Nâng cao tính chính xác trong các nội dung thẩm định của dự án

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VIỆT NAM chi nhánh tỉnh GIA LAI (Trang 102 - 103)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG

3.2.4. Nâng cao tính chính xác trong các nội dung thẩm định của dự án

án đầu tƣ:

Khi thẩm định tổng mức vốn đầu tư DA, CN xác định tổng mức đầu tư phải chính xác để làm cơ sở thẩm định mức cho vay phù hợp ngay khi đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. CBTĐ rà soát toàn bộ danh mục đầu tư của DA, tính toán đầy đủ các chi phí phát sinh, kết hợp đối chiếu với giá cả thị trường, so sánh với chỉ tiêu cùng ngành để xác định định mức đầu tư hợp lý, bao gồm cả việc xác định mức dự phòng hợp lý dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố liên quan như tỷ giá, lạm phát, lãi suất...

Đối với việc thẩm định doanh thu DA, ngoài việc chú trọng phân tích công suất, giá bán và sản lượng tiêu thụ của sản phẩm đầu ra, CBTD cũng cần tiến hành khảo sát thực tế thị trường đầu ra của sản phẩm để đánh giá tổng quan về nhu cầu, nguồn cung, phương thức tiêu thụ, khả năng tiêu thụ, mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, có thể so sánh với các sản phẩm cùng loại, cùng ngành tương đương.

Đối với thẩm định các chi phí đầu vào của DA, CN cần phải tổng hợp đầy đủ các chi phí phát sinh, dự kiến các chi phí dự phòng có thể phát sinh khi thực hiện DA. Ngoài ra, cũng cần phân tích biến động của yếu tố lạm phát, tỷ giá vì nếu lạm phát và tỷ giá tăng cao sẽ ảnh hưởng tới chi phí DA, gây ảnh hưởng tới tổng vốn đầu tư DA. Chính vì vậy, khi tính toán đòi hỏi CBTĐ phải dự đoán một cách tương đối về diễn biến lạm phát và tỷ giá để có sự điều chỉnh chi phí DA cho hợp lý.

Khi thẩm định hiệu quả tài chính của DA, CN cần chú trọng đi sâu phân tích, đánh giá hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án. Đặc biệt, CBTĐ cần chú trọng đến việc xác định giá trị thời gian của tiền, phải xác định

chính xác khoản thu hồi ở thời điểm cuối dự án, thẩm định dòng tiền của DA và lãi suất chiết khấu. Đối với việc thẩm định dòng tiền của DA, CN cần tính toán cả chi phí cơ hội, giá trị thu hồi từ TSCĐ, VLĐ ròng để xác định các dòng tiền quy hồi. Và khi xác định lãi suất chiết khấu, CBTD cần tính toán theo chi phí bình quân của tất cả các nguồn vốn tham gia hoặc xác định lãi suất NH cộng với một tỷ lệ điều chỉnh phù hợp, bởi thực tế nguồn vốn tham gia đầu tư DA từ nhiều nguồn khác nhau và lãi suất luôn biến đổi và khó lường. Vì vậy, cần tính lãi suất chiết khấu hợp lý để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Đối với công suất DA, cần xác định công suất khả dụng phù hợp với thời gian hoạt động của DA. Khi mới triển khai DA thì xác định công suất thấp, các năm tiếp theo sẽ tăng dần và đến năm thứ tư, thứ năm thì ổn định công suất ở mức hợp lý nào đó, tránh trường hợp xác định công suất bằng đều qua các năm dẫn đến việc xác định dòng tiền không chính xác.

Về thời gian cho vay, CBTĐ không nên quá cứng nhắc rập khuôn về thời gian cho vay vì khi KH muốn vay vốn từ NH nên sẵn sàng chấp nhận các điều kiện trả nợ mặc dù có thể là chưa hợp lý. Số tiền phải trả lớn hơn nguồn thu nhập hàng kỳ dẫn đến mất dần khả năng trả nợ mặc dù chủ đầu tư rất có ý thức trả nợ. Do đó, CBTĐ cần căn cứ vào thời gian thực hiện của DA, kiểm tra xác định nguồn thu nhập trả nợ, chứng minh được sự thỏa thuận hay đề xuất thời gian vay của chủ đầu tư có phù hợp với thực tiễn để xác định chính xác thời hạn cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện DAĐT. Giải pháp này có thể góp phần hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi của CN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VIỆT NAM chi nhánh tỉnh GIA LAI (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)