CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN AN SINH XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN AN SINH XÃ HỘI

1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Vị trí địa lí bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Vị trí địa lí tác động rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy, xí nghiệp cũng nhƣ phân bố các ngành và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp và nông nghiệp. Bên cạnh đó, vị trí địa lý còn ảnh hƣởng sâu sắc tới sự hình thành, phát triển và phân bố các loại hình giao thông vận tải phục vụ yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển đặc biệt phục vụ an ninh quốc phòng. Cho phép ta mở rộng quan hệ kinh tế với các vùng lân cận, thu hút vốn đầu tƣ từ

bên ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu và du lịch…Nhƣ vậy, vị trí địa lý có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế và các chỉ tiêu an sinh xã hội của một vùng, địa phƣơng.

b. Địa hình

Điều kiện địa hình là nền tảng của sự phân hóa tự nhiên và do vậy, nó là một điều kiện rất căn bản cần tính đến trong khai thác kinh tế môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên. Địa hình bằng phẳng hay phức tạp cũng sẽ tạo điều kiện hay ngăn trở sự phát triển và phân bố các loại hình giao thông vận tải.

c. Đất đai

Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp. Do diện tích đất của nƣớc ta có hạn, vì vậy việc sử dụng đất phải cân nhắc kỹ về mục đích, hiệu quả của nó. Đồng thời cần có các biện pháp cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất, chống các hiện tƣợng thoái hóa của đất, tăng vốn đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng các loại đất nói trên.

d. Khí hậu và thời tiết

Đặc điểm của khí hậu và thời tiết có tác động nhiều mặt đến sản xuất và đời sống. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp chịu ảnh hƣởng sâu sắc của yếu tố khí hậu. Sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng thƣờng thể hiện trong sự phân bố các loại cây trồng và vật nuôi. Khí hậu cũng có ảnh hƣởng nhất định đến sự phân bố công nghiệp. Trong một số trƣờng hợp, nó chi phối cả việc lựa chọn kỹ thuật và công nghệ sản xuất.

1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện xã hội

a. Dân số, mật độ dân số

Dân số vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển KT - XH, việc gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh, tạo nên sức ép nặng nề đến nhiều mặt của đời sống xã hội, việc làm và chính sách ASXH…điều đó ảnh hƣởng trực tiếp đến phát triển KT - XH. Mật độ dân cƣ cao thấp của một vùng có ảnh hƣởng

đến việc phân bố các ngành sản xuất trong vùng, tuy nhiên, không thể quyết định việc phân bố sản xuất mà chỉ có tác dụng làm tăng nhanh hay chậm sự phát triển sản xuất.

b. Lao động, trình độ lao động

Ngƣời lao động với kỹ năng, kinh nghiệm và tập quán sản xuất của mình là lực lƣợng cơ bản của nền sản xuất xã hội. Do đó, sự phân bố dân cƣ và phân bố nguồn lao động nói riêng có ảnh hƣởng rất lớn tới việc phát triển và phân bố sản xuất. Họ còn là lực lƣợng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra của xã hội. Việc cải thiện đời sống của nhân dân nâng cao sức mua của dân cƣ trong vùng cũng là nhân tố kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất.

c. Dân tộc, thành phần dân tộc và tập quán

Dân số mỗi vùng gồm nhiều dân tộc. Mỗi một dân tộc có một tập quán sản xuất, địa bàn sản xuất và cƣ trú khác nhau. Do đó, khi phát triển và phân bố sản xuất cần chú ý đến tập quán sản xuất tiêu dùng và địa bàn cƣ trú của họ nhằm phát huy những tập quán sản xuất tốt, khắc phục các tập quán sản xuất lạc hậu của họ. Sự phát triển của ASXH phụ thuộc vào nhận thức chung về ASXH của xã hội. Khi ngƣời dân và Nhà nƣớc hiểu rõ tầm quan trọng của ASXH, từ đó tự nguyện và tích cực tham gia, thì công tác ASXH mới có cơ hội phát triển và ngƣợc lại.

d. Nghề nghiệp và truyền thống sản xuất

Nghiên cứu nghề nghiệp và truyền thống sản xuất của một vùng là nhằm sử dụng hợp lý lao động, phát huy đƣợc kỹ năng, kỹ xảo vốn có lâu đời của nhân dân lao động, làm cho sản xuất phát triển nhanh chóng theo hƣớng chuyên môn hóa và sản phẩm đạt chất lƣợng cao.

