Các chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác thẩm định tín dụng trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VIỆT NAM chi nhánh tỉnh GIA LAI (Trang 40)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN CỦA

1.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác thẩm định tín dụng trong

trong cho vay trung dài hạn

Công tác TĐ cho vay luôn phải đảm bảo mục tiêu hoạt động kinh doanh của NH, cụ thể là hoạt động tín dụng được an toàn, ổn định, chất lượng và phát triển. Để đánh giá kết quả thẩm định cho vay TDH, NHTM dựa vào các chỉ tiêu như sau:

a. Tốc độ tăng trưởng số DAĐT của khách hàng được thẩm định và cho vay qua các năm

Tốc độ tăng trưởng số DAĐT được TĐ và cho vay qua các năm tăng cho thấy khả năng mở rộng hoạt động cho vay DAĐT của NH đang ở trong tình trạng tốt. Điều này có nghĩa là NH thu hút được nhiều KH xin vay vốn để thực hiện đầu tư kinh doanh, chứng tỏ NH đó có uy tín trong việc cung cấp các khoản tín dụng cho vay DAĐT có chất lượng. Đội ngũ KH đông đảo, làm ăn có uy tín thì đó là một trong những dấu hiệu tốt của công tác cho vay của NH mà trong đó có sự đóng góp rất lớn của công tác TĐTD. Chất lượng cho vay của một NH chắc chắn phụ thuộc trước hết vào công tác TĐ của NH đó. Khi tốc độ số DA được TĐ và cho vay ngày càng tăng chứng tỏ việc cấp tín dụng trong cho vay DAĐT trước đó đạt hiệu quả, như vậy đồng nghĩa với việc công tác TĐ cho vay DAĐT tại NH là tốt.

b. Tỷ lệ DAĐT được cho vay trên số DAĐTtiếp nhận và thẩm định

Tỷ lệ các dự án cho vay = (Số lượng số DA sau khi TĐ được duyệt cho vay/ Số hồ sơ DA vay vốn tiếp nhận TĐ) * 100%

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng công tác tổ chức, quản lý hoạt động TĐ định và chất lượng công tác tiếp thị, tư vấn KH vay dự án của NH. Tỷ lệ này phản ánh việc NH chú trọng vào công tác tổ chức, quản lý hoạt động TĐ cũng như thu thập, phân tích thông tin cho quá trình TĐ. Nếu tỷ lệ này quá cao thì chứng tỏ NH chưa thực sự thực hiện việc thẩm định một cách kỹ lưỡng, nghiêm

túc và chặt chẽ.

c. Tỷ lệ dự án được cho vay hoạt động có hiệu quả

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của công tác TĐ vì nó phản ánh khả năng đo lường và dự báo, phòng ngừa rủi ro của bộ phận TĐ. Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ công tác TĐ có hiệu quả và ngược lại.

d. Tỷ lệ dự án không thu hồi được nợ đúng hạn/ Tổng số DAĐT đã cho vay.

Tỷ lệ dự án không thu hồi nợ đúng hạn = (Số dự án không thu hồi nợ đúng hạn/ Tổng số dự án đã cho vay) * 100%.

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của công tác TĐ cho vay dự án đầu tư của NHTM. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác thẩm định còn nhiều hạn chế, chưa đo lường hết những rủi ro phát sinh trong cho vay cần phải rà soát từng khâu, nội dung cụ thể để phát huy tốt vai trò của công tác thẩm định và ngược lại.

e. Tỷ lệ nợ xấu cho vay DAĐT/Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ xấu cho vay DA = (Nợ xấu cho vay DA/Tổng dư nợ cho vay DA) * 100%. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của công tác TĐ cho vay DAĐT của NHTM. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác thẩm định còn nhiều hạn chế, đang có khả năng gặp nhiều rủi ro trong cho vay, tuy chưa đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của NH song chắc chắn rằng chất lượng, hiệu quả của công tác thẩm định nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong cho vay dự án là rất thấp. Trong đó chủ yếu là việc đánh giá năng lực trả nợ của KH là chưa chính xác.

g. Tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro cho vay trung dài hạn:

