Thực trạng công tác bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 47 - 63)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng công tác bảo hiểm xã hội

a. Thực trạng thu bảo hiểm xã hội

- Số người tham gia BHXH:

Quảng Nam có đầy đủ các đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, cơ cấu tham gia BHXH hiện nay chủ yếu tập trung ở khối

hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và doanh nghiệp nhà nƣớc. Sự tham gia của khối ngoài quốc doanh có xu hƣớng tăng song lại không ổn định. Nguyên nhân của sự không ổn định là do một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không ổn định bị giải thể hoặc ngừng hoạt động, đã làm giảm số lƣợng doanh nghiệp cũng nhƣ số lao động tham gia trong loại hình này.

Trong những năm qua, số ngƣời tham gia BHXH liên tục tăng qua các năm, nếu nhƣ năm 2010, toàn tỉnh có khoảng 96.587 ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 3.308 ngƣời tham gia BHXH tự nguyện, thì đến hết năm 2013 con số tham gia BHXH bắt buộc là 118.004 ngƣời và tham gia BHXH tự nguyện là 5.082, tăng bình quân 1,07 lần, chiếm 14,37% số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Bảng 2.7 cho thấy, sự tăng lên về số lƣợng ngƣời và đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn trong vòng 4 năm trở lại đây nhƣ sau:

Bảng 2.7. Số người và số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội

Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Số ngƣời tham gia BHXH

bắt buộc Ngƣời 96.587 104.423 110.162 118.004 2. Số đơn vị tham gia bảo

hiểm xã hội bắt buộc Đơn vị 2.954 3.120 3.289 3.457

+ Tr đó: Khu vực hành chính. Đơn vị 1.855 1.871 1.931 1.967

+ Khu vực sản xuất Đơn vị 1.099 1.249 1.358 1.490 3. Số ngƣời tham gia bảo hiểm

xã hội tự nguyện Ngƣời 3.308 4.042 4.958 5.082

Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu của BHXH tỉnh Quảng Nam

Qua bảng 2.7 có thể thấy, cùng với sự tăng lên về số ngƣời tham gia BHXH thì các đơn vị tham gia đóng BHXH cũng đã tăng lên qua các năm.

Đáng chú ý hơn, đó là số đơn vị thuộc khu vực sản xuất tham gia giai đoạn đầu tuy ít hơn các đơn vị thuộc khu vực hành chính sự nghiệp song chỉ tiêu này đã tăng dần qua các năm với số lƣợng rất đáng kể, nếu nhƣ năm 2010, số đơn vị đóng bảo hiểm thuộc khu vực sản xuất cả tỉnh có khoảng 1.099 đơn vị thì đến hết năm 2013 con số này là 1.490 đơn vị tham gia BHXH, tăng bình quân 1,11 lần và chiếm 43% trong tổng số đơn vị tham gia BHXH tại cùng thời điểm này.

- Mức độ bao phủ của BHXH

Mức độ bao phủ BHXH có tăng lên nhƣng còn thấp, chủ yếu là các đối tƣợng hƣởng lƣơng từ NSNN, điều đó thể hiện qua bảng 2.8 nhƣ sau:

Bảng 2.8. Mức độ bao phủ bảo hiểm xã hội

Đối tƣợng ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.Số ngƣời tham gia BHXH Ngƣời 100.164 108.521 115.120 123.086 2.Sốngƣờitrong độ tuổilaođộng Ngƣời 838.700 849.400 866.900 918.558 3.Mức độ bao phủ BHXH (1 2) % 11,94 12,77 13,28 13,40

Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu của BHXH tỉnh Quảng Nam

Tính đến năm 2013, trong tổng số 918.558 ngƣời trong độ tuổi lao động thuộc diện tham gia BHXH thì mới chỉ có 123.086 ngƣời tham gia, chiếm 13,4%. Nói cách khác, tỷ lệ bao phủ đạt 13,4%. Nhƣ vậy, còn gần 86,6% số số ngƣời trong độ tuổi lao động trên địa bàn vẫn chƣa tham gia BHXH. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới nguồn quỹ BHXH và ảnh hƣởng trực tiếp tới quyền lợi ngƣời lao động.

