Đặc điểmvề điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 40 - 45)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểmvề điều kiện xã hội

a. Dân số, mật độ dân số

Dân số Quảng Nam là 1.461.164 ngƣời, bên cạnh ngƣời Kinh sinh sống còn có 19 dân tộc thiểu số, trong đó có 4 tộc ngƣời thiểu số cƣ trú lâu đời là ngƣời Cơ Tu, ngƣời Co, ngƣời Gié Triêng, ngƣời Xê Đăng và một số tộc ngƣời thiểu số mới di cƣ đến với tổng số dân trên 10 vạn ngƣời, chiếm 7,2% dân số toàn tỉnh. Đa phần họ sống ở các huyện miền núi với hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp truyền thống phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nên đời sống của các vùng dân tộc còn rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, do có nhiều tộc ngƣời thiểu số sinh sống trên địa bàn nên Quảng Nam rất đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán.

Quảng Nam có mật độ dân số trung bình là 139 ngƣời km2, có đến 81,4% dân số sinh sống ở nông thôn. Quảng Nam có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nƣớc. Dân cƣ phân bố không đồng đều giữa các huyện, thành phố trong tỉnh, tập trung đông nhất là ở 2 thành phố thuộc tỉnh và ở các huyện đồng bằng và dọc quốc lộ 1A, điều đó thể hiện qua bảng 2.2 sau:

Bảng 2.2. Tình hình dân số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam qua các năm

TT Xã

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

DSTB 1000(ng) MĐDS (ng/km2) DSTB 1000(ng) MĐDS (ng/km2) DSTB (1000ng) MĐDS (ng/km2) Tổng số 1.437,7 138 1.450,1 139 1.461,1 140 1 Tam Kỳ 109,5 1.177 110,7 1.192 111,3 1.199 2 Hội An 91,1 1.469 92,0 1.491 92,5 1.500 3 Núi Thành 139,2 260 140,3 262 141 264

4 Điện Bàn 200,5 932 202,3 942 204 950 5 Đại Lộc 147,0 250 148,2 252 149,5 255 6 Duy Xuyên 121,9 408 122,9 411 123,8 414 7 Quế Sơn 82,4 328 83,0 330 83,5 333 8 Thăng Bình 178,0 461 179,4 465 180,3 468 9 Hiệp Đức 38,3 77 38,5 78 38,8 78 10 Nam Giang 26,0 14 23,2 12 23,5 13 11 Phƣớc Sơn 23,1 20 23,4 20 23,6 21 12 Đông giang 24,0 26 24,2 30 24,4 30 13 Tây Giang 16,9 21 17,2 19 17,5 19 14 Nam Trà my 26,0 31 26,3 32 26,6 32 15 Bắc Trà my 38,0 46 38,4 47 38,7 47 16 Tiên Phƣớc 69,5 153 69,8 154 70 154 17 Phú Ninh 77,7 308 78,4 312 78,8 314 18 Nông Sơn 31,7 69 31,8 70 31,8 70

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam

Năm 2013, mật độ dân số tại thành phố Hội An là 1.500 ngƣời km2, thành phố Tam kỳ là 1.199 ngƣời km2; huyện Điện Bàn là 955 ngƣời km2, nhƣng ở huyện Nam giang chỉ có 13 ngƣời km2; huyện Tây giang chỉ có 19 ngƣời km2.

b. Lao động

- Quy mô lao động:

Nhìn chung, Quảng Nam có lực lƣợng lao động dồi dào và đều tăng qua các năm, điều đó thể hiện qua bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3. Tình hình lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Dân số trung

bình Ngƣời 1.427.911 1.437.719 1.449.000 1.461.164 2. Số ngƣời trong

độ tuổi lao động Ngƣời 838.700 849.400 866.900 918.558 - Có khả năng lao động Ngƣời 819.822 830.090 846.245 896.417 - Mất khả năng lao động Ngƣời 18.878 19.319 20.655 22.141 3. Tỷ lệ so với DSTB (2/1) % 58,74% 59,08% 59,83% 62,86%

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam

Qua bảng 2.3 cho thấy, số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao, nếu năm 2010 là 838.700 ngƣời, chiếm 58,74% dân số toàn tỉnh thì đến năm 2011 tăng lên là 849.400 ngƣời, chiếm 59,08%, .... và đến năm 2013 là 918.558 ngƣời, chiếm 62,86%. Trong đó, số ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng lao động tăng từ 819.822 ngƣời năm 2010 lên 896.417 ngƣời năm 2013, đạt tốc độ tăng bình quân là 3,11% năm.

