Đặc điểmvề điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 37 - 40)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểmvề điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam, có tọa độ địa lý khoảng 14054’đến 16013’B và từ 10703’đến 108045’Đ. Phía bắc giáp với thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh KonTum, phía đông giáp với biển Đông rộng lớn với đƣờng bờ biển dài hơn 125 km, phía tây giáp với tỉnh Seekoong của nƣớc CHDCND Lào. Là tỉnh nằm trên hai tuyến đƣờng bộ xuyên Việt là quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh và đƣờng sắt Bắc Nam, ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 14, nằm gần với đƣờng biển quốc tế. Đồng thời, Quảng Nam nằm trong trục kinh tế trọng điểm Miền Trung, hành lang Đông - Tây và nằm trên con đƣờng di sản Miền Trung tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên kết phát triển kinh tế và du lịch với các tỉnh lân cận.

Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố (trong đó có 9 huyện miền núi; 9 huyện, thành phố đồng bằng)với 244 xã phƣờng thị trấn.Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Tam Kỳ.

b. Địa hình

Quảng Nam có địa hình phong phú và đa dạng, bao gồm núi đồi, đồng bằng, ven biển và biển đảo, hƣớng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dãi đồng bằng ven biển. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm Sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông

Trƣờng Giang. Với địa hình này tạo nên những cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng chứa đựng nhiều nhiều tài nguyên du lịch có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên. Song mức độ chia cắt về địa hình lớn, hiểm trở nên việc di chuyển giữa các vùng tƣơng đối khó khăn và có ảnh hƣởng lớn đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông cũng nhƣ khả năng bố trí sắp xếp lại sản xuất.

Nhìn chung, đối với các huyện, thành phố vùng đồng bằng thuộc tỉnh thì vị trí địa lý, địa hình khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội mở rộng quan hệ với các vùng lân cận,.. nhƣng ngƣợc lại đối với các huyện miền núi thì còn khá nhiều khó khăn do vị trí địa lý và địa hình không thuận lợi mà mặt khác việc phát triển kinh tế ở các vùng núi cao biên giới này còn gắn với quốc phòng an ninh, bảo vệ văn hóa và môi trƣờng sinh thái.

c. Đất đai

Quảng Nam có diện tích đất toàn tỉnh là 1.043.836,96 ha gồm nhiều loại đất khác nhau, đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp lớn. Bên cạnh đó đất chƣa qua sử dụng cũng còn khá nhiều, cụ thể là 104.604 ha chiếm 10,02% tổng diện tích, do đa phần đất chƣa sử dụng là núi đá không thể canh tác, điều đó thể hiện qua bảng 2.1 dƣới đây:

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn thời gian qua

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 1.043.836,96 100

1 Đất nông lâm nghiệp 846.453 81,09

Đất sản xuất nông nghiệp 119.819 11,48 Đất lâm nghiệp 726.634 69,61

2 Đất phi nông nghiệp 92.780 8,89

a. Đất chuyên dùng 36.809 3,53 b. Đất khu dân cư 21.527 2,06

3 Đất chƣa sử dụng 104.604 10,02

Qua bảng 2.1 cho thấy, đất nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất của toàn tỉnh, cụ thể nhƣ sau :

- Đất nông, lâm nghiệp 846.453 ha, chiếm 81,09 diện tích toàn tỉnh. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 119.819 ha chiếm 11,48%, đất lâm nghiệp 726.634 ha, chiếm 69,61%.

- Đất phi nông nghiệp 92.780 ha, chiếm tỷ lệ 8,89% trong đó đất chuyên dùng chiếm 3,53 %, đất ở chiếm 2,06 %;

- Đất chƣa sử dụng 104.604 ha chiếm 10,02%.

d. Khí hậu

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mƣa. Nhiệt độ trung bình năm 26,60

C. Tháng 5, 6,7,8 là khoảng thời gian nóng và khô hạn nhất trong năm, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1.

Khí hậu nhìn chung thích hợp cho việc trồng lúa nƣớc ở vùng đồng bằng, trồng cây ăn quả và các loại cây lấy gỗ ở vùng trung du và miền núi. Song do mùa khô thƣờng kéo dài trên 6 tháng, cuối mùa khô thƣờng nắng nóng, gió Tây Nam mạnh xuất hiện làm tăng lƣợng bốc hơi, trong khi đó lƣợng mƣa trong mùa này thƣờng rất thấp nên thƣờng xảy ra khô hạn, thiếu nƣớc ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và nƣớc dùng cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Quảng Nam thƣờng chịu tác động sâu sắc và thƣờng xuyên của các hiện tƣợng thời tiết khắc nghiệt nhƣ bão, áp thấp nhiệt đới.Vào mùa mƣa, tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm, mƣa bão và áp thấp nhiệt đới trùng với mùa mƣa cộng với độ dốc của địa hình gây ra hiện tƣợng trƣợt, lỡ đất, lũ quét ở các huyện miền núi và ngập lụt ở các huyện đồng bằng. Lũ quyét làm sạt lỡ núi ảnh hƣởng đến công trình giao thông, thiệt hại cho cơ sở hạ tầng, xói mòn đất nông nghiệp, gây thiệt hại cho cây cối, đất

đai ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp. Các đợt thiên tai tàn phá đã tác động sâu sắc đến hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân trong tỉnh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 37 - 40)