Thực hiện pháp luật về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch từ thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 58 - 67)

- Thực hiện pháp luật về thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch

Luật du lịch số 09/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Điều đó không có nghĩa là khách sạn, nhà

nghỉ, resort được phép tự gắn sao để quảng bá chất lượng. Điều này được nghiêm cấm tại khoản 8 Điều 9 Luật du lịch 2017 “các hoạt động quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận” [32].

Về phân hạng cơ sở lưu trú du lịch: khách sạn và làng du lịch được xếp theo 5 hạng từ 1 sao đến 5 sao; biệt thự và căn hộ du lịch được xếp theo hai hạng là đạt tiêu chuẩn kinh doanh và đạt tiêu chuẩn cao cấp; bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác được xếp hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú.

Cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận hạng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày Nghị định này có hiệu lực được công nhận là đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch cho đến hết thời hạn theo quyết định công nhận hạng. Trong thời gian Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa công bố danh mục tài nguyên du lịch, các khu du lịch được xem xét, công nhận là khu du lịch cấp tỉnh, khu du lịch quốc gia căn cứ tính chất của tài nguyên du lịch hiện có và đáp ứng các điều kiện còn lại. Phương tiện vận tải đã được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được áp dụng cho đến hết thời hạn của biển hiệu.

Đến nay số cơ sở được xếp hạng còn còn ở mức khá, đã có 3 khách sạn 05 sao, 06 khách sạn 4 sao, 18 khách sạn 3 sao, 13 khách sạn 2 sao và 12 khách sạn 1 sao, 3 nhà nghỉ du lịch, đạt hơn 18% số cơ sở được xếp hạng [46]. Lý giải khó khăn này, một cán bộ phòng quản lý du lịch, Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch cho rằng, do nhiều cơ sở có quy mô nhỏ tự biết không đạt tiêu chuẩn xếp hạng nên cố tình “lẩn tránh” không làm hồ sơ đăng ký thẩm định. Thực tế vừa qua, đoàn thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra 57 cơ sở lưu trú thì phát hiện có tới 10 cơ sở vi phạm do không đăng ký thẩm định xếp hạng sau 3 tháng đi vào hoạt động.

Thực tế đang tồn tại một số bất cập như: Xác định chính sách ưu tiên đối với cơ sở lưu trú du lịch được kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện chỉ phải tuân thủ điều kiện mà không cần có một loại giấy phép hay văn bản nào từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng chưa xác định định được cụ thể cơ quan có thẩm quyền dẫn đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh còn lúng túng trong việc thực thi. Hồ sơ, trình tự thủ tục chưa thể hiện tinh thần cải cách mạnh về thủ tục hành chính [54].

Nhằm tạo nên một hệ thống pháp luật về lưu trú du lịch đầy đủ, trình tự, thủ tục và hồ sơ đơn giản, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân kinh doanh ổn định bền vững. Đồng thời loại bỏ những cơ sở kinh doanh không lành mạnh, không bỏ lọt đối tượng không được điều chỉnh (nhà nghỉ) nhằm làm trong sạch môi trường kinh doanh du lịch, tại dự thảo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất bổ sung quy định về các loại cơ sở lưu trú du lịch, trình tự, thủ tục thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.

Nhằm giảm tình trạng làm ăn gian dối, gắn sao một đằng nhưng chất lượng dịch vụ một nẻo, gây thiệt hại cho khách hàng, làm mất uy tín của ngành du lịch. Luật Du lịch 2017 quy định rõ: tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch “chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch” tại điểm đ khoản 2 Điều 53 [32].

Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch phải treo biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch và quảng cáo đúng với hạng đã được công nhận, đồng thời duy trì chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch với hạng đó.

Theo Luật Du lịch năm 2017, cơ sở lưu trú du lịch quy định trên được xếp hạng theo tiêu chuẩn chất lượng, bao gồm: Khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch và tàu thủy lưu trú du lịch được xếp theo năm hạng: hạng 1 sao, hạng 2 sao, hạng 3 sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao; bãi cắm trại

cơ sở lưu trú khác được xếp theo hai hạng: cao cấp và đạt tiêu chuẩn [32]. Cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng thống nhất trong phạm vi cả nước theo Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố [4].

Thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được nêu rõ như sau: Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 1 đến 3 sao. Tổng cục Du lịch tiếp nhận hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 4 đến 5 sao [2].

