Xây dựng các nội dung chính cần chú trọng khi thẩm định năng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VIỆT NAM chi nhánh tỉnh GIA LAI (Trang 100 - 102)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG

3.2.3. Xây dựng các nội dung chính cần chú trọng khi thẩm định năng

năng lực tài chính của khách hàng vay vốn

Mục đích cuối cùng của phân tích tài chính KH vay vốn là xem xét các mối quan hệ giữa các tỷ số, từ đó kết luận tình hình tài chính KH có lành mạnh hay không? Và có đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn và đầy đủ hay không?. Hoàn toàn không có một chuẩn mực nào cho phần phân tích theo từng tỷ số hoặc một số chỉ số là tốt nhưng cũng chưa thể kết luận là KH đang trong tình trạng tốt. Chính vì vậy, khi TĐ tình hình tài chính KH, cần tập

trung vào các nội dung mang tính trọng yếu đối với việc ra quyết định cho vay của NH.

Đứng trên góc độ KH, tùy theo mục đích của việc cung cấp thông tin ra bên ngoài, bộ phận kế toán tài chính có thể cung cấp nhiều loại báo cáo khác nhau, không khớp đúng với BCTC phục vụ nội bộ KH. Do đó, khi thẩm định CBTD cần phân tích, trao đổi và đánh giá lại mức độ tin cậy của số liệu trong BCTC của KH, yêu cầu giải trình số liệu hoặc có thể đối chiếu với chứng từ gốc nếu xét thấy cần thiết. Từ đó, đưa ra đánh giá về mức độ tin cậy của các BCTC do KH cung cấp trong BCTĐ.

Khi đánh giá khả năng tài chính của KH có đảm bảo khả năng trả nợ, CBTĐ không nhất thiết phải tiến hành tất cả các kỹ thuật phân tích như trong BCTĐ của Agribank Gia Lai, chỉ cần sử dụng kỹ thuật phân tích các chỉ tiêu tài chính trọng yếu có liên quan đến khả năng trả nợ của KH như chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của tài sản, chỉ tiêu số đánh giá khả năng trả nợ và lãi, chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của KH. Bên cạnh đó, CN cũng cần phân tích cân đối về tài sản và nguồn vốn, phân tích những biến động làm ảnh hưởng đến trạng thái thanh khoản, xem xét việc điều chỉnh tỷ trọng các tài sản, dự báo được những biến động thông thường của thanh khoản. Từ đó, có thể dự đoán khả năng thực hiện các cam kết về khả năng thanh toán nợ vay đúng hạn, tránh rủi ro thanh khoản của KH.

Khi thẩm định khả năng quản lý nguồn vốn và tài sản của KH, để hạn chế tình trạng mất cân bằng tài chính của KH khi nợ phải trả đến hạn cùng một lúc, CBTĐ cần phân tích chiến lược quản lý nguồn vốn của KH như đánh giá sự đa dạng về kỳ hạn của nợ ngắn hạn, cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn và sự chủ động điều chỉnh kết cấu các nguồn vốn phù hợp yêu cầu HĐKD của KH. Ngoài ra, CBTĐ cũng cần phân tích các biện

pháp xử lý về hàng tồn kho, thu hồi nợ phải thu, tài sản ngắn hạn khác của KH khi nợ phải trả đến ào ạt cùng một lúc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VIỆT NAM chi nhánh tỉnh GIA LAI (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)