6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.7. Đánh giá về hệ thống phân phối ngành Dƣợc Việt Nam
Hệ thống phân phối dƣợc phẩm ở Việt Nam nhìn chung còn yếu kém, chƣa có các doanh nghiệp phân phối chuyên nghiệp công nghệ hiện đại. Tính đến năm 2013 trên cả nƣớc có khoảng 800 doanh nghiệp có chức năng kinh doanh phân phối dƣợc phẩm tại thị trƣờng Việt Nam, trong đó có khoảng 370 doanh nghiệp nƣớc ngoài chủ yếu hoạt động dƣới hình thức văn phòng đại diện. (Nguồn: Thống kê Cục quản lý dƣợc năm 2013)
a.Doanh nghiệp tham gia phân phối dược phẩm
Các doanh nghiệp phân phối dƣợc phẩm tại thị trƣờng Việt Nam đƣợc chia ra làm 2 loại:
Một là các doanh nghiệp tiền thân của Nhà nƣớc chuyên làm chức năng nhập khẩu hƣởng phần trăm và làm thêm các dịch vụ kho bãi, giao nhận nhƣ Phyto, Pharma (Công ty dƣợc liệu TW2) – TP Hồ Chí Minh , Sarphaco (Công
ty dƣợc phẩm TP.Hồ Chí Minh) – TP. Hồ Chí minh, Vimedimex II (Công ty xuất nhập khẩu Y dƣợc Trung ƣơng II) – TP. Hồ Chí Minh, Vimedimex I (Công ty XNK Y dƣợc TW I) – Hà Nội , Hapharco (Công ty dƣợc phẩm Hà Nội) – Hà Nội, Dapharco (Công ty dƣợc phẩm TBYT Đà Nẵng) – Đà Nẵng. Các doanh nghiệp này chủ yếu làm dịch vụ nhập khẩu ủy thác để hƣởng chi phí ủy thác hoặc nhập các thuốc bán chạy để kiếm lời. Doanh số báo cáo của các doanh nghiệp này thƣờng rất lớn, doanh thu trên số sách từ vài trăm tỷ đến vài nghìn tỷ mỗi năm. Tuy nhiên phần doanh số này chủ yếu do các Văn phòng đại diện các hãng tại Việt Nam và nhà phân phối của họ quản lý nên các doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác chỉ có đƣợc vài phần trăm hoa hồng cho doanh số trên (khoảng từ 1% - 3%).
Hai là các doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động tiếp thị và xây dựng hệ thống phân phối nhƣ Zuelling Pharma – Singapore, Mega Product – Thái Lan, Dietherm – Thụy Sỹ, Tenamid Canada – Canada, Tedis SA – Pháp, Viễn Đông – Việt Nam, Đông Á – Việt Nam, Đô Thành – Việt Nam, IC – Việt Nam. Đây là các doanh nghiệp nắm giữ thị trƣờng phân phối ở Việt Nam. Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam chuyên về hoạt động tiếp thị và xây dựng hệ thống phân phối còn rất ít. Các doanh nghiệp này vẫn chƣa phát huy đƣợc hết khả năng của mình chƣa tạo đƣợc sự liên kết với các nhà sản xuất trong nƣớc vì vậy hầu hết các doanh nghiệp sản xuất dƣợc phẩm Việt Nam chủ yếu vẫn phân phối thông qua kênh phân phối của mình.
b.Kênh phân phối dược phẩm
Dƣợc phẩm đƣợc phân phối qua hai kênh phân phối chính: phân phối qua các bệnh viện và phân phối qua các cửa hàng, quầy thuốc bên ngoài.
Để phân phối sản phẩm vào bệnh viện, các công ty dƣợc phẩm phải thực hiện đấu thầu. Đây là một nguồn tiêu thụ khá ổn định với nhiều sản phẩm đem lại lợi nhuận hấp dẫn, thƣờng đƣợc sử dụng để phân phối cho các
sản phẩm đặc trị cần dùng theo kê toa của bác sĩ. Vì vậy, hoạt động tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến bác sĩ, nâng cao thƣơng hiệu cho sản phẩm là rất cần thiết đem lại nhiều lợi tế cho doanh nghiệp trong việc gia tăng lợi nhuận.
