Tình hình thực hiện các nội dung thẩm định trong cho vay dự án

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VIỆT NAM chi nhánh tỉnh GIA LAI (Trang 65 - 75)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG CHO

2.2.3. Tình hình thực hiện các nội dung thẩm định trong cho vay dự án

a. Thẩm định khách hàng vay vốn

- Thẩm định năng lực khách hàng vay vốn:

Chi nhánh đã thực hiện thẩm định về năng lực pháp lý, năng lực quản trị điều hành của Ban lãnh đạo, thẩm định mô hình tổ chức hoạt động, cơ cấu lao động và mối quan hệ trong nhóm người liên quan một cách khá chi tiết, đầy đủ và đúng quy trình.

CBTĐ rà soát kỹ càng về các các giấy tờ liên quan đến pháp lý của KH, DAĐT như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư,... nếu phát hiện thiếu sót thì yêu cầu khách hàng bổ sung chỉnh sửa. Trong thời gian qua, Chi nhánh chưa có phát hiện dự án nào cho vay bị sai sót liên quan đến hồ sơ pháp lý.

Ngoài việc xem xét về năng lực pháp lý của KH, CN xem xét uy tín, trình độ năng lực quản trị điều hành cũng như khả năng nắm bắt thị trường của Ban lãnh đạo. Đánh giá uy tín của Ban lãnh đạo qua điều tra phỏng vấn tại địa phương sinh sống, tại cơ quan làm việc, qua cuộc sống, lao động sản xuất, mối quan hệ với bạn hàng, hàng xóm, quản lý kinh doanh... Năng lực lãnh đạo được thể hiện qua các tiêu chí như doanh thu gia tăng, lợi nhuận được cải thiện, mức độ giảm chi phí, mức thu nhập của người lao động tăng. Tuy nhiên, Chi nhánh chưa chú trọng đánh giá được năng lực điều hành của

Ban lãnh đạo hay thẩm định tính cách, uy tín của người vay. Một số đánh giá chỉ mang tính hình thức, chung chung, không tìm hiểu cụ thể trình độ chuyên môn, khả năng, kinh nghiệm, cách thức quản lý, khả năng nắm bắt thị trường, mối quan hệ cá nhân trong ban quản lý, chưa kiểm tra thực tế, phỏng vấn điều tra uy tín và tính cách của người vay hoặc người đại diện vay trong cuộc sống, lao động sản xuất tại địa phương cũng như tại nơi cư trú.

Về thẩm định về mô hình tổ chức hoạt động, cơ cấu lao động và mối quan hệ trong nhóm người liên quan: CN tiến hành thu thập thông tin về số lao động, trình độ lao động, thu nhập bình quân của người lao động, đánh giá quan hệ với các nhóm người có liên quan, đánh giá lịch sử tín dụng của khách hàng vay vốn từ CIC...

- Công tác đánh giá tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng:

CBTĐ thu thập đánh giá quan hệ tín dụng của khách hàng từ hồ sơ vay vốn, từ CIC và các TCTD khác. KH vay vốn phải có lịch sử tín dụng tốt, không có nợ quá hạn và nợ khó đòi tại Agribank, tại TCTD khác. Tuy nhiên, do một số lý do như ngại chi phí tra cứu thông tin từ CIC hoặc hạn chế mối quan hệ với các TCTD, CBTD chỉ xem xét lịch sử quan hệ tín dụng của KH trong nội bộ Agribank. Tại Chi nhánh, đã xảy ra trường hợp sau khi cho vay mới phát hiện KH có nợ xấu tại các TCTD khác.

- Về công tác đánh giá khách hàng thông qua kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ:

Hiện nay, CN thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ quy định tại văn bản số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của Tổng giám đốc Agribank v/v ban hành Hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Trên cơ sở kết quả chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng, chi nhánh có thể nhận dạng được những khách hàng hay nhóm khách hàng có xác

suất xảy ra rủi ro tín dụng cao để từ đó đo lường và kiểm soát rủi ro tín dụng đối với những đối tượng này.

