuyên môn trong việc loại trừ các vi phạm trong các lĩnh vực liên quan đến du lịch thì dù cho cố gắng làm đẹp hình ảnh du lịch bao nhiêu cũng không thể nâng cao được uy tín, thương hiệu du lịch của điểm đến nếu chỉ xảy ra một vụ hỏa hoạn tại cơ sở lưu trú du lịch, một vụ ngộ độc thực phẩm đối với khách du lịch hay một vụ tai nạn tàu thủy chở khách du lịch… Thiếu sự phối hợp của các cơ quan thanh tra liên ngành bắt nguồn từ những nội tại có tính lịch sử của bộ máy làm công tác thanh tra của các ngành chức năng. Đối với ngành du lịch nói riêng, một lực lượng thanh tra chỉ vừa đủ theo định biên của nhà nước từ thời điểm du lịch manh nha và quá độ sang giai đoạn kinh tế thị trường, lực lượng thanh tra vẫn mỏng và thiếu ngay cả khi du lịch được đặt trong tầm ngắm trở thành ngành kinh tế quan trọng cho đến khi khẳng định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia và của địa phương.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong các hoạt động dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung trong cơ sở lưu trú du lịch chưa được sát sao, kịp thời: Với đội ngũ thanh tra mỏng, hoạt động chưa mang tính liên

ngành, trong điều kiện trang thiết bị hỗ trợ việc kiểm tra và phát hiện vi phạm còn thiếu cũng như chưa kịp thời đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại đại vào quản lý hoạt động du lịch, phát hiện và xử lý vi phạm trong bối cảnh số lượng du khách tăng vọt trong thời gian qua. Tồn tại tình trạng cung cấp dịch vụ với mức giá tự phát và rất nhiều cơ sở lưu trú kinh doanh trái phép, ngang nhiên chặt chém khách du lịch, đặc biệt vào thời kỳ cao điểm như lễ, tết du khách có điều kiện tham gia nhiều vào hoạt động du lịch. Điều này làm giảm đi chất lượng của các cơ sở lưu trú.

Tiểu kết chƣơng 2

Ở chương 2 của Luận văn, tác giả phân tích tình hình hoạt động du lịch tại Nghệ An. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch ở Nghệ An dựa trên các nội dung pháp luật về lưu trú du lịch. Trên cơ sở đó, khái quát những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.

Việc thực hiện pháp luật về lưu trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có nhiều tiến triển tích cực. Tuy nhiên, thực trạng thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch diễn ra chưa đồng đều. Vẫn còn những hiện tượng chưa chấp hành quy định của pháp luật trong cung ứng dịch vụ lưu trú và các dịch vụ kèm theo.

Để quản lý tốt hơn, chính quyền địa phương đã ban hành những chủ trương, biện pháp để nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ cũng như nâng cao ý thức của du khách khi đến Nghệ An. Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh trái phép đã được chú trọng góp phần phát triển du lịch và thay đổi cách nhìn về du lịch Nghệ An trong mắt du khách trong nước và nước ngoài. Nhiều vụ việc vi phạm bị phát hiện và đã bị xử phạt đúng thẩm quyền, đúng trình tự, đúng mức phạt, đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa vi phạm hành chính.

Trong bối cảnh hiện nay, chính quyền tỉnh Nghệ An phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lưu trú du lịch nhằm hạn chế tối đa vi phạm, bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, nâng cao sức cạnh tranh của du lịch tỉnh Nghệ An.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LƢU TRÚ DU LỊCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch từ thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 77 - 82)