Thực trạng công tác cứu trợ xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 63 - 69)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Thực trạng công tác cứu trợ xã hội

Hoạt động cứu trợ xã hội bao gồm cứu trợ thƣờng xuyên và cứu trợ đột xuất. Cả hai hình thức trợ giúp này đều đƣợc thực hiện từ NSNN, quản lý và chi trả thông qua cơ quan Lao động Thƣơng binh &Xã hội, ngoài ra cứu trợ đột xuất đƣợc các tổ chức đoàn thể nhƣ Mặt trận tổ quốc, Hội chữ thập đỏ; doanh nghiệp, tập thể đơn vị, cá nhân.... tham gia trên tinh thần lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều của truyền thống dân tộc Việt Nam mỗi khi có xảy ra thiên tai, rủi ro bất khả kháng.

Trong các năm qua công tác cứu trợ xã hội trên địa bàn tỉnh đã đƣợc sự quan tâm sâu sắc từ nhiều phía gồm tổ chức Đảng, chính quyền địa phƣơng, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh. Từ đó đã đóng góp tích cực trong việc trợ giúp những ngƣời có hoàn cảnh thiệt thòi ổn định cuộc sống hoàn nhập với cộng đồng và xã hội.

a. Cứu trợ thường xuyên

Cứu trợ thƣờng xuyên thực hiện thông qua trợ cấp thu nhập hàng tháng từ quỹ Bảo trợ xã hội. Thực tế tại Quảng Nam thời gian qua, dokhả năng nguồn ngân sách giới hạn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nên còn nhiều ngƣời có đúng điều kiện, tiêu chuẩn nhƣng chƣa đƣợc hƣởng và những ngƣời đƣợc hƣởng chỉ nhận đƣợc một phần rất nhỏ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cuộc sống của họ.

- Đối tượng cứu trợ thường xuyên

Trong giai đoạn 2010-2013, số đối tƣợng đƣợc trợ cấp thƣờng xuyên đƣợc bao phủ rộng hơn, theo quy định của Nghị định số 67 2007 NĐ-CP, ngày 13 tháng 4 năm 2007 có đến 9 loại đối tƣợng đƣợc trợ cấp với mức trợ cấp thấp nhất có hệ số 1,0 cao nhất là 4,0 nhân với mức cơ bản theo quy định của nhà nƣớc.

Trong những năm qua, số lƣợng đối tƣợng cứu trợ thƣờng xuyên của tỉnh đã tăng lên khá cao, điều đó thể hiện qua bảng 2.19 nhƣ sau:

Bảng 2.19. Đối tượng cứu trợ thường xuyên giai đoạn 2010-2013 Đvt:Người Đối tƣợng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ PT BQ (%) - Trẻ mồ côi cả cha, mẹ, trẻ em bị

bỏ rơi, mất nguồn nuôi dƣỡng 4.401 4.185 2.448 1.602 71,40 - Ngƣời cao tuổi cô đơn 7.145 5.267 4.724 4.570 86,16 - Ngƣời cao tuổi từ 85 tuổi trở lên

không có lƣơng hƣu, hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng

21.618 38.571 40.738 41.212 123,99 - Ngƣời tàn tật nặng không có khả

năng lao động, không có khả năng tự phục vụ

18.878 19.319 20.655 22.141 105,46 - Ngƣời mắc bệnh tâm thần … 6.116 7.183 7.910 8.261 110,54 - Ngƣời nhiễm HIV AIDS... 35 37 42 44 107,93 - Gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ

mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi. 586 400 391 383 86,78 - Ngƣời đơn thân thuộc diện hộ

nghèo. 8.880 7.884 7.413 7.028 92,50

- Hộ gia đình có 2,3,4 ngƣời tàn tật

nặng không có khả năng tự phục vụ 245 208 253 266 102,78 Tổng số 67.904 83.054 84.574 85.507 107,99

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và xã hội Tỉnh Quảng Nam

Qua bảng 2.19 cho thấy, số lƣợng ngƣời thuộc diện cứu trợ xã hội thƣờng xuyên của tỉnh khá đông và tăng dần qua các năm. Chứng tỏ mức độ bao phủ rộng năm sau cao hơn năm trƣớc, công tác cứu trợ đang đƣợc thực hiện tốt hơn thông qua các chính sách mới ban hành đã sát với thực tiễn, công tác thống kê thực hiện cứu trợ đang ngày càng kịp thời, đầy đủ hơn. Cụ thể: Năm 2010, số ngƣời đƣợc cứu trợ thƣờng xuyên là 67.904ngƣời, chiếm 4,76% dân số toàn tỉnh thì năm 2013 con số này tăng lên 85.507 ngƣời, chiếm

5,85% dân số toàn tỉnh, tốc độ gia tăng hàng năm là 7,99 %, tập trung chủ yếu vào đối tƣợng là ngƣời từ 85 tuổi trở lên không có lƣơng hƣu và ngƣời tàn tật nặng không có khả năng lao động, không có khả năng tự phục vụ.