- Chất lượng nguồn lao động:

Trong những năm qua, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động tỉnh Quảng Nam đƣợc nâng lên đáng kể nhờ chủ trƣơng đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề đang đƣợc quan tâm, nhƣ thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ; Tổ chức các lớp bồi dƣỡng cấp chứng chỉ “Kỹ năng dạy học” cho cán bộ kỹ thuật, kỹ sƣ, ngƣời lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề và các trung tâm

khuyến nông, lâm, ngƣ; nông dân sản xuất giỏi… để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn; Tuy nhiên, đội ngũ lao động đƣợc đào tạo, có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh còn hạn chế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2013 đạt 36.56% tổng số lao động, điều này gây khó khăn trong tuyển chọn lao động, do đòi hỏi lao động phải có trình độ nhất định. Song lại có một số ngành, lĩnh vực xuất hiện tình trạng ”thừa thầy, thiếu thợ”, đây cũng là vấn đề báo động đặt ra trong công tác quy hoạch chất lƣợng nguồn lao động tại địa phƣơng.

- Cơ cấu lao động, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế.

Qua các năm, cơ cấu lao động giữa các ngành có nhiều biến động song vẫn chƣa phù hợp với cơ cấu tiến bộ,điều đó đƣợc thể hiện qua bảng 2.4 sau:

Bảng 2.4. Lao động và cơ cấu, chất lượng lao động qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Lao động trong các ngành ngƣời 818.952 830.400 843.650 856.684

- Nông - lâm - ngƣ nghiệp Ngƣời 485.158 474.164 472.687 469.463

- Công nghiệp - Xây dựng Ngƣời 158.186 168.964 174.847 183.330

- Thƣơng mại dịch vụ và các

ngành khác Ngƣời 175.608 187.572 196.116 203.891

2. Cơ cấu lao động % 100 100 100 100

- Nông - lâm - ngƣ nghiệp % 59,24 57,10 56,03 54,8

- Công nghiệp - Xây dựng % 19,32 20,3 20,73 21,4

- Thƣơng mại dịch vụ và các

ngành khác % 21,44 22,59 23,25 23,8

3.Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề % 25,47 28,8 35.09 36.56

Qua bảng 2.4 cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2013 tốc độ tăng trƣởng bình quân của lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tăng liên tục. Năm 2010, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh là 818.952 ngƣời, tăng lên 830.400 ngƣời năm 2011, năm 2012 là 843.650 ngƣời và năm 2013 là 856.684 ngƣời chiếm 58,63 % dân số toàn tỉnh. Trong đó, lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng liên tục qua các năm, nếu nhƣ năm 2010 từ 158.186 ngƣời, chiếm 19,32% trong tổng số lao động đang tham gia trong các ngành kinh tế thì năm 2013 tăng lên 183.330 ngƣời chiếm 21,4%. Lao động trong ngành thƣơng mại - dịch vụ cũng tăng đều qua hàng năm. Tuy nhiên, ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp lại có xu hƣớng giảm dần. Đây cũng là tất yếu khách quan vì hiện tại Quảng Nam là đang chú trọng phát triển các ngành mũi nhọn nhƣ công nghiệp, dịch vụ, du lịch vì vậy mà những điều kiện để phát triển về nông lâm nghiệp ngày càng thu hẹp cả về quy mô lẫn diện tích do đó nguồn lao động cũng vì thế mà có tác động giảm.

Nhìn chung, cơ cấu lao động giữa các ngành nghề còn chƣa phù hợp với cơ cấu tiến bộ, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lớn và năng suất lao động còn thấp. Song Quảng Nam đang có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng hợp lý, phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế của tỉnh.

c. Thu nhập và mức sống

Việc giải quyết và tạo thêm việc làm đang ngày càng giúp tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống.Thu nhập bình quân đầu ngƣời qua các năm tăng nhƣng đời sống ngƣời dân vẫn còn khó khăn, do chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng nhanh cùng với sự tăng trƣởng, điều đó đƣợc thể hiện qua bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5. Đặc điểm xã hội tỉnh thời kỳ 2010-2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Giải quyết và tạo thêm việc làm Ngƣời 37.000 38.000 38.500 39.050

2. Tỷ lệ hộ nghèo % 24,17 20,9 17,93 15,04

3. Thu nhập bình quân đầu

ngƣời/tháng 1.000đ 935,2 1.229,6 1.449 1.650

4.Chỉ số giá tiêu dùng bình quân so

với cùng kỳ năm trƣớc % 108,6 110,2 109,64 106,16

Nguồn Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam

Từ số liệu của bảng 2.5 trên cho thấy việc giải quyết và tạo thêm việc làm đang ngày càng tăng lên về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Năm 2010, số lao động đƣợc tạo việc làm mới chỉ có 37.000 ngƣời thì đến năm 2013 đã tăng lên 39.050 ngƣời, sự tăng lên qua các năm rất đồng đều. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu ngƣời cũng tăng, năm 2010 là 935,2 nghìn đồng tháng ngƣời thì đến năm 2013 là 1.650 nghìn đồng tháng ngƣời.Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,17% năm 2010 xuống còn 15,04% vào năm 2013. Điều này chứng tỏ rằng đời sống ngƣời dân đang từng ngày đƣợc cải thiện và phát triển.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 40 - 45)