Ngay từ khi TĐ, NH phải phát hiện những rủi ro lớn hơn lợi nhuận mà việc đầu tư vốn đem lại, và được cảnh báo để không ra quyết định đầu tư. Thành công của công tác TĐ cho vay là đo lường chính xác các rủi ro, có phương án dự phòng tài chính để bù đắp khi xảy ra tổn thất. Đánh giá công thẩm định cho vay TDH, cần phải xem xét chỉ tiêu “Tỷ lệ quỹ dự phòng xử lý

rủi ro cho vay theo dự án trên dư nợ cho vay theo DA”. Tỷ lệ này càng cao thì tài trợ tài chính của NHTM càng tốt, các dự án TĐ cho vay chưa phải xử lý bằng quỹ dự phòng tài chính.

1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác TĐTD trong cho vay trung và dài hạn

a. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

- Nhân tố môi trường kinh tế, chính trị xã hội: Nếu dự án được triển khai trong môi trường kinh tế thuận lợi có tốc độ phát triển cao, cạnh tranh lành mạnh, lạm phát được kiểm soát, lãi suất ít biến động.. sẽ tác động tích cực đến HĐKD của KH, gia tăng khả năng trả nợ và mở rộng hoạt động SXKD. Ngược lại, sẽ tác động xấu đến DA cũng như chất lượng tín dụng của NH. Như vậy, có thể thấy môi trường kinh tế, chính trị xã hội tác động rất lớn đến chất lượng cho vay DAĐT, nó ảnh hưởng tởi tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong NH và làm suy giảm lợi nhuận trong các hoạt động đầu tư.

- Nhân tố môi trường pháp lý: Các yếu tố pháp lý là điều kiện đảm bảo cho hoạt động tín dụng của các NHTM. Nếu môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ sẽ gây khó khăn, bất lợi cho môi trường cho vay của các NHTM và có ảnh hưởng, tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động thẩm định tín dụng, nó sẽ góp phần làm hạn chế hoặc tăng thêm rủi ro trong các hoạt động tín dụng của các NHTM.

- Nhân tố cạnh tranh của các TCTD: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD cũng có tác động đến việc hoàn thiện công tác TĐTD trong cho vay DAĐT. Nếu công tác TĐTD chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro cho NH nhưng phải tốn nhiều công sức, thời gian, chi phí, đòi hỏi KH phải cung cấp bổ sung thêm hồ sơ, tài liệu ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện DAĐT, gây phiền hà, mất lòng KH dẫn đến nguy cơ mất KH. Trong khi đó, CBTD lại chịu áp lực về dư nợ, áp lực về việc giữ chân KH tránh bị các TCTD khác lôi kéo nên NH đôi khi phải

bỏ qua một số tiêu chí TĐ đối với KH dù biết nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.

- Nhân tố thuộc về KH như vấn đề đạo đức, năng lực kinh doanh của chủ đầu tư là quan trọng, tác động tới hiệu quả thẩm định DAĐT, đến chất lượng của công tác TĐ. Các thông tin được cung cấp bởi chủ đầu tư là cơ sở ban đầu để CBTĐ xem xét, đánh giá. Nếu thông tin được cung cấp trong hồ sơ không trung thực thì có thể ảnh hưởng tới tính chính xác của việc đánh giá tính hiệu quả của dự án. Bên cạnh đó, khả năng thành công của DA đối với các dự án mà chủ đầu tư có nhiều kinh nghiệm, trình độ quản lý, khả năng thích ứng của chủ doanh nghiệp đối với thị trường...

b. Các nhân tố bên trong ngân hàng: Nhân tố bên trong là những nhân tố nội tại bên trong chi phối, ảnh hưởng tới kết quả TĐ tài chính DA của NH. Nhân tố bên trong bao gồm nhân tố thông tin, con người, tổ chức điều hành, trang thiết bị, kỹ thuật.

- Nhân tố thông tin tín dụng (TTTD):

Thông tin tín dụng gồm:

+ Thông tin phi tài chính: tư cách pháp nhân, uy tín, năng lực quản lý, năng lực SXKD, quan hệ xã hội...

