Giải pháp riêng bảo đảm thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch từ thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 95 - 109)

tỉnh Nghệ An

Nghệ An là nơi có nhiều điểm du lịch hấp dẫn về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa, con người thân thiện, mến khách, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được chú trọng đầu tư, nâng cấp. Tuy nhiên, thời gian du khách lưu trú tại Nghệ An còn thấp. Vì vậy, Nghệ An cần triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng sự hài lòng của du khách.

3.2.2.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến

nghị các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Theo Nghị định 173/2016/NĐ-CP quy định tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành văn hóa, thể thao và du lịch, nội dung thanh tra ngành du lịch được quy định riêng, cụ thể là thanh tra những vấn đề sau: Việc chấp hành pháp luật về kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế, kinh doanh đại lý lữ hành; việc chấp hành pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch; việc chấp hành pháp luật về hướng dẫn du lịch; việc chấp hành pháp luật khác liên quan đến hoạt động du lịch [11].

Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động du lịch trên địa bàn Nghệ An là một nhiệm vụ trọng trách đối với sự nghiệp phát triển du lịch của Nghệ An. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động du lịch trên địa bàn sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành đạt hiệu quả, tạo môi trường hoạt động du lịch an toàn, văn minh, lành mạnh.

Trong thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch cần trú trọng:

Thứ nhất, phải xác định trọng điểm cần thanh tra, kiểm tra đối với các

hoạt động du lịch, dịch vụ. Hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích vừa thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh trung thực, minh bạch, vừa giúp Nhà nước phát hiện những sai sót của doanh nghiệp để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Vì vậy, để công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch nói chung có hiệu lực, hiệu quả cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đội ngũ thanh tra du lịch phải thường xuyên thanh tra kiểm tra các tuyến, điểm du lịch trọng điểm; kiểm tra việc thực hiện các quy định của ngành chức năng đối với phương tiện vận chuyển du lịch; kiểm tra việc bảo đảm công tác an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, cấp cứu

thủy nạn và vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch, các khu vực công cộng, nhằm bảo đảm an toàn cho du khách khi đến nghỉ dưỡng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ của các cơ sở lưu trú, thẩm định các cơ sở lưu trú, hoạt động của các đơn vị lữ hành.

Thứ hai, đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Hoạt động thanh tra

du lịch được thực hiện dưới nhiều hình thức, thường xuyên, đột xuất, chuyên ngành hoặc liên ngành để kịp thời phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải được nghiên cứu và thiết lập lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lắp, chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Thứ ba, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương,

cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các tổ chức kinh doanh du lịch và khách du lịch. Sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng sẽ giảm thiểu nguy cơ xâm hại đến khách hàng, xây dựng thương hiệu du lịch, bảo vệ quyền lợi du khách, góp phần đảm bảo an ninh du lịch. Đơn cử, trước hành vi “chặt chém” đang lộng hành hiện nay, đã đến lúc phải quyết liệt loại trừ các hành vi “chặt chém” đối với khách du lịch trong nước và khách quốc tế tại các địa điểm du lịch. Đó là cách làm ăn cơ hội, không nghĩ đến những lợi ích lâu dài, không có tinh thần xây dựng và bảo vệ uy tín, lừa những du khách nhẹ dạ, thậm chí còn hăm dọa họ để thu lợi trước mắt, thể hiện sự thiếu tôn trọng, coi thường du khách. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch của nước nhà, khiến nhiều du khách “một đi không trở lại”.