Giám đốc Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập tổ thẩm định gồm công chức quản lý lưu trú du lịch; Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch thành lập Tổ thẩm định gồm công chức quản lý lưu trú du lịch của cơ quan nhà nước về du lịch trung ương và cấp tỉnh để xem xét hồ sơ, thẩm định theo thẩm quyền.

Tổ thẩm định báo cáo Thủ trưởng cơ quan nhà nước về du lịch cùng cấp kết quả thẩm định, nội dung gồm: tờ trình kết quả thẩm định và đề xuất xếp hạng; biên bản thẩm định cơ sở lưu trú du lịch; biên bản làm việc của Tổ thẩm định và hồ sơ đăng ký hạng do cơ sở lưu trú du lịch. Thủ trưởng cơ quan nhà nước về du lịch quyết định công nhận hạng cho cơ sở lưu trú du lịch theo thẩm quyền.

Từ năm 2017 trở về trước, việc thẩm định, xếp hạng các cơ sở lưu trú được xem là một “cây gậy” pháp lý quan trọng, nhằm giúp các cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền địa phương thực hiện việc quản lý, kiểm tra, đánh giá chất lượng và nắm bắt các điều kiện kinh doanh tại các cơ sở lưu trú. Theo đó, trong giai đoạn 2015 - 2018, ngành Văn hóa, Thế thao và Du lịch đã phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương thực hiện thẩm định và tái thẩm định đối với 480 cơ sở lưu trú, trong đó có 110 khách sạn được công nhận hạng từ 1 đến 5 sao và 370 nhà nghỉ được công nhận đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch [46]. Tuy nhiên, theo quy định mới của Luật Du lịch năm 2017 thì việc xếp hạng các cơ sở lưu trú là do các tổ chức, cá nhân kinh

doanh dịch vụ lưu trú du lịch tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền [32]. Sự “tự nguyện” này đang phần nào ảnh hưởng đến việc nắm bắt và đánh giá chất lượng các cơ sở lưu trú của ngành chức năng và các địa phương. Đồng thời, nếu nhận thức của các chủ cơ sở kinh doanh chưa cao, chưa đồng bộ và chưa thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký xếp hạng như một sự chịu trách nhiệm và nhận thức về chất lượng cho cơ sở lưu trú, thì khi ấy họ sẽ chưa thể có được một sự bảo đảm cũng như tin tưởng của khách hàng.

Về cơ sở lưu trú du lịch, theo Luật Du lịch năm 2017, việc đăng ký xếp hạng các cơ sở lưu trú du lịch là tự nguyện [32]. Trước tiên, các cơ sở lưu trú du lịch phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 49 [32]. Ngoài ra, theo nhu cầu thị trường cơ sở lưu trú có thể đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để xếp hạng. Cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng theo chất lượng dịch vụ, khách du lịch khi lựa chọn cơ sở lưu trú đã được xếp hạng thì sẽ yên tâm hơn về chất lượng dịch vụ.

Tại điều 50, Luật quy định về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch: Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch [32]. Hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm 01 sao, 02 sao, 03 sao, 04 sao và 05 sao. Luật cũng quy định về thẩm quyền thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau: Tổng cục Du lịch thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao và hạng 05 sao; Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao [32]. Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có thời hạn 05 năm (trước đây là 3 năm) [31]. Đây cũng là những cái khác biệt cơ bản giữa Luật Du lịch năm 2005 và Luật Du lịch năm 2017.

Hiện nay, Sở Du lịch Nghệ An đã ban hành các văn bản nhằm hướng dẫn cho các đơn vị kinh doanh lưu trú trên địa bàn tỉnh biết và thực hiện theo Luật Du lịch năm 2017 [14]. Ngoài ra, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, trong thời gian tới, Sở Du lịch Nghệ An sẽ tiếp tục siết chặt công tác quản lý các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn, tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt đơn vị vi phạm các quy định của pháp luật trong kinh doanh du lịch [49].

Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phát động chiến dịch chấn chỉnh và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch một cách toàn diện, trong đó bao gồm cả dịch vụ lưu trú, với thông điệp “Sạch sẽ, Thân thiện, Đồng bộ, Chuyên nghiệp” [40]; Thực hiện thông điệp của cơ quan quản lí ngành, hầu hết các khách sạn ở Nghệ An đều rất coi trọng tiêu chí xanh, thân thiện môi trường, đây cũng là mối quan tâm của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế [54].