Tại Chi nhánh, công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ chưa được chú trọng đúng mức, một số chỉ tiêu được chấm điểm chưa phù hợp với thực trạng của KH vay vốn; một số kết quả xếp hạng còn tuỳ thuộc vào chủ quan, sự ưa chuộng đối với KH của người chấm điểm. Một số DN có BCTC được kiểm toán, lịch sử trả nợ chưa phát sinh nợ quá hạn thì việc xếp hạng tín dụng nội bộ tương đối phù hợp. Một số DN đang là “khách hàng truyền thống”, nhưng tình hình tài chính có dấu hiệu xấu đi, khả năng trả nợ bị suy giảm, CN không hoặc cố tình không thực hiện đánh giá lại hoặc chấm điểm tín dụng quá cao không phù hợp với thực tế của DN. Mục đích là điều chỉnh phù hợp với những chính sách tín dụng theo chủ quan của CN.

- Phân tích tình hình hoạt động SXKD của khách hàng

Chi nhánh tiến hành thẩm định phân tích đánh giá chất lượng sản phẩm hiện tại, tính cạnh tranh của sản phẩm, quy mô cơ sở sản xuất hiện tại cũng như đánh giá uy tín trong quan hệ với bên cung cấp, phương thức tiêu thụ sản phẩm và kênh phân phối..

- Phân tích, đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện tài chính của KH: Việc thẩm định tình hình tài chính và kết quả SXKD là nội dung chủ yếu được CBTD tập trung phân tích, căn cứ số liệu từ BCTC 2 năm liền kề, thông tin từ CIC, rất nhiều chỉ tiêu được liệt kê và xem xét. Đa phần các nội dung được thẩm định bằng phương pháp so sánh. Tùy đặc điểm cụ thể tình hình hoạt động của DN, tính chất bất thường của từng khoản mục trên BCTC của DN, CBTĐ lựa chọn các khoản mục, chỉ tiêu cụ thể trên BCTC để phân tích sâu, làm rõ sự bất hợp lý, tìm ra nguyên nhân và đánh giá, nhận xét về các khoản mục lựa chọn phân tích.

Trước tiên, CBTD tóm lược một số chỉ tiêu quan trọng từ bảng cân đối tài sản, bảng KQKD để xem xét tỷ trọng, sự tăng/giảm các chỉ tiêu tài chính qua

các năm. Từ đó, đưa ra các nhận xét, đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện về tài chính của KH vay vốn như tỷ suất tài trợ, khả năng thanh toán, hệ số nợ, mức sinh lời, nguồn vốn tự có, hiệu quả hoạt động SXKD của KH vay vốn...

Nội dung thẩm định năng lực tài chính của KH được CBTĐ thực hiện khá chi tiết và đầy đủ, đúng quy trình. Tuy nhiên, nội dung phân tích tài chính của một số KH đôi khi còn chung chung, chưa đi sâu phân tích đánh giá các khoản mục trọng yếu của bảng cân đối kế toán hay so sánh với các đơn vị cùng ngành, cùng quy mô dẫn đến những phán đoán không chính xác, giảm chất lượng thẩm định. Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính, rất ít trường hợp sử dụng BCTC đã được kiểm toán độc lập, chưa thực hiện kiểm tra mức độ tin cậy trong việc lập các BCTC của KH vay vốn. Trong BCTĐ, CBTĐ trích lại số liệu của các BCTC, áp vào các công thức có sẵn và công nhận kết quả, chưa xem xét sự cân đối giữa các chỉ tiêu tài chính, đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch KH đã đề ra. Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng cần phải xem xét, CBTD đã bỏ qua như phân tích hiệu quả sản xuất gắn liền với hiệu quả của lực lượng lao động và máy móc thiết bị, so sánh lợi nhuận với quy mô của DN, phân tích nguồn gốc của lợi nhuận...

Một số CBTĐ chỉ yêu cầu KH nộp báo cáo KQSXKD kỳ trước hình thức, qua loa, chiếu lệ cho đúng thủ tục. Một số BCTC KH cung cấp thiếu trung thực, chính xác nên dẫn đến việc đánh giá tình hình tài chính của KH trên BCTC để nhận diện rủi ro chưa chính xác. CN chưa có phương pháp cụ thể để nhận diện, đánh giá đúng thực trạng hoạt động của DN để quyết định cho vay, nhất là trong bối cảnh DN liên tục giải thể, phá sản như thời gian qua.

b. Thẩm định dự án đầu tƣ:

Đây là nội dung quan trọng và là bước tiếp theo sau khi thực hiện thẩm định khách hàng vay vốn, bao gồm các nội dung chính sau:

- Thẩm định mục tiêu, sự cần thiết phải đầu tư dự án: CBTĐ xác định mục tiêu đầu tư của DA, đánh giá mục tiêu có phù hợp với đối tượng được

cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, CBTĐ cũng phân tích và đánh giá sự cần thiết khả thi của DAĐT.

