Xoá đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 30 - 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Xoá đói giảm nghèo

Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là tổng thể các biện pháp chính sách của Nhà nƣớc và xã hội hay là của chính những đối tƣợng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng đƣợc những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo theo từng địa phƣơng, khu vực, quốc gia.

a. Vai trò của xóa đói giảm nghèo

Xóa đói giảm nghèo là yêu cầu cần thiết nhằm ổn định chính trị, xã hội. Trong những năm gần đây một số vấn đề về chính trị, xã hội ở một số vùng miền núi và những nơi khó khăn diễn biến phức tạp, điều đó có nghĩa là xóa đói giảm nghèo ở nƣớc ta không đơn thuần là một chƣơng trình có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là chƣơng trình mang ý nghĩa ổn định chính trị, xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ.

Ở khía cạnh khác, nghèo đói về kinh tế sẽ ảnh hƣởng đến các mặt xã hội và chính trị: các tệ nạn xã hội phát sinh nhƣ: trộm cắp, cƣớp giật, may túy, mại dâm…đạo đức bị suy đồi, an ninh xã hội không đƣợc đảm bảo đến một mức độ nhất định có thể dẫn đến các rối loạn xã hội. Nếu nghèo đói không

đƣợc chú ý giải quyết, tỷ lệ và cấp độ của nghèo vƣợt quá giới hạn an toàn sẽ dẫn đến hậu quả mất ổn định chính trị…Nếu giải quyết không thành công vấn đề XĐGN sẽ không thể thực hiện đƣợc mục tiêu công bằng xã hội và phát triển kinh tế mà Việt Nam đang phấn đấu.

Xóa đói giảm nghèo và tăng trƣởng kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau, tăng trƣởng kinh tế tạo ra cơ sở, điều kiện vật chất để giảm nghèo, nguợc lại giảm nghèo là nhân tố đảm bảo cho sự tăng trƣởng kinh tế bền vững.

b.Nội dung của xóa đói giảm nghèo

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo

Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo tập trung chủ yếu đầu tƣ các công trình thuộc mạng lƣới hạ tầng nhƣ giao thông, thuỷ lợi, cụm công nghiệp, chợ và các công trình trọng điểm khác phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Vốn đầu tƣ cho thực hiện chƣơng trình đƣợc huy động từ các nguồn sau: Vốn ngân sách Nhà nƣớc (kể cả vốn của các chính phủ và các tổ chức quốc tế tài trợ), vốn vay tín dụng, vốn huy động từ các tổ chức và sự đóng góp của ngƣời dân.

- Đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Tổ chức các chƣơng trình đào tạo nghề phù hợp với đặc điểm và môi trƣờng sống của các hộ nghèo, nhất là hộ nghèo vùng sâu, vùng xa để có khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng việc làm, tăng cơ hội và khả năng chọn việc làm cho ngƣời dân.

- Hỗ trợ về giáo dục và y tế với mục tiêu xóa đói giảm nghèo:

Đây là các chính sách góp phần cải thiện cuộc sống của ngƣời nghèo. + Về giáo dục: Có thể gói gọn chƣơng trình giáo dục trong khuôn khổ đóng góp hoặc tác động vào việc xoá đói giảm nghèo gồm: Chƣơng trình củng cố và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục. Chƣơng trình nâng

cao chất lƣợng phổ cập các cấp.

+ Về y tế: Chƣơng trình chăm sóc y tế và bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung vốn có thâm niên từ rất lâu so với chƣơng trình xóa đói giảm nghèo. Trong chƣơng trình chung lại có chƣơng trình bảo vệ bà mẹ trẻ em, đó là hai đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng và rủi ro trong cuộc sống xã hội và gia đình. Những chƣơng trình hoạt động chính trong khuôn khổ xóa đói giảm nghèo bao gồm chƣơng trình phòng chống sốt rét và bƣớu cổ, chƣơng trình tiêm chủng mở rộng, chƣơng trình nƣớc sạch cho sinh hoạt nông thôn, xóa xã trắng về y tế, ... những chƣơng trình này nhằm cải thiện và nâng cao khả năng đề kháng đối với bệnh tật, phòng và chữa dịch bệnh thƣờng hay xảy ra ở các vùng cao, miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

- Tiêu chí đánh giá:

+ Số lao động đã tìm đƣợc việc làm mới trong năm.

+ Mức hƣởng lợi của ngƣời dân sau thời gian thực hiện chƣơng trình. + Mức độ tác động của công tác XĐGN đến đời sống nhân dân qua các năm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)