Thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch từ thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 54 - 56)

Số lượng các cơ sở lưu trú trên địa bàn cơ bản đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của du khách, cũng như góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của du lịch Nghệ An. Tuy nhiên, cũng do số lượng lớn, lại thường xuyên “cháy phòng” vào mùa hè, nhất là các đợt cao điểm nắng nóng như những tháng đầu mùa hè vừa qua, cho nên, việc kinh doanh dịch vụ lưu trú vẫn tồn tại không ít phức tạp, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ nói riêng và hình ảnh du lịch Nghệ An nói chung.

Trong đó, “nóng” hơn cả là công tác quản lý giá cả, niêm yết và bán hàng theo giá, chất lượng dịch vụ, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường... Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch, ở tất cả các khâu, các lĩnh vực, nhất là trong hoạt động kinh doanh lưu trú, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành phương án quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn [46].

Theo đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ sở lưu trú phải tuân thủ các quy định về điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch, như phải có biển hiệu rõ ràng, đúng quy định về mẫu biển tên, hạng cơ sở lưu trú; có đầy đủ các giấy tờ liên quan gồm đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng chống cháy nổ, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, có đề án hoặc xác nhận bảo vệ môi trường theo quy định.

Trong quá trình hoạt động, các cơ sở lưu trú phải có hóa đơn hoặc phiếu thu trước khi thanh toán; có bảng niêm yết giá phòng nghỉ của từng loại phòng, giá hàng hóa dịch vụ và giá không được cao hơn giá tối đa theo đăng ký giá; có thực đơn để bàn ghi tên, khối lượng và giá món ăn, đồ uống; có bảng niêm yết nội dung tuyên truyền nâng cao chất lượng du lịch.

Đồng thời, Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh lưu trú phải sử dụng hợp đồng hoặc bản thỏa thuận thuê khách sạn, nhà nghỉ, nhằm tạo thuận lợi cho việc xử lý nếu phát sinh tình huống tranh chấp; bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, điện, nước, điều hòa nhiệt độ, an ninh trật tự, an toàn cho du khách... Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh lưu trú ép buộc khách ăn, nghỉ, chuyển khách, bán khách, lấy lại phòng trước thời gian thỏa thuận; tự ý cắt nước, điều hòa của khách, bán hàng cao hơn giá quy định; tự ý cơi nới, lấn chiếm trái phép, xả nước thải, rác thải tùy tiện; có hành vi, lời nói thiếu văn hóa [48].

Cùng với việc ban hành các quy định nêu trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc hoạt động và điều kiện kinh doanh của các cơ sở lưu trú, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở vi phạm quy định bằng các hình thức như xử phạt hành chính, tạm dừng kinh doanh, ngừng cung cấp điện, nước, thu hồi giấy phép kinh doanh, thông báo vi phạm trên hệ thống thông tin đại chúng. Đồng thời, duy trì hoạt động đường dây nóng 24/24h để tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh của du khách về chất lượng và giá cả dịch vụ tại các cơ sở lưu trú [48].

Việc thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch còn tồn tại một số hạn chế: xác định chính sách ưu tiên đối với cơ sở lưu trú du lịch được kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện chỉ phải tuân thủ điều kiện mà không cần có một loại giấy phép hay văn bản nào từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Nhưng chưa xác

định định được cụ thể cơ quan có thẩm quyền dẫn đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh còn lúng túng trong việc thực thi. Hồ sơ, trình tự thủ tục chưa thể hiện tinh thần cải cách mạnh về thủ tục hành chính. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch đưa vào hoạt động mà không thực hiện thủ tục thẩm định, xếp hạng theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch từ thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 54 - 56)