+ Thông tin gián tiếp: tình hình kinh tế xã hội, thông tin về xu hướng phát triển và khả năng cạnh tranh của ngành nghề.

+ Thông tin tài chính của KH, khả năng tài chính, kết quả kinh doanh trong quá khứ, công nợ, nhu cầu vốn hợp lý, hiệu quả SXKD của DA, khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp.

TTTD đầy đủ, chính xác, có hệ thống sẽ góp phần ngăn ngừa, hạn chế RRTD, rủi ro lựa chọn nghịch do thông tin bất đối xứng. Mục đích quan trọng nhất của hệ thống TTTD là phát hiện sớm các khoản tín dụng có vấn đề, đánh giá đúng mức độ rủi ro của các khoản nợ, tiên liệu trước khả năng một khoản tín dụng có thể chuyển sang nợ xấu, khả năng không thu hồi được vốn ngân hàng

- Nhân tố con người: Cấp tín dụng là HĐKD chủ yếu của các NHTM, đem lại 80%/tổng thu nhập. Do đó, ngân hàng cần phải tập trung nguồn nhân lực cho hoạt động tín dụng; tại khâu TĐ cho vay, nguồn nhân lực phải được xem xét trên cả hai tiêu chí số lượng và chất lượng cán bộ.

+ Số lượng cán bộ TĐ cho vay TDH: NH có thể phục vụ tốt KH, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thời gian thẩm định, NHTM phải có lực lượng làm công tác TĐ đủ về số lượng, đáp ứng nhu cầu phục vụ theo phân loại KH, ngành nghề SXKD và quy mô của PAV.

+ Chất lượng CBTĐ cho vay TDH: Đội ngũ CBTĐ cần có kiến thức sâu về nghiệp vụ, am hiểu các lĩnh vực cho vay, khả năng phân tích đầy đủ các nội dung TĐ, lập luận logic các vấn đề, nhận định chính xác về khả năng phát triển của KH và dự đoán được các rủi ro khi cho vay và sự hiểu biết toàn bộ những kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội mà người thẩm định có được thông qua đào tạo hay tự bồi dưỡng kiến thức mà có. Điều quan trọng là CBTĐ phải có tính trung thực, đạo đức tốt, tính kỷ luật cao để đảm bảo cho chất lượng TĐ, hạn chế những rủi ro do cố tình đưa các thông tin sai lệch, giải quyết cho vay đối với KH không đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng của NH.

+ Khả năng phối hợp của CBTĐ cho vay TDH với cán bộ khác có liên quan: Trong BCTĐ gồm rất nhiều tiêu chí đánh giá để có thể cho ra một bức tranh toàn diện về KH đề nghị vay. Do đó, nếu không có sự phối hợp tốt với các bộ phận liên quan sẽ dẫn đến tình trạng thiếu thông tin để phân tích; chẳng hạn như phối hợp với CBTD để có thêm thông tin về KH đề nghị vay, hoặc cán bộ kế toán có thể hỗ trợ kiểm soát dòng tiền của khách hàng qua ngân hàng...

- Nhân tố tổ chức, điều hành:

TĐTD trong cho vay TDH bao gồm nhiều hoạt động liên quan chặt chẽ với nhau, kết quả của nó phụ thuộc nhiều vào việc tổ chức, điều hành, sự phối

hợp các bộ phận trong quá trình TĐ. NH cần xác định một cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý đảm bảo khả năng tuân thủ chính sách, quy trình tín dụng; duy trì một quy trình TĐ chất lượng, tối ưu hóa các cấp bậc cán bộ và sử dụng chi phí nhân lực một cách hiệu quả; xác định rõ trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân và gắn với kết quả công việc.Việc phân công tổ chức một cách hợp lý các bộ phận trong quá trình TĐ sẽ tránh được sự chồng chéo, phát huy được những mặt mạnh, hạn chế được những mặt yếu của mỗi cá nhân trên cơ sở đó giảm bớt chi phí cũng như thời gian TĐ. Tổ chức công tác TĐ được xây dựng theo mô hình quản trị phân quyền dựa trên nguyên tắc điều hành tập trung. Mô hình tổ chức TĐ hướng tới quy trình TĐ thống nhất và khoa học, xác định mức RRTD có thể chịu đựng được; duy trì một quy trình giám sát, kiểm tra công tác TĐ hợp lý, chặt chẽ, thu hút khách hàng và PAV hiệu quả.