3.2.2.2. Đầu tư các nguồn lực cho hoạt động thực hiện pháp luật lưu trú du lịch

Lĩnh vực lưu trú du lịch có những yêu cầu khắt khe về nguồn nhân lực phục vụ du lịch, về sự chuẩn bị của cộng đồng dân cư, về cơ sở vật chất kỹ

thuật. Các yêu cầu về những vấn đề này đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thành các điều kiện hành nghề, tiêu chí ứng xử, tiêu chuẩn vật chất kỹ thuât. Để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về các điều kiện, tiêu chí, tiêu chuẩn, Nghệ An phải tiến hành các hoạt động sau:

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài trên cơ sở đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh; khuyến khích liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp với phương thức đào tạo theo địa chỉ, đơn đặt hàng. Trong đó, tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành khách sạn, lữ hành; đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ cho hướng dẫn viên, thuyết minh viên, kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ buồng, bàn, lễ tân…

Đội ngũ quản lý trong các doanh nghiệp du lịch, nhân viên phục vụ có năng lực tốt sẽ có nhiều sản phẩm du lịch có chất lượng cao, là cơ sở cơ bản để nâng cao sự hài lòng và trung thành của du khách, từ đó thu hút thêm du khách; đồng thời, kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Đây chính là yếu tố cốt lõi của việc xây dựng và phát triển thương hiệu hình ảnh điểm đến du lịch Nghệ An.

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; có chính sách thu hút đầu tư, hợp tác liên kết nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo du lịch đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch chuyên nghiệp và đẳng cấp; xây dựng mô hình liên kết giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp du lịch; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn; tăng cường tổ chức tập huấn về du lịch cộng đồng cho cộng đồng dân cư tại các bản làng, các điểm du lịch.

- Đầu tư đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cộng đồng địa phương tại các điểm du lịch trọng điểm, xem đây là nền tảng cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch cho chính các doanh nghiệp du lịch, cũng như các hộ kinh doanh du lịch, từ đó góp phần phát triển du lịch điểm

đến, góp phần lớn phát triển kinh tế du lịch của tỉnh, cũng như địa phương nơi có điểm thu hút du lịch. Nhận thức của cộng đồng tại điểm đến du lịch được nâng cao, thái độ ứng xử, thân thiện với du khách, sẽ góp phần tạo được hình ảnh đẹp trong tâm trí của du khách.

- Xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực để đầu tư vào các công trình du lịch trọng điểm đã được xác định, trước hết là về hạ tầng du lịch cho Thị xã Cửa Lò trở thành đô thị du lịch; chính sách khuyến khích phát triển các loại hình du lịch đặc thù: du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề… Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các ngành thông qua vai trò hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, đồng thời tiếp tục thực hiện cải cách hành chính về lĩnh vực đầu tư.

3.2.2.3. Đẩy mạnh chính sách thu hút các nhà đầu tư chiến lược phát triển du lịch

Nguồn đầu tư tài chính dồi dào góp phần quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện pháp luật về du lịch. Từ việc tuyên truyền pháp luật du lịch đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho du lịch, các điểm du lịch, khu du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng... đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí mà pháp luật quy định đều không thể thực hiện tốt nếu thiếu nguồn vốn.

Tỉnh Nghệ An cần đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư phát triển các khu dịch vụ, du lịch phức hợp, khu vui chơi giải trí tổng hợp, khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, khách sạn cao cấp, trung tâm mua sắm... Tiếp đến là đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức thực hiện pháp luật và đổi mới tư duy về phát triển du lịch; bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững; xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du

lịch; tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch; chăm lo xây dựng nguồn nhân lực du lịch và tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.

Mặt khác, để phát triển và tạo sức hấp dẫn của các điểm du lịch ở Nghệ An trong điều kiện nguồn lực có hạn, cần tập trung đầu tư vào các trung tâm du lịch trọng điểm như: Cửa Lò, TP. Vinh, khu di tích Kim Liên (Nam Đàn); du lịch tiềm năng như Vườn quốc gia Pù Mát (Con Cuông), Đảo Lan Châu (Cửa Lò)... cần tập trung đủ nguồn lực đầu tư có trọng điểm, hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng tốt. Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư (ngân sách nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh liên kết, cổ phần, tư nhân...), trong đó ưu tiên thu hút và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án lớn cần nhiều vốn, coi trọng thu hút nguồn đầu tư trong nước, trong dân, phát huy tối đa nguồn nội lực để đầu tư phát triển. Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở các điểm du lịch trọng điểm [49].