- Thẩm định tính pháp lý của dự án: CN rất chú trọng đến hồ sơ pháp lý của dự án và được thực hiện rất tốt. Thông qua hồ sơ pháp lý của dự án, CBTĐ đối chiếu với quy định hiện hành để đánh giá việc đầu tư DA có được thực hiện theo đúng quy định pháp luật về đầu tư hay không ? DA có nằm trong quy hoạch được duyệt không (quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch đô thị…) ?, DA đã được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư chưa?, DA đã lập thủ tục và được cấp có thẩm quyền phê duyệt về bảo vệ môi trường chưa?, DA đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phòng cháy chữa cháy?. Xem xét đối tượng DAĐT, đối tượng vay vốn có thuộc các đối tượng cấm kinh doanh do pháp luật quy định, có phù hợp với ngành nghề kinh doanh trong Giấy phép đăng ký kinh doanh, thẩm quyền phê duyệt DAĐT…Nếu phát hiện thiếu sót thì yêu cầu KH đi vay bổ sung chỉnh sửa. Trong thời gian qua, tại CN chưa có phát hiện DA nào cho vay bị sai sót liên quan đến hồ sơ pháp lý của DA.

- Thẩm định phương diện thị trường của dự án:

Qua việc phân tích, đánh giá các yếu tố đầu vào của dự án như thẩm định quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất, thị trường cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, nguồn cung cấp điện, nhiên liệu, nguồn cung cấp lao động, chính sách của Nhà nước…Từ đó, có thể kết luận được hai vấn đề chính: DA có chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào hay không? Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào là gì?.

Ngoài ra, CBTĐ tiến hành thẩm định sản phẩm sản xuất ra có tiêu thụ được hay không, thông qua việc đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của DA, nhận xét, đánh giá thị trường hiện tại cũng như tương lai đối với sản phẩm của DA, thị trường mục tiêu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, phương thức tiêu thụ và khả năng tiêu thụ sản phẩm của DA.

Chi nhánh đã rất chú trọng đến việc đánh giá phương diện thị trường DA. Tuy nhiên, do nguồn thông tin thị trường DA đôi khi còn bị hạn chế, chủ yếu dựa vào thông tin KH cung cấp nên dẫn đến một số DA chỉ được đánh giá tổng quan, theo cảm tính, chủ quan, chưa đi vào phân tích thị trường tiêu thụ, khả năng tiêu thụ sản phẩm một cách bài bản và thiếu tính thuyết phục.

- Thẩm định phương diện kỹ thuật, công nghệ của dự án: Bên cạnh việc xem xét đánh giá địa điểm xây dựng dự án, các giải pháp xây dựng, quy mô sản xuất, CBTĐ đánh giá quy trình công nghệ, sự tiên tiến của máy móc thiết bị, công nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất, các định mức kinh tế kỹ thuật, ...Tuy nhiên, năng lực về kỹ thuật công nghệ của CBTĐ tại CN cũng hạn chế, không đủ trình độ chuyên môn để đi sâu phân tích các nội dung về công nghệ DA nên việc thẩm định này đôi khi chỉ là hình thức, sao chéo các thuyết minh DA của KH. CN hiếm khi tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc thuê tư vấn chuyên ngành như quy định.

- Thẩm định phương diện tổ chức, quản lý dự án: CBTĐ xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án, đưa ra những nhận xét, đánh giá sự hiểu biết, năng lực, uy tín, ứng xử của chủ đầu tư, trình độ tay nghề của người lao động…Tuy nhiên, các nội dung thẩm định này chỉ dựa vào thông tin khách hàng cung cấp, CBTD chưa tiến hành đi thực tế kiểm tra thu thập thông tin để đánh giá chính xác, đầy đủ và hiệu quả hơn.