- Thu bảo hiểm xã hội:

BHXH tỉnh Quảng Nam hoạt động theo ngành dọc và kết tập quỹ bảo hiểm xã hội thu đƣợc về quỹ chung của tỉnh cho tất cả các đơn vị BHXH huyện, thành phố trực thuộc.Trong thời gian qua, công tác tổ chức thu của

BHXH tỉnh Quảng Nam đã đƣợc thực hiện khá đồng bộ. Việc cấp, quản lý và kiểm tra sổ là một khâu luôn đƣợc coi trọng trong quản lý thu BHXH của ngƣời lao động và đơn vị sử dụng lao động.

Hàng tháng, cơ quan BHXH tiến hành thông báo số phải nộp bảo hiểm xã hội đến các chủ sử dụng lao động và cử cán bộ chuyên quản lý việc thu BHXH thƣờng xuyên bám sát đơn vị,đối chiếu tình hình biến động thu hàng tháng và áp dụng các biện pháp đôn đốc nộp tiền bảo hiểm, trong đó luôn chú trọng đôn đốc thực hiện nộp bảo hiểm đối với các đơn vị là doanh nghiệp. Đồng thời, tổ chức làm việc với các đơn vị nợ đọng BHXH để cùng đơn vị tháo gỡ khó khăn, trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về công tác bảo hiểm xã hội… Nhờ các biện pháp tổ chức thu tích cực, số tiền thu BHXH liên tục tăng qua các năm, điều đó thể hiện qua bảng 2.9 sau:

Bảng 2.9. Tình hình thu BHXH tại tỉnh Quảng Nam qua các năm

Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Tổng thu BHXH Tr đ 450.361 558.663 848.354 1.007.535 1.1. Thu BHXH bắt buộc. Tr đ 446.261 551.640 838.037 994.965 + Khu vực hành chính Tr đ 255.447 298.911 455.056 535.766 + Khu vực sản xuất Tr đ 190.814 252.729 382.981 459.199 1.2. Thu BHXH tự nguyện Tr đ 4.100 7.023 10.317 12.570 2. Số nợ đọng BHXH Tr đ 33.674 48.467 61.643 74.202 3. Số ngƣời nộp BHXH Ngƣời 99.895 108.465 115.120 123.086 4. Mức nộp bình

quân ngƣời năm Tr đ 4,51 5,15 7,37 8,19

Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam

Qua số liệu bảng 2.9 cho thấy, số tiền thu BHXH trên toàn tỉnh Quảng Nam hàng năm tăng lên khá nhanh và vững. Nếu nhƣ năm 2010, mới chỉ có 450.361 triệu đồng thì đến năm 2013 con số này là 1.007.535triệu đồng, tăng

2,24 lần so với năm 2010. Một phần do mức lƣơng làm căn cứ đóng BHXH và mức đóng bảo hiểm trung bình cũng tăng hàng năm theo luật định. Song sự tăng lên đó còn có sự góp phần không nhỏ từ vai trò của cơ quan bảo hiểm và ý thức của ngƣời dân trong việc thực hiện quyền lợi của chính mình đã đƣợc chú trọng hơn trƣớc.

Năm 2010 số nộp trung bình một lao động là 4,51 triệu đồng ngƣời năm, đến năm 2013, con số này là 8,219 triệu đồng ngƣời năm. Sự gia tăng mức thu BHXH bình quân đầu ngƣời tăng khá cao qua từng năm đồng nghĩa với việc chất lƣợng thụ hƣởng sẽ cao hơn. BHXH tỉnh đã tổ chức các hình thức tuyên truyền khác nhau nhằm thực hiện có hiệu quả vấn đề ASXH.

