Đặc điểmvề điều kiệnkinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 45 - 47)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Đặc điểmvề điều kiệnkinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Nhìn chung, giá trị tổng sản phẩm toàn tỉnh tăng đáng kể qua các năm, năm sau tăng cao hơn năm trƣớc, tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2010-2013 là12,07% năm, điều đó đƣợc thể hiện qua bảng 2.6 sau:

Bảng 2.6. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh thời gian qua Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Giá trị tổng sản phẩm Tỷ đồng 24.611 27.708 30.903 34.359 Nông - lâm - thuỷ sản Tỷ đồng 5.522 5.629 5.891 5.948 Công nghiệp - Xây dựng Tỷ đồng 9.695 11.498 13.092 14.921 Thƣơng mại - dịch vụ Tỷ đồng 9.394 10.580 11.930 13.490 2. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế

bình quân % 13,0 12,58 11,53 11,18

- Nông - lâm - thủy sản % 2,63 1,95 4,65 0,97 - Công nghiệp - xây dựng % 20,06 18,61 13,77 14,06 - Thƣơng mại, dịch vụ % 12,86 12,62 12,76 13,08 3. Cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành % 100 100 100 100 Nông - lâm - thuỷ sản % 22,44 20,03 19,79 17,22 Công nghiệp - Xây dựng % 39,39 41,8 41,03 42,26 Thƣơng mại - dịch vụ % 38,17 38,18 39,18 40,52 4.Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 7.570 10.448 5.008 6.502 5. Chi ngân sách địa phƣơng Tỷ đồng 9.147 13.147 14.146 13.403

Nguồn Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam

Qua bảng 2.6 cho thấy, kinh tế tỉnh luôn duy trì nhịp độ tăng trƣởng và phát triển ổn định, liên tục. Giá trị tổng sản phẩm từ 24.611 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 34.359 tỷ đồng năm 2013.Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 13,0 % năm 2010 và có xu hƣớng giảm trong các năm 2011 đến 2013. Do có sự biến động về kinh tế thế giới nói chung và nƣớc ta nói riêng nên đã phần nào ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh.Trong năm 2013, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân bị giảm xuống còn11,18 %, trong đó giá trị gia tăng khu vực công nghiệp - xây dựng đóng góp 14,06%; khu vực thƣơng

mại dịch vụ - du lịch 13,08 %; khu vực nông lâm nghiệp - thủy sản 0,97%. Đƣợc sự chỉ đạo tích cực của chính quyền địa phƣơng, tuy tốc độ tăng trƣởng của năm 2013 có phần chậm lại so với các năm trƣớc nhƣng tổng thu và chi ngân sách trên địa bàn có những cải thiện hơn năm 2012. Tổng thu ngân sách tăng từ 5.008 tỷ đồng năm 2012 lên 6.502 tỷ đồng năm 2013. Cùng với đó là chi ngân sách tỉnh năm 2012 là 14.146 tỷ đồng giảm xuống trong năm 2013 là 13.403 tỷ đồng. Nhƣ vậy, tổng thu và tổng chi đã giảm dần sự mất cân đối, tạo tiền đề để tỉnh ổn định ngân sách có nguồn vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống, từng bƣớc đảm bảo an sinh cho nhân dân.

b. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế tỉnh đang chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng giá trị các khối ngànhcông nghiệp - xây dựng và thƣơng mại - dịch vụ, trong khi ngành nông-lâm-ngƣ nghiệp có chiều hƣớng giảm dần tỷ trọng.

Tỷ trọng giá trị gia tăng ngành thƣơng mại dịch vụ tăng từ 38,17 % năm 2010 lên 40,52% năm 2013. Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 39,39 % năm 2010 lên 42,26% năm 2013 và tỷ trọng ngành nông, lâm & thủy sản giảm từ 22,44% năm 2010 xuống còn 17,22% năm 2013.

Nhƣ vậy, sự chuyển dịch cơ cấu của tỉnh đã đi đúng hƣớng, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 45 - 47)