Hoàn thiện công tác tổ chức bộ phận thẩm định

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VIỆT NAM chi nhánh tỉnh GIA LAI (Trang 97 - 98)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG

3.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức bộ phận thẩm định

Chi nhánh có một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ thôi thì chưa đủ vì nếu họ không được bố trí một cách hợp lý thì cũng coi như bỏ phí tài năng của mình. Vì vậy, việc phân công, bố trí hợp lý, có khoa học trong quá trình thẩm định sẽ tránh được sự chồng chéo không cần thiết, phát huy mặt tích cực của từng cán bộ nên có thể giảm chi phí hoạt động cũng như rút ngắn thời gian thẩm định.

Để có được sự tổ chức và sắp xếp một cách hợp lý, khoa học thì Ngân hàng cần phải phân công cán bộ dựa trên năng lực, sở trường và kinh nghiệm của từng cán bộ, phân công cán bộ chuyên sâu theo từng nhóm ngành nghề, theo tính đặc thù của dự án. Khi CBTĐ được phân công phụ trách chuyên sâu thì sẽ có điều kiện tập trung nghiên cứu, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, từ đó kết quả thẩm định chắc chắn sẽ được lập luận chặt chẽ trên cơ sở thông tin đa chiều, đảm bảo mức độ tin cậy cao hơn.

Đối với các dự án phức tạp, yêu cầu kỹ thuật công nghệ cao hoặc có quy mô lớn thì CN nên thành lập nhóm thẩm định để các thành viên trong nhóm cùng phối hợp. Điều này, CN sẽ tạo được môi trường cho cán bộ nâng cao ý thức tự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau. Khi phân công làm việc theo nhóm, CN cần đảm bảo về số lượng CBTĐ phụ trách chuyên ngành nghề, tránh lỗ hổng trong nhóm và đùn đẩy công việc cho nhau. Việc thẩm

định theo nhóm sẽ hạn chế được sự lúng túng, tránh sự chủ quan, những tiêu cực trong quá trình thẩm định, hạn chế các rủi ro cho CN.

Bên cạnh đó, CN cũng cần tách phòng tín dụng ra thành những bộ phận phụ trách công việc riêng biệt như tách bộ phận thẩm định riêng biệt với bộ phận tìm kiếm, thu thập thông tin về KH, DAĐT, với bộ phận theo dõi khoản vay, giải ngân và thu nợ. Điều này sẽ giúp CBTĐ tập trung hơn, năng suất lao động cao hơn, chất lượng TĐ tín dụng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, để động viên khuyến khích CBTĐ tự nâng cao kiến thức, hoàn thiện năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc, CN cần bổ sung trách nhiệm gắn với kết quả thẩm định đối với từng bộ phận, từng cán bộ thẩm định.

Ngoài ra, Chi nhánh cũng cần quy hoạch, kiện toàn, sắp xếp lại đội ngũ CBTĐ theo yêu cầu công việc, đối tượng khách hàng, đảm bảo sắp xếp CBTĐ có nhiều kinh nghiệm, giỏi nghiệp vụ chuyên môn, có bản lĩnh, chính kiến, có tâm với nghề, có tinh thần học hỏi, thường xuyên cập nhật kiến thức mới. Đồng thời thường xuyên cử CBTĐ đi thực tế tìm hiểu, tiếp xúc với những lĩnh vực phụ trách để họ học hỏi thêm những kỹ năng, kiến thức giúp cho quá trình thẩm định cho vay nói chung, thẩm định cho vay trung và dài hạn nói riêng được chính xác hơn, hiệu quả hơn, hạn chế những phán đoán sai lầm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VIỆT NAM chi nhánh tỉnh GIA LAI (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)