6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Môi trƣờng phân phối
a.Môi trường kinh doanh của công ty
Môi trƣờng văn hóa – xã hội: ( nguồn www.daklak.gov.vn )
-Dân số: Theo số liệu điều tra đầu năm 2015 dân số Daklak hiện nay là 1.989.499 ngƣời. Trong đó dân số đô thị chiếm 18,48%, còn lại chủ yếu là dân số nông thôn chiếm 81,52%. Cộng đồng dân cƣ Daklak gồm 44 dân tộc. Trong đó ngƣời Kinh chiếm 70%, các dân tộc thiểu số nhƣ Ê Đê, M’nông, Thái, Tày, Nùng… chiếm gần 30% dân số tỉnh.
-Tốc độ tăng dân số và mật độ dân cƣ không đồng đều
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 132 ngƣời/km2, nhƣng phân bố không đồng đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, ven các trục tọa độ 14, 26, 27 chạy qua nhƣ Krông Buk, Krông Pak, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn nhƣ: Ea Sup, Buôn Đôn, Lắc, Krông Bông, M’Drak, Ea Hleo… Các dân tộc thiểu số tập trung ở 125/170 xã trên địa bàn tỉnh, nhƣng phần lớn tập trung ở xã vùng cao, vùng xa. Ngoài các dân tộc thiểu số còn có số đông khác di cƣ từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đaklak sinh cơ lập nghiệp.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình hằng năm giảm từ 24,4% năm 2000 xuống còn 14,2% vào năm 2008. Trong những năm gần đây dân số
Đaklak biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trƣờng sinh thái.
-Văn hóa đa dạng và phong phú của nhiều dân tộc: Đaklak là nơi có nhiều dân tộc sinh sống nhƣ: Ê đê, Tày, Nùng, Gia rai…. Mỗi dân tộc đều có nét đẹp văn hóa riêng mang đến cho mảnh đất này những giá trị văn hóa truyền thống hết sức đa dạng và phong phú
-Thói quen sử dụng thuốc của người dùng thuốc
Nắm đƣợc thói quen sử dụng thuốc không cần kê toa của bác sĩ với các bệnh thông thƣờng, các công ty dƣợc đã dùng đội ngũ trình dƣợc viên tác động đến hiệu thuốc dƣới hình thức hoa hồng nhằm tác động đến quyết định mua thuốc của ngƣời bệnh. Đây là cơ hội để các Công ty dƣợc phát triển mạnh kênh phân phối trực tiếp thông qua việc sử dụng đội ngũ bán hàng
Môi trƣờng chính trị - pháp luật
Là vị trí trung tâm về văn hóa, kinh tế, chính trị của năm tỉnh Tây Nguyên và là cửa ngõ của ba nƣớc Đông Dƣơng nên địa bàn Đaklak luôn bị các thế lực thù địch nhòm ngó và tìm cách chống phá. Nhiều dân tộc nhẹ dạ, cả tin nên dễ bị mua chuộc, tình hình chính trị trên địa bàn không ổn định. Tuy nhiên với vị trí trung tâm cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc , do đó tình hình chính trị ở Đaklak những năm gần đây rất ổn định.
Việt Nam đƣợc đánh giá là một nƣớc chính trị, xã hội, an ninh ổn định. Và ngành dƣợc là ngành chụi sự quản lý khắc khe bởi các chính sách quản lý của Nhà nƣớc bao gồm:
-Quản lý giá bán:Các doanh nghiệp phải đăng ký giá bán thuốc với Cục Quản lý Dƣợc dựa trên chi phí sản xuất cho từng năm.Nếu có biến động mạnh về giá nguyên liệu đầu vào thì các Công ty có thể trình Sở Y Tế địa phƣơng để xin điều chỉnh giá thuốc.
-Quản lý kinh doanh
Theo WHO, ngành dƣợc phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn về dƣợc phẩm:Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP); Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc (GLP); Thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP); Thực hành tốt phân phối thuốc (GDP); Thực hành tốt nhà thuốc (GPP)
Theo Bộ Y Tế:
Tất cả các cơ sở bán buôn thuốc đã đƣợc cấp giấy phép KD phải đạt nguyên tắc GDP mới đƣợc phép KD (ngày 01/01/2008).
