6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.5. Đặc điểm của khách hàng
Đối với tất cả các doanh nghiệp thƣơng mại thì yếu tố sống còn của doanh nghiệp đó chính là làm sao thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất nhằm tìm kiếm lợi ích cho tổ chức. Câu hỏi đặt ra cho doanh nghiệp là làm thế nào giữ đƣợc lƣợng khách hàng truyền thống và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng khác.
- Khách hàng B2B: Công ty đã và đang phân phối và cung cấp thuốc tại các bệnh viện, nhà thuốc, phòng mạch, trung tâm y tế, phòng y tế, trạm y tế xã và trung tâm y tế công ty cao su
- Khách hàng B2C:
phải bán hàng thông qua hệ thống đại lý của mình trải rộng hết khu vực Đaklak. Công ty có quan hệ mật thiết với các đại lý này, đây cũng chính là khách hàng quan trọng nhất của công ty vì lợi ích kinh tế của họ gắn liền với hoạt động của công ty nên đa phần các đại lý đều làm ăn hợp tác lâu dài với công ty. Tuy nhiên, công ty cũng chịu sức ép từ các đại lý khi đòi hỏi về giá cả và thời gian giao hàng nếu họ cảm thấy không thỏa mãn.
* Khách hàng là ngƣời tiêu dùng trực tiếp: công ty thỏa mãn những khách hàng này thông qua các nhà thuốc chính của công ty. Thông qua các khách hàng này để công ty biết vào giai đoạn nào thì thị trƣờng cần những loại thuốc gì phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nhóm khách hàng này rất đông, phân bố rộng khắp, tập trung đông ở khu vực thành phố, thị xã. Số lƣợng mua của mỗi khách hàng trong một lần thƣờng ít nhƣng nhu cầu mua của họ không mấy thƣờng xuyên (bị động) và không ổn định. Tiến trình mua của họ đơn giản, thực hiện nhanh, trả tiền ngay. Họ quan tâm đến tính sẳn có của sản phẩm, uy tín thƣơng hiệu, chất lƣợng sản phẩm, phong cách phục vụ và tƣ vấn của ngƣời bán, sự thuận tiện của địa điểm mua. Vì vậy phƣơng thức phân phối tốt nhất đáp ứng nhu cầu của đối tƣợng khách hàng này thông qua hệ thống các cửa hàng thuốc và các phòng khám tƣ nhân (phòng mạch) tập trung ở các vị trí có giao thông thuận lợi cho việc mua bán.