Chiến lƣợc pháttriển KT-XH của tỉnh Quảng Nam đến 2020 và

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 93 - 97)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2.Chiến lƣợc pháttriển KT-XH của tỉnh Quảng Nam đến 2020 và

và tầm nhìn đến năm 2025

a. Quan điểm chung

Theo nhƣ chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội quốc gia và các mục tiêu đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh, các mục tiêu phát triển chung của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 sẽ duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh ở mức bền vững. Từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế kết hợp thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và phúc lợi cho ngƣời dân. Cơ cấu lại nền kinh tế theo hƣớng hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và nhân lực hiện có. Đồng thời, vẫn phấn đấu tăng trƣởng kinh tế cân đối, giảm nghèo, hòa hợp xã hội, những tiến bộ chính trị và tiến bộ khoa học.

Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2011-2015 đã xác định: “Đẩy mạnh thực hiện toàn diện đường lối đổi mới của Đảng, ... huy động mọi nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững, cải thiện một bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ đưa Quảng Nam phát triển đạt mức khá trong khu vực miền Trung và sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.”

b. Các chỉ tiêu chủ yếu

Các chỉ tiêu kinh tế

- Tốc độ tăng Tổng sản phẩm trên địa bàn: 11,5 - 12,5% - NSLĐ: tăng hơn 2 lần so với năm 2010,.

- GDP bình quân đầu ngƣời năm 2020: khoảng từ 1600 - 1700 USD - Cơ cấu kinh tế cần đƣợc chuyển đổi với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm từ 87-89%

- Tỷ trọng đầu tƣ so với tổng sản phẩm trên địa bàn: khoảng 35 - 40%.

Các chỉ tiêu về xã hội và môi trường

- Tỉ lệ nghèo giảm bình quân hàng năm đạt từ 1,8-2,5% (bằng mức chung của các tỉnh nghèo); riêng đối với các huyện nghèo giảm bình quân 3,5-4% năm.

- Tỉ lệ nhập học đúng độ tuổi: năm 2015, tiểu học 99% (hiện nay 98,8%), THCS 89,8% (hiện nay 82,9%); năm 2020, tiểu học 100%, THCS 95%.Tỉ lệ nhập học THPT trong độ tuổi, năm 2015 là 72,0% (hiện nay 61,7%), năm 2020 là 75%. Năm 2015, cơ bản phổ cập THPT ở các thành phố, huyện đồng bằng có điều kiện KT-XH phát triển.

- Năm 2015, tỉ lệ ngƣời lớn biết chữ đạt 98% và đạt 100% vào năm 2020.

- Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%-60% vào năm 2020. Trong đó, lao động qua đào tạo nghề chiếm 38% tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế vào năm 2015 và 40% vào năm 2020.

- Giải quyết việc làm: trung bình 40.000 ngƣời hàng năm;

- Cơ cấu lao động tham gia hoạt động kinh tế: Năm 2020: Nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm 41,3%; công nghiệp và xây dựng chiếm 31,6% và dịch vụ chiếm 27,1%;

- Tuổi thọ bình quân: đạt 74 tuổi (cả nƣớc 75%);

- Giảm tỉ lệ sinh, đạt mức sinh thay thế bình quân chung vào 2015; riêng vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo vào 2020.

-Năm 2020, tỉ lệ tử vong trẻ dƣới 1 tuổi khoảng 10 1000. Trên 95% trẻ em < 1 tuổi đƣợc tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin.

- Tỉ lệ SDD trẻ em dƣới 5 tuổi thể nhẹ cân dƣới 12% năm 2015 và 10% vào năm 2020 (hiện nay 15,7%). Giảm tỉ số tử vong ở các bà mẹ sau khi sinh còn 50 100.000 vào năm 2015.

- Kiềm chế tỉ lệ lây nhiễm HIV AIDS vào năm 2015 và đến năm 2020 giảm 50% mức tăng tỉ lệ lây nhiễm. Tỉ lệ mắc bệnh lao năm 2020 còn 0,5%.

Đến năm 2020, 95% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh (hiện nay 86%), 85% gia đình có hố xí hợp vệ sinh (hiện nay 65%); 95% dân số đô thị đƣợc sử dụng nƣớc sạch (hiện nay 82%); 95% bệnh viện tuyến tỉnh và huyện có hệ thống xử lý nƣớc thải, rác thải y tế (hiện nay 75%). Phấn đấu đến năm 2020, 60% nƣớc thải và 50% rác thải đƣợc xử lý. 100% nuớc thải ở các khu công nghiệp, nhà máy đƣợc xử lý.