Từ ngày 01/07/2008, doanh nghiệp sản xuất không đạt tiêu chuẩn GMP – WHO; và doanh nghiệp xuất nhập khẩu và KD dƣợc không đạt tiêu chuẩn GSP sẽ phải ngừng sản xuất và ngừng xuất khẩu trực tiếp.
Năm 2012, tất cả các quầy thuốc phải áp dụng nguyên tác GPP.
Các quy định này đã dẫn đến một sự thanh lọc trong ngành dƣợc. Cuối năm 2012 có 52% các doanh nghiệp dƣợc (bao gồm cả tân và đông dƣợc) đạt tiêu chuẩn GMP-WHO; và số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GLP và GSP lần lƣợt là 51% và 63%.
-Các đạo luật liên quan: Luôn tuân thủ theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tƣ, Luật cạnh tranh, Luật thƣơng mại và Luât sở hữu trí tuệ. Và chụi sự quản lý trực tiếp Cục Quản Lýnhằm thực hiện việc điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực dƣợc và mỹ phẩm trên phạm vi cả nƣớc.
Các quy định chặt chẽ và khắc khe trên giúp công ty dƣợc định chế hành vi KD của mình trên thị trƣờng, đồng thời giúp công tác quản lý và phân phối thuốc diễn ra thuận lợi và ngƣời dân có niềm tin hơn vào giá và chất lƣợng của các loại dƣợc phẩm
Môi trƣờng công nghệ
Trình độ công nghệ sản xuất thuốc còn thấp và chƣa đƣợc đầu tƣ đúng đắn, đang diễn ra tình trạng đầu tƣ dây chuyền trùng lắp (theo viện Hàn lâm
khoa học CN thế giới 3).
Nguồn cung trong nƣớc chỉ đáp ứng đƣợc 40% nhu cầu thị trƣờng. Vì hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thuốc chỉ tập trung vào công nghiệp bào chế đơn giản, hàm lƣợng kỹ thuật thấp, trùng lắp trong các dòng sản phẩm.
Năm 2012, cả nƣớc có 174 cơ sở sản xuất tân dƣợc nhƣng mới chỉ có 59 cơ sở đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc) với tổng doanh thu 5.369 tỷ đồng, 115 cơ sở chƣa đạt GMP có doanh thu 874 tỷ đồng. Vì vậy, các doanh nghiệp dƣợc cần nâng cấp các dây chuyền hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể tồn tại trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D tại Việt Nam vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng docác doanh nghiệp ở Việt Nam bị hạn chế về trình độ nhân lực, công nghệ… nên chỉ nhập công nghệ để sản xuất thuốc thông thƣờng. Và chi phí dành cho R&D chỉ khoảng dƣới 3% doanh thu - một tỷ lệ thấp so với các nƣớc Châu Á (khoảng 5%) và thế giới (12 -16%). Để tồn tại, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển nghiên cứu khoa học và CN bào chế, CN sinh học sản xuất thuốc mới, thuốc thành phẩm. Đồng thời có chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu chuyển giao CN.Để từ đó giúp các Công ty dƣợc xác định đƣợc những yếu tố có thể ảnh hƣởng đến các thành viên kênh tham gia trong kênh.
b. Môi trường ngành
Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
- Dược là một trong những ngành có môi trường cạnh tranh nội bộ cao.
Hiện nay, cả nƣớc có 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc, trong số đó có 98 doanh nghiệp sản xuất tân dƣợc, 80 doanh nghiệp sản xuất đông dƣợc. Ngoài ra, có 5 doanh nghiệp sản xuất vắcxin, sinh phẩm y tế. Và số doanh nghiệp ngoài đăng ký KD tại Việt Nam tăng từ hơn 300 năm 2010 lên 630
doanh nghiệp năm 2015.
Những doanh nghiệp lớn dẫn dầu nhƣ dƣợc Hậu Giang (DHG) chiếm 6,15% thị phần, Domesco chiếm 4,67%, Imexpharm chiếm 3,72% thị phần rất nhỏ còn lại là các doanh nghiệp nhỏ khác. Điều này, cho thấy trong ngành dƣợc chƣa có những đại gia thực sự lớn chi phối, chiếm thị phần lớn. Miếng bánh của ngành vẫn đƣợc chia phần cho nhiều doanh nghiệp.