- Mức cứu trợ thường xuyên

Cùng với sự tăng lên về đối tƣợng hƣởng trợ cấp thì mức chi cũng tăng đáng kể, kinh phí thực hiện cứu trợ tính chung cho cả giai đoạn 2010-2013 là 793.847 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân là 7,48% năm, đƣợc thể hiện qua bảng 2.20 nhƣ sau:

Bảng 2.20. Kinh phí thực hiện cứu trợ thường xuyên giai đoạn 2010-2013

Đvt: triệu đồng Đối tƣợng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 - Trẻ mồ côi cả cha, mẹ, trẻ em bị bỏ

rơi, mất nguồn nuôi dƣỡng 9.609 9.088 5.357 3.507 - Ngƣời cao tuổi cô đơn, thuộc hộ

nghèo dƣới 85 tuổi 17.353 13.001 10.867 10.439

- NCT từ 85 tuổi trở lên không có lƣơng hƣu, hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng

46.964 83.313 87.994 89.017 - Ngƣời tàn tật nặng không có khả

năng lao động, không có khả năng tự phục vụ

53.274 55.427 59.618 63.376 - Ngƣời mắc bệnh tâm thần 19.815 23.272 25.628 26.765

- Ngƣời nhiễm HIV AIDS... 113 120 136 142

- Gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ mồ

côi, trẻ em bị bỏ rơi. 2.546 1.729 1.689 1.656 - Ngƣời đơn thân thuộc diện hộ nghèo. 19.373 17.079 16.032 15.180 - HGĐ có 2,3,4 ngƣời tàn tật nặng không

có khả năng tự phục vụ 1.114 930 1.134 1.190

Tổng số 170.161 203.959 208.455 211.272

Qua số liệu ở bảng 2.20 cho thấy, trong 4 năm từ 2010 - 2013, cùng với số đối tƣợng hƣởng cứu trợ thƣờng xuyên của tỉnh tăng qua từng năm, kinh phí dùng để trợ cấp cho các đối tƣợng này cũng tăng đáng kể, từ 170.161triệu đồng năm 2010lên 211.272 triệu đồng năm 2013. Điều đó cho thấy tỉnh ngày càng chú trọng công tác cứu trợ nhằm đảm bảo nguồn sống thiết yếu cho ngƣời dân.

b.Cứu trợ đột xuất

- Đối tượng cứu trợ đột xuất

Trợ cấp đột xuất theo quy định của Chính phủ bao gồm 8 nhóm đối tƣợng đƣợc cứu trợ đột xuất khi xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế đối tƣợng đƣợc cứu trợ đột xuất còn mở rộng hơn và kinh phí các đối tƣợng nhận đƣợc cũng khác hơn. Bởi vì, khi có rủi ro đột xuất xảy ra nhiều tổ chức xã hội cùng tham gia vào công tác cứu trợ với nhiều hình thức, kinh phí khác nhau, do vậy các số liệu thu thập đƣợc trong luận văn mới chỉ đề cập đến các đối tƣợng đƣợc cứu trợ theo quy định và kinh phí cứu trợ đƣợc trính từ nguồn ngân sách của địa phƣơng.

Quảng Nam là tỉnh chịu nhiều thiên tai nhƣ bão, lũ lụt, động đất, hạn hán,.. trung bình Quảng Nam chịu tác động trực tiếp từ 3-5 cơn bão mỗi năm (cả nƣớc khoảng 10-12 cơn bão năm). Cƣờng độ các cơn bão rất lớn, hoàn lƣusau bão thƣờng gây nên lũ ống, lũ quyét ở các vùng cao nên đã gây thiệt hại rất lớn về ngƣời và của,dịch bệnh nảy sinh, .... dẫn đến việc sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, cũng vì thế mà số đối tƣợngđƣợccứu trợ đột xuất cũng tăng giảm biến động theo, điều đó thể hiện qua bảng 2.21nhƣ sau:

Bảng 2.21. Thực trạng đối tượng được hưởng cứu trợ đột xuất của tỉnh Quảng Nam thời gian qua

Đối tƣợng ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 - Số ngƣời chết, mất tích Người 41 55 39

- Số ngƣời bị thƣơng nặng Người 52 78 221

- Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng

Hộ 272 67 1

- Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ lũ lụt, động đất...

Nhà 208 0 323

- Hộ gia đình bị mất phƣơng tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói và HGĐ bị đói do thiếulƣơng thực

Hộ 109.543 44.880 58.102

- Ngƣời gặp rủi ro ngoài vùng cƣ trú dẫn đến bị thƣơng...