Bảng 2.1 : Cơ sở lƣu trú đƣợc thẩm định, xếp hạng đạt tiêu chuẩn 1 - 5 sao và nhà nghỉ du lịch năm 2018

Đơn vị : cơ sở

Loại/ hạng cơ

sở lưu trú 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao

Nhà nghỉ du lịch Số cơ sở lưu trú được xếp hạng 12 13 18 06 03 03

Nguồn : Báo cáo tống kết hoạt động du lịch của Tỉnh ủy Nghệ An năm 2018 [46] Theo Bảng 2.1 trên đây cho thấy hiện toàn tỉnh có gần 900 cơ sở lưu trú với 19.980 phòng, nhưng chỉ có 03 khách sạn 5 sao, 06 khách sạn 4 sao, 18 khách sạn 3 sao và gần 30 khách sạn 1 - 2 sao, 03 nhà nghỉ du lịch và những cơ sở còn lại đều quy mô nhỏ, điều kiện cơ sở vật chất và phục vụ hạn chế.

Thời gian qua, nhiều nơi chưa nghiêm túc thực hiện thủ tục xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Tại một số địa phương, có cơ sở lưu trú du lịch chuyển đổi bảng hiệu là nhà trọ để không phải làm thủ tục đăng ký loại, hạng theo quy

định, mặc dù các cơ sở lưu trú này đủ điều kiện đăng ký là nhà nghỉ du lịch. Nhiều khách sạn chưa thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ trong kinh doanh lưu trú du lịch như: không gắn biển tên, loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận; tự ý nâng hạng sao, quảng cáo không đúng loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận… Đặc biệt, ở vùng du lịch mang tính mùa vụ, việc không niêm yết giá phòng đã dẫn tới tăng giá tùy tiện, không tương xứng với chất lượng, gây bất bình trong du khách.

Việc cấp sao cho khách sạn đang được áp dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam 4391:2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ [4], trong đó quy định 5 tiêu chí mà cơ sở lưu trú phải đạt được để được công nhận khách sạn từ 1 đến 5 sao, bao gồm: vị trí, kiến trúc; trang thiết bị, tiện nghi phục vụ; dịch vụ và mức độ phục vụ; nhân viên phục vụ và vệ sinh. Trong đó, vị trí, kiến trúc của khách sạn phải đáp ứng yêu cầu chung là thuận lợi, dễ tiếp cận, môi trường cảnh quan đảm bảo vệ sinh, an toàn; Thiết kế kiến trúc phù hợp với yêu cầu kinh doanh, các khu vực dịch vụ được bố trí hợp lý, thuận tiện; Nội, ngoại thất được thiết kế, bài trí, trang trí hợp lý; trang thiết bị, tiện nghi các khu vực dịch vụ đảm bảo đầy đủ, hoạt động tốt, chất lượng phù hợp với từng hạng; Hệ thống điện chiếu sáng đảm bảo yêu cầu từng khu vực, cung cấp điện 24/24 giờ, có hệ thống điện dự phòng; Hệ thống nước cung cấp đủ nước sạch và nước cho chữa cháy, có hệ thống dự trữ nước, hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường…[4]. Người quản lý và nhân viên phục vụ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học phù hợp với vị trí công việc và loại khách sạn; Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc, được kiểm tra định kỳ theo quy định; Mặc trang phục đúng quy định của khách sạn, có phù hiệu trên áo.

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch [3].

Bảng 2.2. Mức thu phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lƣu trú du lịch

STT Tên phí Mức thu

(đồng/hồ sơ)

1

Thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch (bao gồm thẩm định, công nhận mới và thẩm định, công nhận lại)

a Hạng 1 sao, 2 sao 1.500.000

b Hạng 3 sao 2.000.000

c Hạng 4 sao, 5 sao 3.500.000

2

Thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch (bao gồm thẩm định, công nhận mới và thẩm định, công nhận lại)

1.000.000

Nguồn: Thông tư số 34/2018/TT-BTC, ngày 30/03/2018 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, phân hạng cơ sở lưu trú du lịch và phí thẩm định, phân hạng cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch [3].

Bảng 2.2 trên đây cho thấy việc thu phí thẩm định công nhận cơ sở lưu trú du lịch đã có một số thay đổi so với trước đây. Bên cạnh đó đã giảm mức phí thẩm định, phân hạng đối với cơ sở lưu trú du lịch hạng 3 sao. Qua đó, việc thay đổi này có ý nghĩa trong việc thúc đẩy các cơ sở lưu trú du lịch thực hiện việc đăng ký công nhận xếp hạng, bởi hầu hết hiện nay các cơ sở lưu trú du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch từ thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)