Tuy nhiên, bên cạnh sự gia tăng về số lao động và số thu, thì tình trạng nợ đọng và trốn tránh tham gia BHXH của các đơn vị sử dụng lao động còn lớn. Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội tỉnh thì trong năm 2010 nợ bảo hiểm xã hội là 33,67 tỷ đồng đến năm 2013 thì đã tăng lên là 74,2 tỷ đồngchiếm 4,55% số phải thu theo kế hoạch. Số nợ này tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất và các doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả nhƣ: Công ty TNHH may Minh Hoàng 2 (nợ hơn 10,8 tỉ đồng), Công ty CP Hải Hà, Công ty TNHH Việt Lý Miền Trung, Công ty TNHH một thành viên dƣợc phẩm Huỳnh Long ...

Mặc dù có tồn đọng thu BHXH nhƣng cơ quan Bảo hiểm xã hội Quảng Nam vẫn liên tục vƣợt kế hoạch đề ra (năm 2012 đạt 116,0% kế hoạch; năm 2013 thu đạt107,7%kế hoạch đề ra). Điều này cho thấy mức kế hoạch của Quảng Nam vẫn còn “khiêm tốn” so với thực tế.

b. Công tác chi trả bảo hiểm xã hội

Việc chi trả đƣợc thực hiện theo hai hình thức chính là chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp thông qua các các đại lý, đơn vị sử dụng lao động đƣợc cơ quan BHXH ủy quyền chi trả. Trong các năm qua, việc thực hiện chi trả

BHXH ở Quảng Nam đã đạt nhiều kết quả tốt, đảm bảo nguyên tắc chi đúng, chi đủ, chi kịp thời. Mặc dù số lƣợng ngƣời đƣợc chi trả BHXH tăng nhanh qua các năm song BHXH Quảng Nam luôn chủ động nguồn tiền để chi trả theo lịch chi trả ổn định hàng tháng đã tạo sự tin tƣởng và yên tâm cho các đối tƣợng. Cụ thể:

- Số người hưởng BHXH

Tham gia bảo hiểm xã hội, ngƣời tham gia đƣợc hƣởng các chế độ sau: trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tuất và hƣu trí. Nội dung hƣởng BHXH bao gồm: hƣởng một lần, hƣởng theo vụ việc (ốm đau, thai sản, nuôi con ốm, tai nạn lao động, tuất,..) và hƣởng thƣờng xuyên (lƣơng hƣu, mất sức, BNN, tuất).

Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2013, số ngƣời đƣợc nhận BHXH ở tỉnh Quảng Nam tăng lên rất nhanh ở tất cả các nhóm đối tƣợng hƣởng. Năm 2010, toàn tỉnh chỉ có 73.216 ngƣời hƣởng BHXH thì đến năm 2013 là 108.200 ngƣời tăng lên 34.984 ngƣời, gấp gần 1,5 lần so với năm 2010 và có tốc độ tăng bình quân hàng năm là 13,9%. Để thấy rõ hơn sự biến động về số lƣợng ngƣời hƣởng BHXH trong 4 năm qua, ta xem bảng 2.10 sau:

Bảng 2.10. Số người nhận chi trả BHXH thời gian qua

ĐVT: người

Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lƣơng hƣu trí 18.214 19.128 19.714 20.119

Tuất định xuất 2.577 2.622 2.653 2.755

Ốm đau, thai sản 51.914 55.095 62.908 84.668

Tai nạn LĐ và BNN 511 596 603 658

Tổng cộng 73.216 77.441 85.878 108.200

Qua bảng 2.10 ta thấy, trong số các nhóm đối tƣợng hƣởng trợ cấp thì nhóm ngƣời nhận trợ cấp ốm đau thai sản là chiếm nhiều nhất đồng thời cũng có tốc độ tăng nhanh nhất qua các năm, nếu nhƣ năm 2010 có 51.914 đối tƣợng thì đến năm 2013 đã tăng lên là 84.668 ngƣời, tốc độ tăng bình quân là 17,71% năm và chiếm 78,25% trong tổng số ngƣời hƣởng trợ cấp BHXH năm 2013. Tuy nhiên, nhóm đối tƣợng này là nhóm hƣởng BHXH thời gian ngắn nên thƣờng xuyên có biến động do tăng mới, bổ sung, hết hạn đƣợc hƣởng chế độ BHXH. Bên cạnh đó, số ngƣời hƣởng lƣơng hƣu trí cũng là nhóm có đối tƣợng hƣởng BHXH lớn và tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2010 là 18.214 ngƣời thì đến năm 2013 là 20.119 ngƣời, tốc độ tăng bình quân là 3,37% năm.