Biểu đồ 2.1. Thị phần các công ty trong ngành Dược Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo ngành Dược năm 2015)
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty dƣợc nƣớc ngoài đƣợc thành lập chi nhánh và thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu theo lộ trình cam kết mở cửa của WTO.
Phân khúc thuốc Đông dƣợc: chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị ngành dƣợc khoảng 0.5% -1.5% giá trị sản xuất toàn ngành. Hiện có khoảng 80 doanh nghiệp sản xuất đông dƣợc trong đó có 5 doanh nghiệp đạt chuẩn GMP-WHO và hơn 400 cơ sơ sản xuất nhỏ không có đăng ký. Cạnh tranh cao
do có nhiều tƣơng đồng về mục sản phẩm và giá cả giữa các đơn vị.
Phân khúc sản xuất Tây dƣợc: gồm 100 doanh nghiệp sản xuất. Thuốc Tây dƣợc nội địa chủ yếu là thuốc kháng sinh và vitamin, thực phẩm chức năng… chiếm 22% và 21% thị phần sản xuất thuốc trong nƣớc. Cạnh tranh trong 2 thị phần này phần lớn là cạnh tranh gián tiếp (do doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sản xuât thuốc đã hết hạn bằng sáng chế) tuy nhiên thuốc nhập khẩu còn có ƣu thế hơn do tâm lý chuộng thuốc ngoại của ngƣời tiêu dùng.
-Cạnh tranh với các công ty nước ngoài:
Hiện nay, có 500 doanh nghiệp nƣớc ngoài cung cấp thuốc cho thị trƣờng Việt Nam. Số lƣợng các công ty và số thuốc nƣớc ngoài đăng ký tăng vọt lên 8500 thuốc sau khi Việt Nam gia nhập WHO và thuế nhập khẩu giảm từ 15-20% xuống còn 5.2%. Các công ty lớn nhất Việt Nam bao gồm Sanofi Aventis Group (8.8% tổng thuốc tiêu thụ) và GlaxoSmithKline (7.8%), DHG (5%). DHG là doanh nghiệp nội địa dẫn đầu sản xuất với 12% thị phần trong nƣớc. DHG và IMP là hai doanh nghiệp có doanh thu sản xuất lớn nhất (1600 tỷ VND và 625 tỷ VND) và tỷ trọng doanh thu sản xuất cao nhất (94% và 95%).
Nhƣ vậy,cạnh tranh nội bộ ngành dƣợc, không chỉ có sự cạnh tranh giữa các công ty nội địa về cùng một loại sản phẩm mà còn có sự cạnh tranh giữa Đông dƣợc và Tây dƣợc và khó khăn hơn cả là sự cạnh tranh với sự ngày càng lớn mạnh của các công ty dƣợc có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Chính điều đó đã làm cho môi trƣờng cạnh tranh trong ngành dƣợc ngày càng gay gắt
- Mối đe dọa từ các đối thủ tiềm năng
Theo M – Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chƣa có mặt trong ngành nhƣng có thể ảnh hƣởng tói ngành trong tƣơng lai.
Hiện nay rào cản gia nhập còn cao, do các tiêu chuẩn của Chính phủ và các tổ chức y tế thế giới, một doanh nghiệp mới muốn tham gia sản xuất hay
phân phối thuốc
-Rào cản gia nhập:Việc gia nhập ngành của các công ty dƣợc phẩm mới tƣơng đối khó khăn. Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) cho việc thiết kế chế tạo ra một loại thuốc mới của các công ty sản xuất dƣợc phẩm là rất đáng kể. Chính vì dƣợc phẩm là loại hàng hóa ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con ngƣời, nên phải sau một quá trình đánh giá rất dàicác hãng mới có thể nhận đƣợc đặc quyền sáng chế sản phẩm mới. Từ đặc quyền sáng chế này, các công ty mới có thể sản xuất và cung cấp các loại dƣợc phẩm ra thị trƣờng trong thời gian dài.
