Giải pháp chung về bảo đảm thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch từ thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 86 - 95)

3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật du lịch

Thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch: Xuất phát từ các quy định pháp luật về du lịch chứa đựng trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau, do nhiều cơ quan ban hành. Bên cạnh đó, nhiều văn bản ban hành nhiều thời điểm khác

nhau, kỹ thuật lập pháp còn hạn chế nên tình trạng mâu thuẫn, trồng chéo, tính thống nhất và khả thi không cao. Do vậy, việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về du lịch là vấn đề cần thiết nhằm phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp để kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ và giúp công tác xây dựng, áp dụng, thi hành pháp luật được hiệu quả, thuận tiện, tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật về du lịch. Việc rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng bám sát thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo, xung đột giữa pháp luật về du lịch với các lĩnh vực khác có liên quan.

Quốc hội và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần rà soát lại toàn bộ các văn bản hiện hành liên quan đến du lịch, chú ý đến sự phù hợp giữa các quy định với đặc điểm đặc thù của hoạt động du lịch, đặc điểm riêng của từng ngành, nghề; chú ý đến mối quan hệ giữa nội dung các quy định của pháp luật với cơ chế pháp lý bảo đảm nội dung đó được thực hiện trong thực tế; mức độ thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước; cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện của pháp luật về lưu trú du lịch. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt công việc tổng kết, đánh giá việc thi hành Luật Du lịch năm 2017 để có cơ sở khoa học cho việc sửa đổi, bổ sung toàn diện các quy định liên quan đến vấn đề này.

Hoàn thiện pháp luật lưu trú du lịch: Pháp luật về du lịch nói chung và

pháp luật về lưu trú du lịch nói riêng đã được Nhà nước quan tâm hoàn thiện trong những năm gần đây tuy nhiên vẫn không tránh khỏi một số bất cập, vướng mắc. Việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật là yêu cầu cấp thiết trong hoạt động lưu trú du lịch. Hoàn thiện các quy phạm pháp luật để đáp ứng những yêu cầu sau đây:

Thứ nhất: Hoàn thiện pháp luật liên quan đến hoạt động lưu trú du lịch

để khắc phục các hạn chế, bất cập hiện nay.

Hiện nay trong hoạt động du lịch nói chung và hoạt động lưu trú du lịch nói riêng vẫn còn gặp vướng mắc từ các quy định của pháp luật. Sự bất cập và chưa thật phù hợp trong một số các quy định về lưu trú du lịch sẽ là rào cản cho sự phát triển du lịch. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì tất cả các hoạt động trong đó có hoạt động lưu trú du lịch phải tuyệt đối tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Vì vậy, nếu các quy định của pháp luật về lưu trú du lịch không phù hợp sẽ kìm hãm phát triển du lịch, ngược lại nếu các quy định của pháp luật phù hợp và ổn định thì sẽ thúc đẩy các quan hệ xã hội trong hoạt động lưu trú du lịch phát triển.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho

phát triển lưu trú du lịch.

Hoạt động lưu trú du lịch có hiệu quả và phát triển được hay không phần lớn phụ thuộc vào các quy định của pháp luật. Nếu Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật đồng bộ và phù hợp sẽ là hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch an tâm kinh doanh dịch vụ này. Tính ổn định và đồng bộ của pháp luật cũng là yếu tố tác động nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú du lịch góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế xã hội.

Hoàn thiện pháp luật để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển dịch vụ lưu trú du lịch. Hoạt động lưu trú du lịch có hiệu quả và phát triển được hay không phần lớn phụ thuộc vào các quy định của pháp luật du lịch. Nếu Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật đồng bộ và phù hợp sẽ là hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể an tâm kinh doanh dịch vụ này. Tính ổn định và đồng bộ của pháp luật cũng là yếu tố tác động nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú du lịch góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế xã hội.

Một số đề xuất về chỉnh sửa, bổ sung pháp luật du lịch sẽ được trình bày dưới đây như: Bổ sung nguyên tắc du lịch có trách nhiệm vào luật du lịch; bổ sung thêm loại hình kinh doanh lưu trú mới.