Để phân phối sản phẩm qua các cửa hàng, quầy thuốc bên ngoài, các công ty có thể thực hiện xây dựng kênh phân phối trực tiếp của mình hoặc thực hiện thông qua các công ty phân phối. Chi phí phân phối ở Việt Nam chiếm từ 6 – 12% (trung bình từ 9 – 10%) tùy theo uy tín và chất lƣợng của dịch vụ công ty phân phối. Với hoạt động này, chính sách hoa hồng cho đại lý và quảng bá thƣơng hiệu, kê thuốc là yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.
c.Mạng lư i phân phối
Mạng lƣới phân phối ngành dƣợc phẩm nhìn chung là phát triển rộng khắp (trung bình một điểm bán lẻ phục vụ khoảng 2000 ngƣời dân). Số lƣợng của các quầy thuốc và nhà thuốc cũng khá đông đảo.Mạng lƣới cung ứng thuốc đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1. Số lượng các thành viên tham gia trong mạng lư i cung ứng thuốc năm 2015
STT Thành viên Số lƣợng
1 Công ty TNHH, CTCP, DNTN 897
2 Quầy thuốc bán lẻ 29.541
3 Quầy thuốc tƣ nhân 7490
4 Đại lý bán lẻ thuốc 7417 5 Quầy thuốc trạm y tế xã 7948 6 Quầy thuốc thuộc DNNN cổ phần hóa 6222
(Nguồn:Báo cáo ngành Dược 2015 Cục Quản Lý Dược)
Theo cục Quản Lý Dƣợc, trong hệ thống phân phối thuốc có một số lƣợng lớn các thành viên gia dƣới nhiều loại hình khác nhau từ công ty
TNHH, CTCP, DNTN đến quầy thuốc bán lẻ, quầy thuốc tƣ nhân, đại lý bán lẻ thuốc, quầy thuốc trạm y tế xã…. Đây là điều kiện thuận lợi để các công ty Dƣợc mở rộng hệ thống phân phối nhằm đạt đƣợc độ bao phủ thị trƣờng đảm bảo dòng vận động liên tục từ ngƣời sản xuất đến ngƣời dùng.
Tuy nhiên các cơ sở bán lẻ thuốc lại đƣợc phân bố không đồng đều. Tại các thành phố lớn thì số lƣợng của các nhà thuốc tƣ nhân chiếm áp đảo số còn lại tập trung ở các thành phố, thị xã trung tâm các tỉnh. Tại các thị trấn, huyện thị có rất ít các nhà thuốc. Chủng loại và số lƣợng thuốc tại các nhà thuốc cũng khác nhau. Các nhà thuốc tƣ nhân có số lƣợng và chủng loại phong phú hơn nhiều so với các quầy thuốc thuộc vùng nông thôn. Các nhà thuốc tƣ nhân ngoài các mặt hàng thông thƣờng còn có thêm các loại thuốc đặc trị ngoại nhập mà các quầy thuốc ở vùng nông thôn không có bán.
Để nâng cao chất lƣợng phục vụ, Bộ y tế đã ban hành tiêu chuẩn GDP (Thực hành tốt phân phối thuốc), GPP (Thực hành tốt nhà thuốc) cho các cơ sở kinh doanh dƣợc phẩm thực hiện. Hiện tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang tiến hành triển khai thực hiện xây dựng chuỗi nhà thuốc thực hành tốt. Trên cơ sở kết quả thu đƣợc từ hai địa phƣơng này sẽ triển khai mở rộng đối với địa phƣơng khác trên toàn quốc. Nhìn chung, mạng lƣới phân phối dƣợc phẩm Việt Nam còn hoạt động riêng rẽ, lẻ tẻ chƣa có sự liên kết để nâng cao chất lƣợng phân phối thuốc đến ngƣời tiêu dùng và nâng cao sức cạnh tranh với các nhà phân phối nƣớc ngoài.