- Mức chi trả bảo hiểm xã hội

Công tác quản lý và chi trả các chế độ BHXH cho ngƣời thụ hƣởng là một trong những nhiệm vụ chính của ngành BHXH, bởi nó ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của ngƣời lao động, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Mức chi trả bảo hiểm xã hội tăng mạnh qua từng năm và chủ yếu tập trung ở quỹ hƣu trí, tử tuất. Mặc dù số ngƣời hƣởng của nhóm đối tƣợng này chỉ chiếm 20,95% tổng số ngƣời đƣợc hƣởng BHXH nhƣng số tiền chi trả cho nhóm đối tƣợng này lại chiếm 80,62% tổng số tiền chi trả BHXH trên địa bàn. Tình hình chi trả BHXH cụ thể trên địa bàn đƣợc thể hiện qua bảng 2.11 sau:

Bảng 2.11. Tình hình chi trả BHXHtỉnh Quảng Nam thời gian qua Đvt: Triệu đồng STT Năm Tổng số Trong đó Quỹ BHTN Quỹ hƣu trí, tử tuất Quỹ ốm đau, thai sản Quỹ tai nạn LĐ, BNN 2 2010 540.002 4.381 491.988 40.273 3.360 3 2011 604.353 10.551 526.812 62.898 4.092 4 2012 833.249 29.833 687.300 110.236 5.880 5 2013 963.029 34.170 776.424 145.967 6.468 Tổng cộng 78.935 2.482.524 359.374 19.800

Nguồn: Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Nam qua các năm

Qua số liệu chi trả bảo hiểm đƣợc thu thập từ Bảo hiểm xã hội tỉnh tại bảng 2.11 cho thấy tình hình chi trả bảo hiểm xã hội tăng mạnh qua từng năm, từ 540.002 triệu đồng năm 2010 lên 963.029 triệu đồng năm 2013, tốc độ tăng bình quân là 21,27% năm. Trong đó, bên cạnh nhóm đối tƣợng chiếm tỷ lệ chi lớn nhất là nhóm hƣu trívà tử tuất, thì số tiền chi trả cho nhóm đối tƣợng ốm đau,thai sản cũng khá lớn và có sự tăng lên khá nhanh trong năm 2012 và 2013, từ 62.898 triệu đồng năm 2011 tăng lên 110.236 triệu đồng và 2013 là 145.967 triệu đồng.

- Mức độ tác động của BHXH bắt buộc

Để thấy đƣợc mức độ tác động của bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với đời sống ngƣời dân trên địa bàn, ta xem bảng 2.12 sau:

Bảng 2.12. Mức độ tác động của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nội dung ĐVT Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Mức lƣơng hƣu bình quân Tr.đ ng th 2,251 2,295 2,905 3,216 2. Mức chi tiêu bình quân Tr.đ ng th 2,45 2,76 3,05 3,55

3. Mức độ tác động (1 2) % 92 83 95 91

Qua bảng 2.12 cho thấy, mức độ tác động của BHXH còn thấp chƣa đảm bảo đƣợc mức chi tiêu bình quân và có xu hƣớng giảm mạnh vào năm 2011, từ 92% năm 2010 xuống còn 83% năm 2011 và tăng lên 95% năm 2012 nhƣng đến năm 2013 lại giảm xuống 91%. Trong đó, mức độ tác động đối với ngƣời lao động của khu vực sản xuất thƣờng thấp hơn mức độ tác động chung.

- Mức độ bền vững về tài chính

Bên cạnh mức độ bao phủ và mức độ tác động thì để đánh giá công tác BHXH, ngƣời ta còn quan tâm đến mức độ bền vững về tài chính của quỹ BHXH, thể hiện thông qua việc cân đối thu chi BHXH.