1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế

a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

trƣởng kinh tế tạo điều kiện cho ngƣời dân có cuộc sống tốt hơn, tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế. Ngƣời lao động có thu nhập cao và ổn định vừa đảm bảo đƣợc những chi tiêu thƣờng xuyên, có điều kiện tốt hơn để tham gia vào các loại hình bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với Nhà nƣớc (nộp thuế từ thu nhập cá nhân, doanh nghiệp), Nhà nƣớc sẽ có nguồn thu nhiều hơn, có điều kiện tài chính tốt hơn để đóng góp cho các quỹ xã hội (để chi trả cho các đối tƣợng hƣởng từ NSNN).

b. Cơ cấu kinh tế

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng địa bàn và tín hiệu thị trƣờng, kết hợp với phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, tận dụng thời gian nông nhàn.

c. Cơ sở hạ tầng

Việc xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật có vai trò rất to lớn và có ý nghĩa quyết định thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Nhà nƣớc không nhất thiết phải đầu tƣ toàn bộ mà cần xây dựng quy hoạch tổng thể và tập trung đầu tƣ vào những khâu trọng yếu, đồng thời có chính sách khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên nhằm phát huy đƣợc nguồn vốn tổng lực.

d. Các chính sách và thể chế

Thứ nhất, về thể chế chính sách. Thể chế chính sách là trụ cột quan trọng của hệ thống ASXH, nó xác định đối tƣợng tham gia, đối tƣợng điều chỉnh; xác định các chính sách, các chế độ đóng góp, thụ hƣởng và những điều kiện ràng buộc. Ngoài ra, thể chế chính sách còn xác định trách nhiệm của bộ, ngành, địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách và chế độ đề ra. Việc này rất quan trọng vì khi xác định đúng, chủ trƣơng, chính sách sẽ đến với đối tƣợng thực sự cần nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, tạo công bằng xã

hội thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Thứ hai, về thể chế tài chính. Thể chế tài chính cũng rất quan trọng vì nó xác định cơ chế tạo nguồn tài chính phù hợp cho từng loại chính sách, từng nhóm đối tƣợng. Thể chế tài chính còn là cơ chế thu và chi sao cho cân đối thu chi, đảm bào thu chi tƣơng đối và đảm bảo chất lƣợng cung cấp dịch vụ. Cơ chế quản lý và sử dụng nguồn tài chính phải đảm bảo hiệu quả, đảm bảo an toàn cho nguồn quỹ.

e. Đội ngũ cán bộ thực thi

Tổ chức bộ máy theo dõi và triển khai chính sách ASXH là rất quan trọng vì các chính sách có tính khả thi hay không, có đi vào cuộc sống hay không phải có một bộ máy tổ chức trung gian giúp cho Nhà nƣớc nắm bắt đƣợc nguyện vọng chính đáng của ngƣời dân, của đối tƣợng mà chính sách hƣớng đến, thông qua cơ quan tham mƣu đề xuất chính sách, khi chính sách đƣợc ban hành thì bộ máy này triển khai theo dõi, thực hiện và đánh giá việc thực hiện.

Cán bộ là cái gốc của công việc. Công việc thành hay bại đều ở nơi cán bộ tốt hay kém. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và giám sát thực thi chính sách ASXH rất quan trọng đòi hỏi họ phải có năng lực chuyên môn, sâu sát cơ sở, thấu hiểu tâm lý và tình cảm của ngƣời dân, phải có lòng nhiệt tình say sƣa, tận tâm với công việc đƣợc phân công, phải thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc các cấp với ngƣời dân và ngƣợc lại.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI TẠI TỈNH QUẢNG NAM

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN AN SINH XÃ HỘI TẠI TỈNH QUẢNG NAM AN SINH XÃ HỘI TẠI TỈNH QUẢNG NAM

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam, có tọa độ địa lý khoảng 14054’đến 16013’B và từ 10703’đến 108045’Đ. Phía bắc giáp với thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh KonTum, phía đông giáp với biển Đông rộng lớn với đƣờng bờ biển dài hơn 125 km, phía tây giáp với tỉnh Seekoong của nƣớc CHDCND Lào. Là tỉnh nằm trên hai tuyến đƣờng bộ xuyên Việt là quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh và đƣờng sắt Bắc Nam, ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 14, nằm gần với đƣờng biển quốc tế. Đồng thời, Quảng Nam nằm trong trục kinh tế trọng điểm Miền Trung, hành lang Đông - Tây và nằm trên con đƣờng di sản Miền Trung tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên kết phát triển kinh tế và du lịch với các tỉnh lân cận.

Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố (trong đó có 9 huyện miền núi; 9 huyện, thành phố đồng bằng)với 244 xã phƣờng thị trấn.Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Tam Kỳ.

b. Địa hình

Quảng Nam có địa hình phong phú và đa dạng, bao gồm núi đồi, đồng bằng, ven biển và biển đảo, hƣớng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dãi đồng bằng ven biển. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm Sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông

Trƣờng Giang. Với địa hình này tạo nên những cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng chứa đựng nhiều nhiều tài nguyên du lịch có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên. Song mức độ chia cắt về địa hình lớn, hiểm trở nên việc di chuyển giữa các vùng tƣơng đối khó khăn và có ảnh hƣởng lớn đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông cũng nhƣ khả năng bố trí sắp xếp lại sản xuất.

Nhìn chung, đối với các huyện, thành phố vùng đồng bằng thuộc tỉnh thì vị trí địa lý, địa hình khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội mở rộng quan hệ với các vùng lân cận,.. nhƣng ngƣợc lại đối với các huyện miền núi thì còn khá nhiều khó khăn do vị trí địa lý và địa hình không thuận lợi mà mặt khác việc phát triển kinh tế ở các vùng núi cao biên giới này còn gắn với quốc phòng an ninh, bảo vệ văn hóa và môi trƣờng sinh thái.

c. Đất đai

Quảng Nam có diện tích đất toàn tỉnh là 1.043.836,96 ha gồm nhiều loại đất khác nhau, đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp lớn. Bên cạnh đó đất chƣa qua sử dụng cũng còn khá nhiều, cụ thể là 104.604 ha chiếm 10,02% tổng diện tích, do đa phần đất chƣa sử dụng là núi đá không thể canh tác, điều đó thể hiện qua bảng 2.1 dƣới đây:

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn thời gian qua

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 1.043.836,96 100

1 Đất nông lâm nghiệp 846.453 81,09

Đất sản xuất nông nghiệp 119.819 11,48 Đất lâm nghiệp 726.634 69,61

2 Đất phi nông nghiệp 92.780 8,89

a. Đất chuyên dùng 36.809 3,53 b. Đất khu dân cư 21.527 2,06

3 Đất chƣa sử dụng 104.604 10,02

Qua bảng 2.1 cho thấy, đất nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất của toàn tỉnh, cụ thể nhƣ sau :

- Đất nông, lâm nghiệp 846.453 ha, chiếm 81,09 diện tích toàn tỉnh. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 119.819 ha chiếm 11,48%, đất lâm nghiệp 726.634 ha, chiếm 69,61%.

- Đất phi nông nghiệp 92.780 ha, chiếm tỷ lệ 8,89% trong đó đất chuyên dùng chiếm 3,53 %, đất ở chiếm 2,06 %;

- Đất chƣa sử dụng 104.604 ha chiếm 10,02%.

d. Khí hậu

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mƣa. Nhiệt độ trung bình năm 26,60

C. Tháng 5, 6,7,8 là khoảng thời gian nóng và khô hạn nhất trong năm, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1.

Khí hậu nhìn chung thích hợp cho việc trồng lúa nƣớc ở vùng đồng bằng, trồng cây ăn quả và các loại cây lấy gỗ ở vùng trung du và miền núi. Song do mùa khô thƣờng kéo dài trên 6 tháng, cuối mùa khô thƣờng nắng nóng, gió Tây Nam mạnh xuất hiện làm tăng lƣợng bốc hơi, trong khi đó lƣợng mƣa trong mùa này thƣờng rất thấp nên thƣờng xảy ra khô hạn, thiếu nƣớc ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và nƣớc dùng cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Quảng Nam thƣờng chịu tác động sâu sắc và thƣờng xuyên của các hiện tƣợng thời tiết khắc nghiệt nhƣ bão, áp thấp nhiệt đới.Vào mùa mƣa, tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm, mƣa bão và áp thấp nhiệt đới trùng với mùa mƣa cộng với độ dốc của địa hình gây ra hiện tƣợng trƣợt, lỡ đất, lũ quét ở các huyện miền núi và ngập lụt ở các huyện đồng bằng. Lũ quyét làm sạt lỡ núi ảnh hƣởng đến công trình giao thông, thiệt hại cho cơ sở hạ tầng, xói mòn đất nông nghiệp, gây thiệt hại cho cây cối, đất

đai ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp. Các đợt thiên tai tàn phá đã tác động sâu sắc đến hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân trong tỉnh.

2.1.2. Đặc điểm về điều kiện xã hội

a. Dân số, mật độ dân số

Dân số Quảng Nam là 1.461.164 ngƣời, bên cạnh ngƣời Kinh sinh sống còn có 19 dân tộc thiểu số, trong đó có 4 tộc ngƣời thiểu số cƣ trú lâu đời là ngƣời Cơ Tu, ngƣời Co, ngƣời Gié Triêng, ngƣời Xê Đăng và một số tộc ngƣời thiểu số mới di cƣ đến với tổng số dân trên 10 vạn ngƣời, chiếm 7,2% dân số toàn tỉnh. Đa phần họ sống ở các huyện miền núi với hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp truyền thống phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nên đời sống của các vùng dân tộc còn rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, do có nhiều tộc ngƣời thiểu số sinh sống trên địa bàn nên Quảng Nam rất đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán.

Quảng Nam có mật độ dân số trung bình là 139 ngƣời km2, có đến 81,4% dân số sinh sống ở nông thôn. Quảng Nam có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nƣớc. Dân cƣ phân bố không đồng đều giữa các huyện, thành phố trong tỉnh, tập trung đông nhất là ở 2 thành phố thuộc tỉnh và ở các huyện đồng bằng và dọc quốc lộ 1A, điều đó thể hiện qua bảng 2.2 sau:

Bảng 2.2. Tình hình dân số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam qua các năm

TT Xã

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

DSTB 1000(ng) MĐDS (ng/km2) DSTB 1000(ng) MĐDS (ng/km2) DSTB (1000ng) MĐDS (ng/km2) Tổng số 1.437,7 138 1.450,1 139 1.461,1 140 1 Tam Kỳ 109,5 1.177 110,7 1.192 111,3 1.199 2 Hội An 91,1 1.469 92,0 1.491 92,5 1.500 3 Núi Thành 139,2 260 140,3 262 141 264

4 Điện Bàn 200,5 932 202,3 942 204 950 5 Đại Lộc 147,0 250 148,2 252 149,5 255 6 Duy Xuyên 121,9 408 122,9 411 123,8 414 7 Quế Sơn 82,4 328 83,0 330 83,5 333 8 Thăng Bình 178,0 461 179,4 465 180,3 468 9 Hiệp Đức 38,3 77 38,5 78 38,8 78 10 Nam Giang 26,0 14 23,2 12 23,5 13 11 Phƣớc Sơn 23,1 20 23,4 20 23,6 21

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)