Thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch từ thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 67 - 69)

thẩm quyền thẩm định lại để công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thay đổi hạng cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 50 của Luật Du lịch 2017 [32].

Việc thu hồi hạng sao với một số khách sạn không đủ điều kiện là hành động cần thiết của Tổng cục Du lịch nhằm chấn chỉnh, nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ sở lưu trú, không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện về hạ tầng, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực tương xứng với hạng sao đã được công nhận.

Mục tiêu của thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch là bảo đảm khách du lịch được sử dụng dịch vụ lưu trú du lịch có chất lượng và đúng giá trị của loại, hạng dịch vụ. Tại các cơ sở dịch vụ lưu trú du lịch phải được thẩm định xếp hạng đúng với thực trạng của cơ sở vật chất và dịch vụ được bán đúng giá.

2.2.4. Thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch lưu trú du lịch

- Thực hiện quyền của chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có quyền từ chối tiếp nhận khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch hoặc khi cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng yêu cầu của khách du lịch; Hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch [32].

Thực tế cho thấy việc thực hiện quyền của chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch gặp không ít khó khăn. Mặc dù đã phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch và đã từ chối tiếp nhận khách du lịch hoặc hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch, nhưng do cơ sở lưu trú du lịch giải quyết các trường hợp chưa thực sự bảo đảm quyền của khách du lịch, tạo ra những mâu thuẫn giữa cơ sở lưu trú du lịch và khách du lịch.

Việc thực hiện quyền này một mặt bảo đảm cho chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch thực hiện tốt nghĩa vụ của mình là tuân thủ pháp luật, mặt khác xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật do khách du lịch gây ra đối với hoạt động kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch.

Luật Du lịch năm 2017 bảo đảm cho chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch thực hiện quyền của mình khi phát hiện thấy có hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật lưu trú du lịch của cơ sở lưu trú du lịch.

- Thực hiện nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch:

Chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch phải bảo đảm chất lượng phục vụ, chất lượng trang thiết bị ổn định, duy trì tiêu chuẩn của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận [32]: Đây là một trong những nghĩa vụ quan trọng nhất của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch, bởi vì khi đi du lịch điều mà khách du lịch quan tâm nhất đó chính là chất lượng phục vụ, chất lượng trang thiết bị của cơ sở lưu trú. Với một số tiền bỏ ra khi đi du lịch không ai lại muốn mình phải gánh chịu những dịch vụ, những trang thiết bị không bảo đảm an toàn của cơ sở lưu trú và không được đáp ứng những tiêu chuẩn của cơ sở lưu trú theo như đúng loại, hạng mà cơ quan nhà nước đã công bố. Nếu như không được như ý, chắc chắn sẽ làm mất đi niềm tin của khách du lịch về chất lượng của cơ sở lưu trú, của hệ thống các cơ quan thẩm định của nhà nước, thậm chí là toàn bộ nền du lịch nước nhà.

Bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh, các điều kiện về xếp hạng lưu trú, để đảm bảo hoạt động kinh doanh phục vụ du khách an toàn, chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch còn phải thực hiện các nghĩa vụ khác:

+ Nghĩa vụ treo biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch và quảng cáo đúng với loại, hạng đã được công nhận và phải duy trì chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã được công nhận [32].

+ Niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết: Mặc dù Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quy định rõ: Cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm du lịch phải thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết. Tuy nhiên, sau gần 6 năm, vẫn có quá nhiều cơ sở kinh doanh, trong đó có các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch kèm theo kinh doanh các dịch vụ ăn uống, mua sắm vui chơi giải trí, thờ ơ với việc thực hiện thông tư này [2].

+ Các tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch quản lý, theo dõi, đánh giá định kỳ tình hình môi trường và các số liệu: tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, rác thải, nước thải, khí thải độc hại của cơ sở lưu trú du lịch; thu thập phản hồi của khách lưu trú về môi trường để cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường. Cơ sở lưu trú du lịch khuyến khích đăng ký cấp nhãn hiệu cơ sở lưu trú du lịch thân thiện với môi trường như nhãn sinh thái, nhãn du lịch bền vững. Cơ sở lứu trú du lịch bố trí nhân lực theo dõi, quản lý công tác bảo vệ môi trường du lịch tương ứng với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định và thực hiện các quy định khác có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch từ thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 67 - 69)