Theo kết quả thống kê cho thấy, chi tiêu từ quỹ bảo hiểm xã hội trong 4 năm gần đây tuy có sự gia tăng lớn.Trong khi đó, mặc dù tồn đọng nợ thu bảo hiểm xã hội, nhƣng nhìn chung công tác tổ chức thu BHXH cơ bản đã thực hiện khá tốt, điều đó thể hiện qua bảng 2.13 nhƣ sau:

Bảng 2.13. Thu, chi hàng năm của quỹ bảo hiểm xã hội

Nội dung Đvt Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Thu BHXH Tr.đ 362.393 558.174 845.458 1.003.656 2. Chi từ quỹ BHXH Tr.đ 241.558 333.810 487.876 626.191 3.Thu-chi hàng năm (-) Thiếu; (+) Thừa Tr.đ 120.835 224.364 357.582 377.465 4. Tỷ lệ chi (2/1) % 66,66 59,80 57,71 62,39

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu của BHXH tỉnh Quảng Nam

Qua bảng 2.13 cho thấy, thời gian qua mức độ bền vững về tài chính của BHXH trên địa bàn tỉnh là tƣơng đối tốt thể hiện ở việc cân đối thu-chi quỹ BHXH của tỉnh luôn trong trạng thái dƣơng, tổng kinh phí chi vẫn nằm trong ngƣỡng thấp hơn tổng số thu. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa tổng số chi tổng số thu có xu hƣớng biến động tăng dần trong năm 2012 sang năm 2013 (Năm 2012 là

57,71% thì đến năm 2013 tăng lên 62,39%).

Ngoài khoản chi trả từ quỹ BHXH cho các đối tƣợng hƣởng chế độ hƣu trí, tử tuất, ốm đau thì hàng năm tỉnh Quảng Nam còn phải sử dụng nguồn từ NSNN để chi trả các chế độ BHXH, chiếm 40% trong tổng nội dung chi này.

2.2.2.Thực trạng công tác bảo hiểm y tế

a. Công tác thu bảo hiểm y tế

- Số người tham gia bảo hiểm y tế

Theo Điều lệ bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2005, nhóm đối tƣợng BHYT bắt buộc gồm ngƣời làm công ăn lƣơng, ngƣời nghèo, ngƣời hƣởng chính sách và ngƣời ăn theo có thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc (thân nhân sĩ quan quân đội và công an) và nhóm BHYT tự nguyện bao gồm nhóm học sinh, sinh viên và các đối tƣợng còn lại khác.

Trong 4 năm từ năm 2010 đến năm 2013, số ngƣời tham gia bảo hiểm y tế ở Quảng Nam có sự tăng lên nhanh chóng. Nếu nhƣ năm 2010, số ngƣời tham gia BHYT là 895.016 ngƣời thì đến năm 2013, con số này là 1.127.569 ngƣời, tăng 232.553 ngƣời. Điều đó thể hiện ở bảng 2.14 dƣới đây:

Bảng 2.14. Số người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh các năm qua

Đối tƣợng Đvt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 +Ngƣời làm công ănlƣơng Ngƣời 100.164 108.521 115.120 123.086 + Đối tƣợng chính sách Ngƣời 50.268 51.920 52.608 53.436 +Ngƣời nghèo, cận nghèo Ngƣời 278.317 329.229 432.056 382.356 + Học sinh, sinh viên Ngƣời 180.960 170.916 157.474 165.579 +BHYT tự nguyện khác Ngƣời 285.307 317.968 360.590 403.112

Tổng số Ngƣời 895.016 978.554 1.117.848 1.127.569

Nguồn: Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Nam qua các năm

Qua bảng 2.14 cho thấy, nếu chỉ xét riêng đối tƣợng tham gia BHYT bắt buộc không phải là ngƣời nghèo, học sinh sinh viên và đối tƣợng chính sách

thì số đối tƣợng thuộc nhóm làm công ăn lƣơng năm 2013 tăng so với năm 2010 là 22.922 ngƣời, trong đó số đối tƣợng thuộc nhóm cán bộ công chức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 47 - 63)