3.2.2.4. Ban hành quy chế quản lý hoạt động lưu trú du lịch

Ban hành quy chế trong quản lý hoạt động lưu trú du lịch là rất cần thiết. Việc ban hành quy chế quản lý hoạt động lưu trú du lịch sẽ góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển du lịch; hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tránh được sự chồng chéo trong quá trình phối hợp thanh kiểm tra, giữa các cấp, các ngành liên quan đối với hoạt động kinh doanh du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban hành quy chế phối hợp giữa Sở Du lịch với các Sở, Ban, Ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Nghê An. Quy chế này quy định công tác phối hợp quản lý và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quản lý hoạt động lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nội dung phối hợp đó là: Tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở lưu trú du lịch các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kinh tế - xã hội, du lịch, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, nghĩa vụ nộp thuế, kê khai giá, chế độ khai báo thống kê báo cáo hoạt động kinh doanh, lao động và an toàn, vệ sinh lao động, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch... (văn bản hết hiệu lực, văn bản đang áp dụng, văn bản mới, quy định xử phạt). Thông tin rộng rãi các kế hoạch, chương trình tập huấn, đào tạo bằng hình thức phù hợp (website, văn bản, hòm thư điện tử...) nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức trong hoạt động lưu trú du lịch. Phối hợp về quản lý thuế, giá cả, chất lượng, an ninh trật tự xã hội, phòng cháy chữa cháy, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, phối hợp trong cung cấp, trao đổi thông tin…

3.2.2.5. Phát triển cách mạng công nghệ 4.0 trong hoạt động quản lý lưu trú du lịch

Trước trào lưu mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Nghệ An nhận thức rằng, cuộc cách mạng này không chỉ là Internet mà là trí tuệ nhân tạo, là thế giới phẳng, tốc độ kết nối dữ liệu thông tin. Công nghệ tiên tiến sẽ làm thay đổi phương thức cung cấp dịch vụ du lịch, thay đổi vai trò của người hướng dẫn viên, thuyết minh viên và còn ảnh hưởng đến ngành du lịch thông qua 4 loại hình dịch vụ cơ bản: dịch vụ cung cấp chỗ nghỉ, nhà hàng ăn uống, các tour tham quan và phương tiện di chuyển, tiếp thị bằng kỹ thuật số "digital maketing". Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chính là cú hích quan trọng, là cơ hội vàng để mở rộng thị trường du lịch. Để không bị tụt hậu, đứng ngoài cuộc, đòi hỏi ngành du lịch phải đề ra những chiến lược tầm trung và dài hạn, làm chủ ứng dụng kỹ thuật số, lấy công nghệ làm đòn bẩy để phát triển nhanh, bền vững.

Đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch, ngành đã triển khai sử dụng phần mềm iOffice và chữ ký số nhằm tạo môi trường làm việc điện tử, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí văn phòng phẩm. Ngoài ra, Sở cũng triển khai ứng dụng giao dịch "một cửa điện tử" với nhiều quy trình tiếp nhận thông tin, tiếp nhận hồ sơ, trả lời qua mạng. Hiện nay, ngành đang phối hợp nhà thầu triển khai xây dựng phần mềm tin học ứng dụng quảng bá hệ thống di tích, danh lam thắng cảnh của Nghệ An tích hợp trên điện thoại thông minh; hướng đến việc xây dựng website du lịch mới song ngữ Việt - Anh dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận và liên kết các cơ sở dữ liệu về du lịch Nghệ An với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh trong nước và quốc tế. Cùng với đó, du lịch Nghệ An đã và đang tích cực đẩy mạnh quảng bá thương hiệu du lịch Nghệ An qua các kênh như: Website, Fanpage, Youtube...[57].

Đối với các doanh nghiệp du lịch, công nghệ cũng giúp giảm tối đa chi phí quảng cáo, tiếp thị; hỗ trợ bán hàng qua mạng và thanh toán trực tuyến tiện ích; tiết giảm nhân công, chi phí; liên kết tour, tuyến, tăng lượng khách và hiệu suất kinh doanh… Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp du lịch ở Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lưu trú du lịch từ thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 95 - 109)