Như vậy, tổ chức TĐTD khoa học sẽ góp phần khai thác tối đa mọi nguồn lực của NH, nâng cao chất lượng TĐTD trong cho vay TDH.

- Nhân tố trang thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ :

Hiện nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là công nghệ thông tin đã được ứng dụng trong ngành NH làm tăng khả năng thu nhập, xử lý và lưu trữ thông tin một cách hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó cung cấp thông tin cho việc TĐ cho vay một cách có hiệu quả hơn. Hiện nay có rất nhiều phần mềm chuyên dùng cho công tác TĐ được thuận tiện hơn. Các cán bộ có thể truy cập và xử lý một lượng thông tin lớn mà vẫn tiết kiệm được thời gian, các chỉ tiêu cần tính toán đã được cài đặt, chỉ cần nạp số liệu và máy sẽ cho các chỉ tiêu như: NPV, IRR, PI....Nhưng nếu máy hoặc các chương trình có sự cố thì sẽ cho kết quả TĐ không chính xác, đòi hỏi các cán bộ phải xem xét lại các kết quả TĐ để cho một kết luận chính xác.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 đề cập một cách khái quát cơ sở lý luận cơ bản về công tác thẩm định trong cho vay TDH của NHTM, tập trung nội dung về công tác TĐ lần đầu trong cho vay DAĐT, những tiêu chí để đánh giá đánh giá kết quả TĐ cho vay TDH dựa trên những yếu tố ảnh hưởng đến công tác TĐ cho vay TDH đối với KH.

Những cơ sở lý luận này là tiền đề phân tích thực trạng công tác TĐTD trong cho vay TDH của Agribank Gia Lai trong chương 2 và là căn cứ đề xuất những kiến nghị và biện pháp nhằm hoàn thiện công tác TĐTD trong cho vay TDH của Agribank Gia Lai trong chương 3.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN

TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK TỈNH GIA LAI

2.1.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển của Agribank Gia Lai

Ngày 01/7/1988, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN) ban hành Quyết định số 69/NH-QĐ về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Gia Lai - Kon Tum, mô hình hoạt động được tổ chức theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Qua 26 năm hình thành và phát triển, sự kiện chia tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành 2 tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum vào năm 1991 cùng với sự chuyển đổi mô hình hoạt động của hệ thống ngân hàng; tên gọi của Chi nhánh cũng đã trải qua 5 lần thay đổi cho phù hợp với mô hình tổ chức và phạm vi hoạt động của Chi nhánh. Tên gọi mới nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Gia Lai (Từ 01/2011 đến nay) với tên gọi tắt là: Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai.

Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai có trụ sở tại 25 Tăng Bạt Hổ, Phường Yên Đỗ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai; là đơn vị hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam hoạt động theo Quyết định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/7/2007 của Chủ tịch HĐQT Agribank Việt Nam, về ban hành Quy chế về Tổ chức và Hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn lực tại chi nhánh

a. Cơ cấu tổ chức, mạng lưới

Cơ cấu tổ chức và mạng lưới của Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai bao gồm: 08 phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh tỉnh và 23 Chi nhánh trực thuộc theo phân cấp ủy quyền của Agribank được tổ chức theo địa giới hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố, khu vực và 08 phòng giao dịch trực thuộc tại các khu vực liên xã, phường thuộc huyện, thuộc tỉnh.

Quan hệ phụ thuộc Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh tỉnh Gia Lai

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng KD Ngoại Hối Phòng DV & Marketing P.Kế Toán Ngân Quỹ Phòng Điện Toán Phòng Tín Dụng Phòng Tổ Chức HC Phòng KTKS nội bộ Phòng Kế hoạch Tổng hợp Các Phòng giao dịch trực thuộc Hội sở

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VIỆT NAM chi nhánh tỉnh GIA LAI (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)