3.2.1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật du lịch

Trước hết, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật du lịch.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội trong tỉnh, nhất là những trọng điểm du lịch cần phải nghiêm túc tiếp thu, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cán bộ, công chức, đảng viên và nhân dân để góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo môi trường hoạt động du lịch lành mạnh, nâng cao nhận thức của mọi người về mục đích, vai trò, ý nghĩa của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch cần trú trọng triển khai các văn bản pháp luật mới có liên quan cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành từ tỉnh đến cơ sở một cách thường xuyên và coi nhóm đối tượng này là trọng tâm, bởi có hiểu biết pháp luật thì mới phục vụ tốt nhiệm vụ chuyên môn; thực thi pháp luật đúng đắn để làm gương cho người dân học tập.

Thứ hai, đổi mới về nội dung, phương thức tuyên truyền, phổ biến pháp

luật. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về du lịch phải đa dạng, hấp dẫn, gây sự thu hút khán thính giả và phải tiến hành thường xuyên, liên tục, thông qua các hình thức khác nhau như xây dựng chuyên mục phát trên các đài phát thanh - truyền; đăng tải các nội dung, chuyên mục du lịch trên trên trang website chính thức của Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch, Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, Báo Nghệ An, các tạp chí chuyên đề, tài liệu sinh hoạt của tổ nhân dân tự quản; tổ chức nghiên cứu, học tập trong các cơ quan

Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo chuyên đề; đưa vào chương trình giáo dục học đường, nhất là bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông về thái độ đối với môi trường du lịch và tài nguyên du lịch, giá trị của các di sản; thái độ, cách ứng xử thân thiện, mến khách đối với các du khách trong và ngoài nước.

Thứ ba, trách nhiệm của cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về du

lịch trong việc nâng cao ý thức pháp luật du lịch cho khách du lịch là điều hết sức quan trọng. Các cơ quan quản lý du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hành vi, thái độ của du khách. Thông qua việc phát hành các tờ rơi, tờ gấp, ấn phẩm ngắn gọn và xúc tích, trong đó tóm tắt những quy định thiết yếu chỉ dẫn cho du khách khi đến du lịch, chỉ dẫn các hành vi không được làm, các hành vi bị nghiêm cấm như ứng xử thiếu văn minh, thiếu thân thiện với con người và môi trường… Đồng thời thông qua vai trò của hướng dẫn viên du lịch giúp cho khách du lịch hiểu, tự nguyện chấp hành các quy định của pháp luật nói chung và của địa phương nói riêng.

Để đảm bảo cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đạt được hiệu quả cao nhất, cần có sự phối hợp giữa Sở Du lịch tỉnh với các đơn vị quản lý du lịch cấp huyện cùng để thực hiện chương trình phát miễn phí các tài liệu, ấn phẩm đến từng cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố.

Thứ tư, tuyên truyền, giáo dục về lợi ích thiết thực của du lịch đối với

cộng đồng dân cư. Đi đôi với công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch, cần giáo dục phổ biến lợi ích thiết thực của du lịch như vấn đề giải quyết việc làm, tạo thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và lợi ích của cộng đồng dân cư nơi có dự án khai thác phát triển, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho quần chúng nhân dân về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An, nhất là tại những khu, điểm có tài nguyên du lịch. Từ đó nhân dân chung tay cùng Nhà nước

trong việc hỗ trợ phục dựng các lễ hội truyền thống, xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù, duy trì các làng nghề truyền thống… nhằm thu hút du khách ngày càng đến với Nghệ An đông hơn. Đồng thời cũng nhất thiết phải tuyên truyền giáo dục quyền lợi và nghĩa vụ của dân cư trên địa bàn du lịch cũng như quyền lợi và trách nhiệm của các chủ kinh doanh du lịch để họ có ý thức trách nhiệm đối với hoạt động du lịch của địa phương.

3.2.1.3. Bổ sung nguyên tắc du lịch có trách nhiệm vào luật du lịch

Luật Du lịch cần ghi nhận nguyên tắc du lịch có trách nhiệm như là một cách tiếp cận quản lý du lịch và phát triển du lịch. Bổ sung nguyên tắc “phát triển du lịch có trách nhiệm” vào Điều 4 của Luật Du lịch năm 2017. Qua đó, thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với phát triển bền vững, cũng như đưa nguyên tắc vào ngành du lịch, tác động đến ý thức, hành động của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch.

Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững đã được ghi nhận tại khoản 1 Điều 4 Luật Du lịch năm 2017. Các lý thuyết về phát triển bền vững được nêu trong “Chương trình nghị sự 21” hay các tiêu chuẩn của chương trình “quả cầu xanh” cũng như các nguyên tắc của PATA về “du lịch có trách nhiệm với môi trường” hay theo mô hình “phát triển bền vững” của khối APEC”... những cam kết của Chính phủ về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tuy nhiên, Nhà nước ta cần có những quy định cụ thể về phát triển du lịch bền vững. Du lịch có trách nhiệm sẽ tăng cường tính cạnh tranh và góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ du lịch có trách nhiệm với môi trường, xã hội, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam [20]. Đây sẽ là hướng đi mới cho tất cả người tham gia trong ngành du lịch nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch và gia tăng tác động tích cực của nó [5]. Và đây cũng sẽ là hướng đi bền vững cho các chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch. Với vị trí quan trọng

trong ngành du lịch, các chủ thể kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch có thể tác động trực tiếp đến hành động của khách du lịch, cộng đồng bản địa, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch khác, nên việc nâng cao ý thức và trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch sẽ trở thành nhân tố chính, thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Những quy định về phát triển du lịch có trách nhiệm phải đảm bảo cung cấp thông tin về hành vi ứng xử có trách nhiệm, những việc nên làm và không nên làm tại các cơ sở lưu trú du lịch. Tại các cơ sở lưu trú du lịch, khách du lịch sẽ sử dụng điện, nước, rác như thế nào, thông tin về môi trường, các ứng xử phù hợp với người dân bản địa… Xây dựng các quy tắc ứng xử có trách nhiệm cho du khách thực hiện và trực tiếp đưa cho khách hàng. Quảng bá chất lượng dịch vụ của các cơ sở lưu trú du lịch đến với khách du lịch một cách chân thật và thống nhất để từ đó khách du lịch có được lựa chọn phù hợp. Đảm bảo và kiểm tra các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn sức khỏe được thực thi. Khi những quy định về phát triển du lịch có trách nhiệm được thừa nhận, cũng chính là cách thức phát triển du lịch bền vững, một hướng đi mới, cách tiếp cận mới hướng đến phát triển bền vững, qua đó thực hiện được nguyên tắc phát triển du lịch mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đạt được mục tiêu du lịch có trách nhiệm này phải dựa vào ba mục tiêu cơ bản đó là:

- Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương trong việc nâng cao mức sống trong tương lai gần và xa.

- Thỏa mãn những nhu cầu của khách du lịch đang ngày càng tăng lên. - Bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên, môi trường đảm bảo sự tồn tại của các giá trị văn hóa truyền thống, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống, đưa các yếu tố văn hóa lồng ghép vào trong sản phẩm lưu trú du lịch hoặc tạo ra các mô hình du lịch văn hóa bản địa, làng du lịch văn hóa.

Việc quản lý du lịch có trách nhiệm cũng như đưa ý thức du lịch có trách nhiệm vào cộng đồng cũng như trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch phải được thực hiện một cách đồng bộ, xuyên suốt từ cấp vĩ mô đến vi mô, từ trung ương đến địa phương, từ tổng thể đến tour du lịch, khách sạn, các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong hoạt động du lịch.

3.2.1.4. Bổ sung thêm loại hình kinh doanh lưu trú mới

Cần bổ sung các loại hình kinh doanh lưu trú mới vào Điều 48 Luật Du lịch. Như đã phân tích ở trên, tổng cộng có 8 loại cơ sở lưu trú, bao gồm: Khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, các cơ sở lưu trú du lịch khác [32]. Theo Điều 21, Mục 3 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch thì các cơ sở lưu trú khác bao gồm: tàu hỏa du lịch, tàu thủy du lịch, ca-ra-van, lều du lịch. Các loại hình kinh doanh lưu trú mới như khách sạn bệnh viện, capsule hotel (buồng kén) đã hình thành và rất phát triển [6]. Chính vì pháp luật chưa điều chỉnh nên ở mỗi địa phương sẽ có một cách nhìn nhận về các loại hình mới này khác nhau. Điển hình như loại hình kinh doanh lưu trú “buồng kén” đang nở rộ hiện nay, mỗi cơ quan quản lý nhà nước về du lịch lại có một cách phân loại và xếp hạng khác nhau.

Do đó, để đảm bảo được sự minh bạch của pháp luật, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các chủ thể, cũng như đảm bảo được sự phát triển bền vững của du lịch, pháp luật cần phải thừa nhận loại hình kinh doanh lưu trú mới này trong Luật Du lịch. Từ đó, Chính phủ sẽ đưa ra được các tiêu chuẩn phù hợp, đảm bảo được sự phát triển của kinh doanh lưu trú du lịch. Sự phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển của kinh doanh lưu trú nói riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch từ thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 86 - 95)