- Thẩm định phương diện tài chính của dự án:

+ Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án:

Tại Agribank Gia Lai, xác định tổng mức đầu tư theo phương pháp cộng chi phí. Tức là, căn cứ vào các khoản chi phí tính theo từng bộ phận cấu thành rồi tổng hợp thành tổng mức vốn đầu tư. Khi thẩm định, CBTĐ thường dựa trên hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế, bản thiết kế kĩ thuật của DA, tham khảo định mức kinh tế kĩ thuật của các cơ quan chuyên ngành, tỷ suất đầu tư của các DA tương tự và các tài liệu khác của chủ đầu tư nhằm đánh giá tính hợp lý của tổng mức đầu tư.

Căn cứ vào BCTC, Giấy đăng ký kinh doanh của chủ đầu tư, cam kết góp vốn, báo cáo về tình hình góp vốn của các cổ đông đến thời điểm thẩm định…, CBTĐ xem xét năng lực tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng góp vốn đối ứng của chủ đầu tư cho DA. CBTĐ phải thực hiện một loạt các công việc phức tạp là TĐ lại khả năng tạo nguồn vốn ĐT dài hạn của chủ đầu tư trong tương lai bằng những hồ sơ, tài liệu hiện tại; phải đánh giá từ hồ sơ chính, hồ sơ pháp lý đến thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư. Phần lớn các chủ đầu tư không đáp ứng được phần vốn tự có đã làm cho hầu hết các dự án thiếu vốn thi công dẫn đến bị đình trệ, chậm đưa vào khai thác, chất lượng công trình xuống cấp và dự án kém hiệu quả.

Tại Chi nhánh, trong thời gian qua việc thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ DA là nội dung được CN thẩm định kĩ càng và thận trọng. Tuy nhiên, nguồn dữ liệu để NH dùng làm cơ sở thẩm định chủ yếu là từ hồ sơ của chủ đầu tư gửi đến. Thông thường, nguồn dữ liệu này không đảm bảo độ đáng tin cậy là do các chủ đầu tư thường không có bộ phận chuyên trách lập DAĐT nên khi tự lập dễ dẫn đến sai sót hoặc do xuất phát từ chủ ý của chủ đầu tư để được phê duyệt cho vay nên đã có những tính toán không phù hợp, chẳng hạn như khuếch trương nguồn vốn đăng ký kinh doanh hoặc đẩy tổng mức đầu tư xuống để không phải trình Chính phủ cho phép đầu tư trước khi chủ đầu tư phê duyệt...

+ Thẩm định các dòng tiền dự án:

Doanh thu và chi phí cũng là những nội dung thẩm định quan trọng vì nó liên quan trực tiếp tới dòng tiền dự án. Qua thực tế, các DA tại CN cho thấy hầu hết các chủ đầu tư đều có xu hướng tăng doanh thu và giảm chi phí nhằm làm tăng lợi nhuận DA. Để TĐ tốt nội dung này, đòi hỏi CBTĐ phải có kinh nghiệm và sự nhiệt tình cao trong công việc.

Khi thẩm định doanh thu dự án, để tránh rủi ro trước khi lập bảng tính doanh thu của DA, CBTĐ tiến hành thẩm định các nội dung liên quan trực tiếp

tới doanh thu như công suất, sản lượng, giá bán dự kiến, kiểm tra xem việc tính toán doanh thu có đúng với công suất thực tế dự tính hay không ? Công suất dự tính đã hợp lý hay chưa ?. Công suất thực tế của DA qua các năm thường khác nhau và trong hầu hết các DA gửi tới Agribank Gia Lai thì công suất của những năm đầu thường được chủ đầu tư tính toán cao hơn so với thực tế đạt được. Do đó, tùy thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng ngành, CBTĐ xác định công suất thực tế của DA cho phù hợp. Khi TĐ giá bán dự kiến của SP, để đảm bảo tính chính xác, CBTĐ tiến hành nghiên cứu giá cả của SP những năm trước đó, tìm hiểu cung cầu SP trong tương lai và xu hướng biến động của giá cả theo quy luật, so sánh giá thành này với các các loại sản phẩm tương tự trên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VIỆT NAM chi nhánh tỉnh GIA LAI (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)