ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI TRÊN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 83 - 86)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

2.3.1.Những thành công và hạn chế

a. Thành công

Qua phân tích thực trạng công tác an sinh xã hội ở tỉnh Quảng Nam có thể rút ra một số thành công đạt đƣợc nhƣ sau:

Một là, các chƣơng trình an sinh xã hội theo nguyên tắc đóng - hƣởng thông qua Bảo hiểm xã hội của Quảng Nam liên tục tăng qua các năm gần đây và ngày càng mở rộngphạm vi bao phủ, chất lƣợng thụ hƣởng ngày càng nâng cao dần, mức độ tác động đến đời sống ngƣời dân ngày càng nhiều theo hƣớng tích cực.

Hai là, các chƣơng trình an sinh xã hội không dựa trên đóng góp của ngƣời dân nhƣ cứu trợ xã hội mà ngày càng đƣợc chú trọng, phạm vi đối tƣợng tham gia đƣợc mở rộng, nguồn lực tài chính cho việc thực hiện các chƣơng trình an sinh xã hội ngày càng đƣợc tăng cƣờng, kể cả từ phía Nhà nƣớc cũng nhƣ từ cộng đồng, các địa phƣơng, các cá nhân và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Ba là, an sinh xã hội ngày càng phát triển theo hƣớng đa dạng hóa, các chính sách an sinh xã hội đƣợc kết hợp chặt chẽ với các chính sách xã hội khác, nhờ đó mà an sinh xã hội đƣợc đảm bảo, kinh tế - xã hội địa phƣơng khá ổn định, ngay trong điều kiện khủng hoảng và lạm phát.

Bốn là, chất lƣợng cung cấp các dịch vụ đảm bảo an sinh xã hội ngày càng đƣợc cải thiện, nâng cao, mức hỗ trợ cho các nhóm đối tƣợng đƣợc điều chỉnh kịp thời theo sự biến đổi của tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc, góp phần đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động.

b. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, công tác ASXH tại tỉnh Quảng Nam cũng còn nhiều hạn chế, tồn tại. Đó là:

- Hạn chế lớn nhất đó là trong công tác BHXH ở địa phƣơng hiện nay, mức độ bao phủ BHXH ở khối ngoài nhà nƣớc còn thấp, mức độ chuyển dịch qua các năm còn chậm. Tình trạng nợ đọng, dây dƣa và trốn đóng BHXH ở các doanh nghiệp vẫn diễn ra. Tuy đây chỉ là một trong những hạn chế tạm thời, nhƣng nếu để lâu sẽ mang tính hệ thống, gây ra một hiệu ứng dây chuyền coi thƣờng pháp luật của các đơn vị sử dụng lao động.Bên cạnh đó, Mức đóng góp trung bình hiện nay của ngƣời tham gia BHXH chƣa cao do tình trạng đóng bảo hiểm mang tính hình thức, dựa trên mức lƣơng tối thiểu của Nhà nƣớc chứ không dựa trên thu nhập thực tếvới mức cao hơn nhiều. Việc quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH còn gặp một số khó khăn, hạn chế, nhất là các đối tƣợng ở cách xa trung tâm các huyện, thành phố.

- Trong công tác BHYT, tỷ lệ bao phủ BHYT chƣa phản ánh đúng thực tế do còn nhiều đối tƣợng đƣợc cấp trùng thẻ, nhất là các đối tƣợng thụ hƣởng cùng lúc nhiều chính sách và chƣa đạt yêu cầu của mô hình BHYT hiện đại là hƣớng tới bao phủ toàn dân. Thủ tục thanh toán khi khám chữa bệnh bằng BHYT còn phức tạp, rƣờm rà. Tồn tại bất cập trong KCB bằng BHYT, đó là

quy định mức chi còn chƣa phù hợp bởi đối với những trƣờng hợp bệnh nặng cần can thiệp sâu về chuyên môn, sử dụng y học hiện đại và thuốc đắt tiền thì vƣợt trần thanh toán nhƣng với nhóm bệnh nhẹ hơn thì có xu hƣớng lạm dụng thuốc, lạm dụng sử dụng xét nghiệm cũng nhƣ kỹ thuật y tế khác làm tăng viện phí. Trong khi đó đội ngũ cán bộ giám sát còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyên môn nên không thể đƣa ra quyết định loại trừ gây nên tình trạng mất cân đối thu - chi, đe dọa tính bền vững của quỹ bảo hiểm y tế. Thực tế về vấn đề chăm sóc y tế hiện nay trên địa bàn, ngƣời giàu đƣợc thụ hƣởng nhiều lợi ích hơn ngƣời nghèo do hầu hết ngƣời nghèo sống ở khu vực xa trung tâm lớn, thiếu cơ sở vật chất KCB và thuốc điều trị và không có điều kiện đi xa,..

- Công tác trợ cấp xã hội tuy đã có chuyển biến lớn nhƣng nhìn chung vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhƣ: Đa số bộ phận cán bộ làm công tác trợ cấp xã hội trực tiếp ở cấp cơ sở (xã, phƣờng) thƣờng xuyên thay đổi vị trí công tác, do đó không nắm vững đối tƣợng cũng nhƣ chính sách, quy định mới ban hành; việc phối hợp giữa các ban ngành chƣa chặt chẽ, kịp thời dẫn đến chậm trễ trong việc xác nhận và cứu trợ cho một vài nhóm đối tƣợng. Còn nhiều đối tƣợng bị bỏ sót trong việc xác nhận và cứu trợ; mức độ tác động của trợ cấp xã hội còn rất thấp.

- Trong công tác ƣu đãi xã hội đối với ngƣời có công cũng bộc lộ một số hạn chế nhƣ: hồ sơ thủ tục thực hiện công nhận còn phức tạp, tiến độ xác nhận ngƣời có công còn chậm. Nhiều gia đình chính sách còn nằm trong diện nghèo hoặc cận nghèo…

- Chất lƣợng thực sự của công tác xóa đói giảm nghèo chƣa cao, mặc dù tốc độ xóa đói giảm nghèo nhanh, nhƣng khi đối tƣợng đã ra khỏi diện nghèo đói sẽ không đƣợc tiếp tục hƣởng phúc lợi, do đó nguy cơ tái nghèo cao. Vẫn còn tình trạng tiêu cực trong công tác xóa đói giảm nghèo nhƣ kê khai đối tƣợng hƣởng chính sách XĐGN còn mang cảm tính, không công tâm, chƣa

đúng thực tế. Nhiều chƣơng trình XĐGN còn mang tính hình thức, thời vụ, dàn trải, chƣa đi vào trọng tâm, trọng điểm và có tính ổn định. Hiệu quả của một số chƣơng trình XĐGN còn thấp, mức độ tác động không nhiều mặc dù đƣợc đầu tƣ khá nhiều nguồn lực tài chính.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 83 - 86)