Quan điểm của chính quyền địa phương về bảo đảm thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch từ thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 83 - 86)

luật về lưu trú du lịch

Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị nêu rõ: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp; vì vậy, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân cùng vào cuộc, cùng làm du lịch [1].

Trước mắt, tỉnh đang xây dựng chiến lược phát triển du lịch phù hợp với điều kiện của tỉnh. Ngày 6/1/2017, Sở Du lịch Nghệ An đã chính thức được thành lập, tách ra từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũ. Chủ trương này thể hiện sự quyết tâm và quan tâm của tỉnh đến phát triển du lịch, với mong muốn ngành công nghiệp không khói ở Nghệ An sẽ phát triển mạnh hơn, bài bản hơn, xứng tầm với những tiềm năng vốn có [57].

Thời gian tới, Nghệ An dự kiến sẽ có 9 nhiệm vụ chính trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn [50], bao gồm:

(1) tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết 08; (2) đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch;

(3) cơ cấu lại ngành Du lịch đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững;

(4) hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch;

(5) đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch; (6) tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch;

(7) tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch;

(8) phát triển nguồn nhân lực;

(9) tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước.

Mục tiêu quan trọng mà tỉnh Nghệ An đặt ra đến năm 2020 là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và phát triển các sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các địa phương trong nước và khu vực, nhất là các địa bàn trọng điểm của tỉnh. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực

thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, nhưng không nhất thiết địa phương nào cũng xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

Cần thiết phải có một sân bay quốc tế đúng tầm; một chương trình phát triển du lịch quốc gia; chương trình kết nối du lịch vùng, lấy Thành phố Vinh và quê Bác làm tọa độ trung tâm.

Phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao; xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc; tăng cường liên kết trong nước và quốc tế, chú trọng liên kết giữa ngành Du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch.

Phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa; tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân và du khách quốc tế tham quan, tìm hiểu, khám phá cảnh quan, di sản thiên nhiên và văn hóa của đất nước; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch từ tất cả các thị trường.

Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Phát triển du lịch phải gắn kết chặt chẽ với bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh, giáo dục truyền thống, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo. Từng bước xã hội hóa đầu tư tại các khu du lịch, các di tích lịch sử, làng nghề, có chính sách huy động các nguồn vốn từ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước và đặc biệt là thu hút sự tham gia, nâng cao vai trò và trách nhiệm của cộng đồng dân cư đối với phát triển du lịch.

Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch. Phát triển du lịch phải gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ phát triển văn hoá, nhất là bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giáo dục truyền thống, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo.

Mở rộng và kết hợp các loại hình du lịch (sinh thái, văn hoá lịch sử, tâm linh, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, vui chơi giải trí…) nhằm tạo sự đa dạng trong hoạt động du lịch; tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, từng bước tạo dựng thương hiệu “du lịch Nghệ An”.

Cùng với việc đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch của địa phương, Nghệ An chủ trương sẽ tăng cường các hoạt động hợp tác liên kết với các hãng lữ hành, các hãng vận tải để tăng chuyến (đường hàng không, đường bộ, đường sắt...) đáp ứng yêu cầu kết nối tua tuyến du lịch cũng như thu hút đầu tư phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí; tăng cường công tác quản lý giám sát chất lượng các dịch vụ du lịch; triển khai việc điều tra nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh và tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch… Qua đó, từng bước đưa du lịch Nghệ An tiếp tục phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững [54].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch từ thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 83 - 86)