Quy định về thử nghiệm lâm sàn: Thử nghiệm lâm sàn thuốc (TNLS) là hoạt động khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống trên ngƣời nhằm đánh giá hiệu quả lâm sàn của thuốc. Và nó đòi hỏi sự đầu tƣ thích đáng, lâu dài về thời gian, công sức và kinh phí. Với một nghiên cứu thuốc mới thì thời giạn nghiên cứu lâm sàn kéo dài từ 5-10 năm và trải qua 4 giai đoạn
- Mối đe dọa của sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tƣơng đƣơng với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Và nhu cầu dƣợc phẩm là một nhu cầu thiết yếu do đó khó có thể có sản phẩm thay thế cho mặt hàng này.
- Năng lực thƣơng lƣợng của ngƣời mua
Dƣợc phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu, không có sự mặc cả về giá thành nên sức mạnh khách hàng rất yếu trong ngành này.
-Khách hàng nhỏ, lẻ: Là ngƣời tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng thiêu thụ thuốc qua 2 kênh chính là từ sự kê toa của bác sĩ ở các phòng khám, trung tâm y tế và BV; hoặc mua lẻ ở các nhà thuốc bên ngoài. Sự tiêu dùng các loại thuốc hoàn toàn phụ thuộc vào sự kê toa của các bác sĩ, các dƣợc sĩ, một phần do lĩnh vực đặc thù nên ngƣời tiêu dùng không am hiểu về thuốc cho nên chấp nhận
mua các loại thuốc và mức giá đã ấn định sẵn. Đồng thời, thuốc là hàng hóa thiết yếu, là nhu cầu cấp thiết đối với ngƣời bệnh mà không có sản phẩm nào thay thế đƣợc, do đó ngƣời mua không thể nào trả giá cho tính mạng của mình.
-Ngƣời tiêu dùng tổ chức: Là các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế, nhà thuốc tƣ nhân. Những nơi này giống nhƣ các đại lý, với số lƣợng thuốc mua vào lớn để phân phối lại cho các nhà tiêu dùng nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, còn do một phần lớn hậu đãi của những công ty dƣợc nên nguồn đầu ra của các doanh nghiệp sản xuất thuốc thƣờng nhắm vào những KPP này. Do những yếu tố trên mà khả năng mặc cả của nhà tiêu dùng có tổ chức này lớn hơn hẳn, và cũng là những vị khách hàng mà các công ty dƣợc hết sức ƣu đãi.
Và nhóm khách hàng tiêu dùng tổ chức cũng là các trung gian tham gia vào phân phối sản phẩm của các các Công ty dƣợc hay nói cách khác đây là các trung gian thƣơng mại tham gia vào hệ thống phân phối sản phẩm dƣợc. Các trung gian này có ảnh hƣởng lớn đến quyết định tổ chức kênh theo cách nào. Đối với các công ty dƣợc thƣờng chọn cách tổ chức kênh theo kiểu phân phối đa kênh. Và các trung gian tham gia vào hệ thống phân phối của ngành dƣợc gồm có: Công ty dƣợc phẩm, Nhà thuốc bán buôn và bán lẻ, Bệnh viện
- Năng lực thƣơng lƣợng của nhà cung cấp
Do công ty phải phụ thuộc nhà sản xuất về chất lƣợng, nhãn mác, giá cả nên công ty linh hoạt trong việc lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa cho mình với mức giá phù hợp ở tất cả các mặt hàng của công ty. Do đó công ty có thể lựa chọn mặt hàng này của nhà cung cấp này và lựa chọn mặt hàng khác ở công ty khác. Có rất nhiều nhà cung cấp, các hãng thuốc trong nƣớc và nƣớc ngoài cung cấp sản phẩm cho công ty nhƣ: IMEXPHAME, công ty dƣợc Hậu Giang, TENAMYD CANADA, TRAPHACO…. Việc lựa chọn đúng nhà cung cấp cho mặt hàng của mình tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty về giá cả, mẫu mã và chất lƣợng.
Bên cạnh đó công ty còn lựa chọn hình thức gia công một số mặt hàng nhập khẩu với nguyên liệu tốt đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài với bí quyết tinh chế theo hệ thống công nghệ sản xuất hiện đại nhất theo mẫu mã độc quyền của công ty. Việc kinh doanh mặt hàng làm lợi nhuận từ mỗi đơn vị hàng hóa bán ra của sản phẩm này của công ty cao hơn. Đây cũng là một trong những lợi thế cạnh tranh của công ty trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay