Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 73 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5. Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo

Công tác xóa đói giảm nghèo là một chủ trƣơng lớn, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, mục tiêu kinh tế - xã hội cấp thiết mà Đảng và Nhà nƣớc ta nói chung cũng nhƣ các cấp lãnh đạo tỉnh Quảng Nam nói riêng luôn đặc biệt quan tâm trong nhiều năm qua.

Trong giai đoạn 2006-2010:Thực hiện Quyết định số 07 2006 QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tƣớng chính phủ về phê duyệt chƣơng trình phát triển kinh tế -xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010. Quảng Nam cũng đã căn cứ vào đó xây dựng chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 dựa trên những đặc

điểm riêng của địa phƣơng. Sau 5 năm thực hiện chƣơng trình đã đem lại những kết quả cơ bản là:

- Hầu hết các mục tiêu của Chƣơng trình đều đạt và vƣợt so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm nhanh, tuy không đều qua từng năm nhƣng vẫn đạt và vƣợt so với kế hoạch đề ra: Trong 5 năm giảm đƣợc 14,44% hộ nghèo,tƣơng ứng 45.473 hộ, bình quân giảm 3,61% năm(từ 26,65% năm 2006 giảm còn 12,21% năm 2010 theo chuẩn nghèo áp dụng giai đoạn 2006-2010), trong đó khu vực thành thị giảm 7,31%, khu vực nông thôn giảm 19,05%, riêng khu vực nông thôn miền núi giảm 19,39%, bình quân giảm 4,85% năm (từ 52,17% xuống còn 32,78%), nhƣng vẫn chƣa đạt mục tiêu chƣơng trình.

- Ngƣời nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn và các xã nghèo đặc biệt khó khăn đã đƣợc hỗ trợ, thụ hƣởng từ nhiều dự án, chính sách giảm nghèo thuộc Chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2006-2010:

+ Hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhiều hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập thông qua việc cho vay ƣu đãi, mở các đợt tập huấn, hội thảo các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề; đầu tƣ xây dựng 110 công trình hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh tại 21 xã nghèo đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; đào tạo nghề miễn phí cho lao động nghèo.

+ Hỗ trợ, tạo cơ hội cho nhiều ngƣời nghèo, cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội: Mua và cấp miễn phí thẻ Bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo và đối tƣợng xã hội khác; hỗ trợ mua thẻ Bảo hiểm y tế cho ngƣời cận nghèo; miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp cho học sinh, sinh viên nghèo; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định số 134, nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 167 2008 QĐ-TTg, hỗ trợ xây dựng mới nhà đại đoàn kết; trợ giúp pháp lý miễn phí cho lƣợt ngƣời nghèo và thực hiện miễn, giảm thuế nhà, đất cho hộ nghèo.

Trong giai đoạn 2010-2013: Trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai một số chƣơng trình, chính sách giảm nghèo, nhiều cơ chế, chính sách giảm nghèo đặc thù mới đƣợc ban hành, đƣợc điều chỉnh bổ sung góp phần hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững. Các chƣơng trình về xóa đói giảm nghèo tập trung vào những huyện, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao mà chủ yếu là ở các 9 huyện miền núi. Các chƣơng trình bao gồm: Chƣơng trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo, Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015 và định hƣớng đến năm 2020, nội dung chủ yếulà tiếp tục hỗ trợ đầu tƣ kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra còn có các chƣơng trình khác nhƣ giải quyết việc làm, giáo dục, y tế, tín dụng ƣu đãi, khuyến nông và phát triển nông thôn, hỗ trợ pháp lý…

a. Một số chương trình XĐGN cụ thể

Trong khuôn khổ luận văn của mình, tác giả chỉ lựa chọn nêu một số chƣơng trình để xem xét, đánh giá. Đó là chƣơng trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm, chƣơng trình y tế.

- Chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, ngày 27 11 2009 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1956 QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, những năm qua, nhất là từ năm 2011 trở lại đây, tỉnh Quảng Nam đã đẩy mạnh công tác dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu lao động theo hƣớng cơ cấu lại nền kinh tế. Trong đó đã chú trọng đầu tƣ cho các trung tâm dạy nghề cấp huyện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cũng nhƣ đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, xây dựng chƣơng trình, giáo trình dạy nghề phục vụ cho công tác đào tạo nghề.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 49 cơ sở dạy nghề, trong đó gồm có 01 trƣờng cao đẳng nghề, 3 trƣờng trung cấp nghề; 16 trung tâm dạy nghề công lập ở huyện; còn lại là các cơ sở dạy nghề khác thuộc các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và các cơ sở dạy nghề của tƣ nhân. Trong 3 năm qua, các cơ sở dạy nghề đã đào tạo nghề cho 65.000 ngƣời, Trong đó chủ yếu là đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 3 tháng. Đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với gần 7.500 học viên theo học. Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề gần 67%, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 31,5% năm 2010 lên 36,6% năm 2013. Cơ cấu lao động phi nông nghiệp chiếm hơn 45%; lao động nông nghiệp dƣới 55% trong tổng số lao động, bình quân mỗi năm chuyển dịch hơn 1,4% lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. So với Nghị Quyết đề ra, chỉ tiêu lao động nông nghiệp đến 2015 chiếm dƣới 42% thì cần phải tiếp tục phấn đấu nhiều hơn.

Giải quyết việc làm cho lao động tại chổ trên địa bàn tỉnh đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Cùng với việc thực hiện các giải pháp đào tạo nghề, công tác giải quyết việc làm cũng luôn đƣợc quan tâm. Năm 2013, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm 39.000 lao động, đạt chỉ tiêu đề ra. Nhƣ vậy, qua 03 năm 2011-2013, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho hơn 115.000 lao động, bằng 57,5% chỉ tiêu cho cả kế hoạch phát triển 5 năm (2011-2015), trong đó có 600 lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài.

- Chương trình chăm sóc y tế với mục tiêu xóa đói giảm nghèo

Bên cạnh chƣơng trình giáo dục, chƣơng trình y tế đã có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia y tế đƣợc triển khai đảm bảo đúng tiến độ. Mạng lƣới y tế cơ sở đƣợc củng cố và nâng cấp. Số bác sỹ vạn dân tăng dần qua các năm, từ 4,7 bác sỹ vạn dân năm 2010 lên hơn 5,6 bác sỹ vạn dân năm 2013.Tỉnh đã duy trì và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh và chƣơng trình phòng chống lao, phòng chống

sốt rét, bƣớu cổ, bệnh phong, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong độ tuổi và phụ nữ có thai đƣợc chú trọng, tăng cƣờng giám sát, kiểm tra thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nhờ đó đã đẩy lùi đƣợc các bệnh truyền nhiễm các dịch vụ y tế ngày một đa dạng. Nhiều công nghệ mới đƣợc nghiên cứu và ứng dụng, việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã có nhiều cố gắng hơn trƣớc. Nhìn chung, tình hình sức khỏe của nhân dân đã đƣợc cải thiện rõ rệt, không có dịch bệnh, ngộ độc xảy ra trên quy mô lớn.Chú trọng thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo, cho trẻ em dƣới 6 tuổi và các trƣờng hợp chính sách xã hội khác thông qua việc cấp phiếu KCB miễn phí.

Tuy nhiên, do địa hình rộng lớn, giao thông đi lại khó khăn, nhất là các huyện miền núi, điều kiện tự nhiên đã tạo thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển nhƣ sốt rét, lao, bệnh đƣờng ruột, .... Vì vậy, tỷ lệ ngƣời mắc bệnh còn nhiều. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng còn khoảng 13,5%.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã thực hiện đồng bộ nhiều chính sách khác: + Chính sách đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nông thôn và miền núi nghèo. Kết cấu hạ tầng nông thôn từ các chƣơng trình theo Nghị quyết 30a và chƣơng trình các huyện nghèo ngoài 30a; chƣơng trình 135 giai đoạn 2, các xã bãi ngang ven biển, kiên cố hóa trƣờng học, các công trình giao thông, thủy lợi, trạm y tế, chợ, nƣớc sinh hoạt, điện nông thôn, ... đƣợc đầu tƣ bằng nhiều nguồn vốn, góp phần quan trọng cho việc đổi mới bộ mặt nông thôn. 98% số xã có điện với 98,4% số hộ sử dụng điện; hơn 97% số xã có đƣờng ô tô đến trung tâm.Chƣơng trình bê tông hóa giao thông nông thôn tiếp tục đƣợc thực hiện theo Nghị Quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; năm 2013 ngân sách tỉnh hỗ trợ gần 100 tỷ đồng, cùng với ngân sách cấp huyện và đóng góp của nhân dân, đã xây dựng hoàn thành gần 265 km đƣờng giao thông nông thôn, 460 cống các loại với tổng mức đầu tƣ hơn 186 tỷ đồng.

triển sản xuất kinh doanh thông qua ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn,... Đa số nguồn vốn tín dụng ƣu đãi đƣợc tập trung sử dụng cho phát triển sản xuất, làm nhà và hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo.

b. Một số chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèogiai đoạn thực hiện chương trình XĐGN 2010-2013

Trong giai đoạn 2010-2013, cùng với các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo còn có nhiều có khá nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời nghèo trên địa bàn tỉnh, điều đó thể hiện qua bảng 2.25 nhƣ sau:

Bảng 2.25. Tổng hợp số hộ và kinh phí trợ cấp hộ nghèo qua các năm

Các chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Tổng số hộ nghèo Hộ 90.109 79.482 69.344 58.269 2. Tỷ lệ hộ nghèo % 24,17 20,9 17,93 15,04 3. Kinh phí trợ cấp hỗ trợ dụng cụ học tập, học phí theo NĐ 49 2010hộ nghèo. Tr.đ 14.792 69.603 76.683 85.234 4. Hỗ trợ ăn trƣa cho trẻ 3- 5

tuổi theo QĐ 239 QĐ-TTg, QĐ 60/2011-TTg

Tr.đ 0 2.784 3.841 13.943 5. Mua BHYT cho ngƣời

nghèo theo Luật BHYT Tr.đ 97.801 124.130 132.114 125.649 6. Hỗ trợ tiền điện cho hộ

nghèo theo QĐ 289 QĐ-TTg Tr.đ 0 0 28.610 24.836 7. Hỗ trợ tết cho ngƣời nghèo. Tr.đ 14.288 18.017 20.803 0 Tổng số tiền trợ cấp cho hộ

nghèo Tr.đ 126.881 214.534 262.051 249.662

Từ số liệu ở bảng 2.25 cho thấy,trong khi tổng số hộ nghèo đƣợc giảm dần qua các năm thìtổng số kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho đối tƣợng nghèo hàng năm lại tăng lên, nếu nhƣ năm 2010 số hộ nghèo là 90.109 hộ và tổng kinh phí trợ cấp cho hộ nghèo là 126.881 triệu đồng thì năm 2013 tổng số hộ nghèo giảm xuống còn 58.269 hộ nhƣng tổng số kinh phí trợ cấp cho ngƣời nghèo lại tăng lên đến 249.662 triệu đồng. Trong đó nguồn kinh phí trợ cấp để mua BHYT và kinh phí trợ cấp hỗ trợ dụng cụ học tập, học phí theo NĐ 49/2010 hộ nghèo tăng lên nhiều nhất, chiếm 84,47% tổng kinh phí hỗ trợ cho hộ nghèo năm 2013.

Kết quả sau 4 năm thực hiện (năm 2010 đến năm 2013), với sự nổ lực của các ngành, các cấp và ý thức tự vƣơn lên của bản thân các hộ nghèo, Quảng Nam đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 24,17% năm 2010 xuống còn 15,04% năm 2013. Có đến 31.840 hộ nghèo đã thoát nghèo trong giai đoạn này. Điều đó chứng minh rằng trong những năm trở lại đây Quảng Nam rất chú trọng và quan tâm đến công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết kịp thời các chế độ chính sách, tạo điều kiện để ngƣời nghèo có nhiều cơ hội học tập, nâng cao sức khỏe, tiếp cận với cơ sở hạ tầng tốt hơn, các nguồn vốn vay ƣu đãi và các khoá đào tạo nghề,...

Song nhìn chung, cơ chế đầu tƣ còn dàn trải, một số chính sách, dự án ban hành còn chồng chéo (cả về cơ chế thực hiện cũng nhƣ quản lý, điều hành, nhƣ: nhà ở, khuyến nông, lâm, ngƣ và hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề, y tế, giáo dục, Nghị quyết 30a...); khi ban hành chƣa tính kỹ nguồn lực thực hiện chính sách (nhƣ Quyết định 167 2008 QĐ-TTg, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, Quyết định 157 2007 QĐ-TTg,…) dẫn đến khó thực hiện do không đảm bảo đủ khả năng ngân sách để thực hiện. Các chính sách giảm nghèo do Trung ƣơng ban hành trong giai đoạn này đa phần là chính sách hỗ trợ trực tiếp đến đối tƣợng (giáo dục, y tế cho ngƣời nghèo, hỗ trợ tiền điện,

trợ giúp hộ nghèo đột xuất,…) tạo nên xu hƣớng “xin nghèo” trong nhân dân và một số địa phƣơng. Mặt khác, các chƣơng trình này không tính toán đến kinh phí phục vụ công tác quản lý điều hành trong quá trình thực hiện chính sách.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn của nền kinh tế nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng nhƣng với sự vào cuộc của các ban, ngành và công tác tuyên truyền kêu gọi ủng hộ của toàn xã hội. Đến nay việc xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo và trợ cấp xây nhà cho hộ nghèo theo Quyết định số 167 QĐ-TTg ngày 12 12 2008 của Thủ tƣớng Chính phủ trên địa bàn tỉnh đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Nếu nhƣ trong năm 2011 mới chỉ có 457 nhà đại đoàn kết đƣợc xây dựng thì trong năm 2013 con số này đã là 1346 nhà với tổng kinh phí xây dựng 14.132 triệu đồng (riêng vì lý do đã nếu ở đoạn trên, kinh phí trợ cấp xây dựng nhà cho hộ nghèo theo Quyết định số 167 QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ chỉ thực hiện đến hết năm 2012). Đây cũng là sự cố gắng không nhỏ của tỉnh trong công tác trợ giúp và cứu trợ xã hội thể hiện tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, lá lành đùm lá rách trong cộng đồng.

Bên cạnh việc hỗ trợ về nhà cho ngƣời nghèo, tỉnh cũng đã có sự quan tâm khá lớn đến những đối tƣợng nạn nhân chất độc da cam cần đƣợc trợ giúp. Tuy hội nạn nhân chất độc da cam DIOXIN tỉnh mới chỉ thành lập khoảng 5 năm trở lại đây nhƣng đã phát huy vai trò đầu tàu trong công tác hỗ trợ với số đối tƣợng đƣợc hỗ trợ trong cả giai đoạn (3 năm) là 7.475 ngƣời với số kinh phí là 8.417 triệu đồng. Điều đó đƣợc thể hiện qua bảng 2.26 nhƣ sau:

Bảng 2.26. Tổng hợp tình hình hỗ trợ các đối tượng nghèo, tàn tật từ nguồn huy động khác Các chỉ tiêu Đvt Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Tổng số nhà đại đoàn kết xây dựng

cho hộ nghèo. Nhà 457 780 1.346

2. Kinh phí trợ cấp xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Triệu

đồng 5.849 15.252 14.132 3. Tổng số nhà cho hộ nghèo theo

Quyết định số 167 QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ

Nhà 7.334 3502 0

4. Kinh phí trợ cấp xây dựng nhà cho hộ nghèo theo Quyết định số 167 QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ

Tỷ

đồng 183 167 0

5. Tổng số ngƣời đƣợc hỗ trợ theo diện

bị nhiễm chất độc da cam DIOXIN Ngƣời 3.208 5.670 7.475 6. Kinh phí hỗ trợ đối tƣợng bị nhiễm

chất độc da cam DIOXIN

Triệu

đồng 2.086 3.384 2.947

Nguồn: Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Quảng Nam, Hội nạn nhân chất độc da cam DIOXIN.

c. Mức độ tác động công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh qua các năm

Nhƣ đã đánh giá ở phần trên, cùng với sự nổ lực của các ngành các cấp và ý thức tự vƣơn lên của bản thân các hộ nghèo, Quảng Nam đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 24,17 % năm 2010 xuống còn 15,04 % năm 2013 với số hộ thoát nghèo là 31.840 hộ. Thành quả đó cho thấy công tác xóa đói giảm nghèo đã

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 73 - 83)