Ngƣời 17 0 45

- Ngƣời lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đƣa về nơi cu trú

Ngƣời 0 0 0

Tổng cộng 110.133 45.080 58.731

Nguồn: Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Quảng Nam

Qua bảng 2.21 cho thấy, năm 2011 số đối tƣợng đƣợc cứu trợ là 110.133 đối tƣợng, đến năm 2013 con số này là 58.731đối tƣợng. Chủ yếu là những ngƣời bị đói do thiếu lƣơng thực, do trong năm 2011 biến đổi khí hậu diễn ra rõ rệt, mƣa nhiều hơn nên bên cạnh tác động của những trận bão, lũ thì còn có nhiều đợt ngập lụt kéo dài, nhiệt độ còn xuống thấp hơn các năm trƣớc nên nhiều loài cây trồng của nông dân bị mất mùa nặng. Qua những năm tiếp theo, tình hình kinh tế địa phƣơng đã dần ổn định, nền kinh tế và đời sống nhân dân đã từng bƣớc đƣợc nâng cao vì vậy mà công tác cứu trợ cũng giảm đi đáng kể. Trong những năm này, đối tƣợng cứu trợ chủ yếu bên cạnh đối

tƣợng thiếu đói lƣơng thực là những hộ gia đình phải di dời tránh lũ và sạt lỡ đất, động đất.

- Mức cứu trợ đột xuất

Mức độ cứu trợ đột xuất tùy thuộc vào các nguồn cứu trợ của các tổ chức xã hội và kinh phí cứu trợ đƣợc trích từ nguồn ngân sách của địa phƣơng. Kinh phí thực hiện cứu trợ đột xuất từ nguồn NSNN trong thời gia qua cũng có nhiều biến động, điều đó thể hiện qua bảng 2.22 nhƣ sau:

Bảng 2.22. Kinh phí thực hiện cứu trợ đột xuất từ NSNN tại Quảng Nam

Đvt: Triệu đồng Đối tƣợng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 - Số ngƣời chết, mất tích 185 248 176 - Số ngƣời bị thƣơng nặng 78 117 332

- Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng

1632 402 6

- Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ lũ lụt, động đất...

1248 0 1938

- Hộ gia đình bị mất phƣơng tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói và HGĐ bị đói do thiếulƣơng thực

13145 5386 6972

- Ngƣời gặp rủi ro ngoài vùng cƣ trú dẫn đến bị thƣơng...

51 0 135

- Ngƣời lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đƣa về nơi cƣ trú

0 0 0

Tổng cộng 16.339 6.152 9.558

Nguồn: Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Quảng Nam

Qua bảng 2.22 cho thấy, hàng năm tỉnh đều chi một khoản lớn kinh phí bảo trợ xã hội để cứu trợ đột xuất cho các đối tƣợng, năm 2011 là 16.339 triệu đồng, đến năm 2013 là 9.558 triệu đồng, mức chi cứu trợ cũng tăng giảm tùy

thuộc vào mức độ thiệt hại của từng năm và quy định hiện hành về mức chi cứu trợ đột xuất bằng nguồn NSNN ở từng giai đoạn. Theo quy định trong giai đoạn này, mức trợ cấp cứu trợ đột xuất đối với HGĐ có ngƣời chết, mất tích: 4.500.000 đồng ngƣời; có ngƣời bị thƣơng nặng: 1.500.000 đồng ngƣời; có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 6.000.000 đồng hộ; mức trợ giúp cứu đói: 15 kg gạo ngƣời tháng, trong thời gian từ 1 đến 3 tháng,...

Ngoài mức trợ cấp theo quy định, cứu trợ đột xuất còn đƣợc thực hiện bởi các cấp hội, đoàn thể. Song khoản cứu trợ này thƣờng có biến động tùy thuộc vào khả năng huy động các nguồn cứu trợ của các tổ chức xã hội nhận đƣợc từng năm để hỗ trợ cho các đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng.

Nhìn chung, đối với công tác cứu trợ xã hội, mức độ tác động của trợ cấp xã hội còn rất thấp. Đặc biệt là đối với công tác cứu trợ đột xuất thực tế những năm qua, đối tƣợng bị thiệt hại do thiên tai cần cứu trợ là rất lớn nhƣng sự hỗ trợ của Nhà nƣớc có hạn, riêng về dân sinh mức độ hỗ trợ chỉ bằng 10% thiệt hại gây ra, chỉ đảm bảo ổn định cuộc sống và sản xuất trƣớc mắt cho một số hộ thiệt hại quá nặng, mức độ tác động của trợ cấp xã hội còn rất thấp.

Tuy đạt đƣợc những kết quả khả quan nhƣng công tác cứu trợ vẫn còn một số khó khăn, hạn chế đó là: Việc cứu trợ cho ngƣời dân đôi khi còn chƣa kịp thời, nhiều chƣơng trình chính sách cứu trợ chƣa đến với ngƣời dân. Các cấp hội hoạt động chƣa đều tay, chƣa thực sự là chỗ dựa tin cậy cho ngƣời dân những lúc khó khăn, hoạn nạn cần đƣợc giúp đỡ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 63 - 69)