- Năm 2020 đạt 100% xã đồng bằng và đạt 95% xã miền núi có điện thoại, 100% xã có điểm bƣu điện văn hoá và đƣợc nhận báo trong ngày.

- Đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật cho các thiết chế văn hóa cơ sở. Năm 2020, 100% huyện có một trung tâm văn hoá; trên 60% xã phƣờng thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao, 70% thôn bản có thiết chế sinh hoạt văn hóa.

- Tỉ lệ che phủ rừng: khoảng 48-50% (quốc gia 48%);

c.Các định hướng phát triển kinh tế xã hội

Dựa trên những quan điểmchung, định hƣớng phát triển kinh tế xã hộicủa tỉnh đã đƣợc thiết lập đểthực hiện tầm nhìnvà mục tiêu pháttriển tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015- 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 nhƣ sau:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững và tăng năng suất lao động.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tƣ của Quảng Nam cần tập trung vào các lĩnh vực đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách tỉnh và có tiềm năng tăng trƣởng bền vững. Các ngành này sẽ là chìa khóa thúc đẩy tăng trƣởng vì phát triển bền vững và hiện đại hóa trong tƣơng lai. Theo yêu cầu này, cơ cấu lại ngành công nghiệp trong và ngoài các khu công nghiệp hiện có, hoặc phát triển du lịch và dịch vụ liên quan khác nên đƣợc ƣu tiên.

Tính đột phá của quá trình chuyển dịch cơ cấu là cần giảm dần tỷ trọng những ngành này và tái cơ cấu theo hƣớng giảm dần đầu vào là tài nguyên,

lao động giản đơn, tăng hàm lƣợng công nghệ và giá trị gia tăng của sản phẩm nhằm tăng năng suất lao động.

- Phát triển công nghiệp một cách chiến lược.

Hiện đại hóa ngành công nghiệp nên tập trung vào các ngành công nghiệp kỹ thuật cao có tiềm năng lâu dài, nhanh chóng nâng cao năng suất và các tiêu chuẩn kỹ thuật để tiếp tục nâng cao tính cạnh tranh của tỉnh. Nói cách khác, cách tốt nhất và phù hợp nhất là nên đầu tƣ và áp dụng nhiều hơn các công nghệ hiện đại trên cơ sở cân nhắc lợi thế của tỉnh và bài học kinh nghiệm từ các địa phƣơng khác để có thể chọn các hƣớng phát triển công nghiệp có tính đột phá.

- Phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ yếu, kết nối đô thị - nông thôn.

Đây là định hƣớng ƣu tiên, bởi Quảng Nam bởi địa phƣơng có nhiều điểm đến du lịch rất hấp dẫn nhƣ Hội An - Mỹ Sơn - Cù Lao Chàm và nhiều bãi biển đẹp... Với mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ yếu, cần có cơ chế ƣu tiên để nâng cao tính cạnh tranh và sức hấp dẫn ở lĩnh vực này.

- Phát triển nông nghiệp nông thôn.

Phát triển nông nhiệp là nền tảng để thực hiện các ƣu tiên trong chiến lƣợc nêu trên. Phát triển nông nghiệp nông thôn là rất cần thiết để tổng hòa những lợi thế so sánh và lợi ích kinh tế-xã hội, mà trên hết là nâng cao năng suất, tạo giá trị gia tăng, tạo việc làm, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Tăng cường kết nối đô thị - nông thôn

Liên kết đô thị - nông thôn bao hàm dòng vốn, con ngƣời và hàng hóa (thƣơng mại) giữa nông thôn và thành thị. Tăng cƣờng kết nối đô thị và nông thôn để tạo ra các liên kết tích cực cho phát triển bền vững. Vai trò của liên

kết đô thị - nông thôn trong công cuộc phát triển và xóa đói giảm nghèo đƣơc thực hiện đồng bộ, đa dạng trên nhiều lĩnh vực.

- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước

Định hƣớng này thúc đẩy cải cách hành chính nâng cao hiệu quả quản lý, từ đó khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực có sẵn, góp phần giảm các chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và nâng cao mức tín nhiệm trong việc hỗ trợ cho đầu tƣ và kinh doanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 93 - 97)