KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK TỈNH GIALAI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VIỆT NAM chi nhánh tỉnh GIA LAI (Trang 47)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK TỈNH GIALAI

2.1.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển của Agribank Gia Lai

Ngày 01/7/1988, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN) ban hành Quyết định số 69/NH-QĐ về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Gia Lai - Kon Tum, mô hình hoạt động được tổ chức theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Qua 26 năm hình thành và phát triển, sự kiện chia tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành 2 tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum vào năm 1991 cùng với sự chuyển đổi mô hình hoạt động của hệ thống ngân hàng; tên gọi của Chi nhánh cũng đã trải qua 5 lần thay đổi cho phù hợp với mô hình tổ chức và phạm vi hoạt động của Chi nhánh. Tên gọi mới nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Gia Lai (Từ 01/2011 đến nay) với tên gọi tắt là: Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai.

Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai có trụ sở tại 25 Tăng Bạt Hổ, Phường Yên Đỗ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai; là đơn vị hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam hoạt động theo Quyết định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/7/2007 của Chủ tịch HĐQT Agribank Việt Nam, về ban hành Quy chế về Tổ chức và Hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn lực tại chi nhánh

a. Cơ cấu tổ chức, mạng lưới

Cơ cấu tổ chức và mạng lưới của Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai bao gồm: 08 phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh tỉnh và 23 Chi nhánh trực thuộc theo phân cấp ủy quyền của Agribank được tổ chức theo địa giới hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố, khu vực và 08 phòng giao dịch trực thuộc tại các khu vực liên xã, phường thuộc huyện, thuộc tỉnh.

Quan hệ phụ thuộc Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh tỉnh Gia Lai

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng KD Ngoại Hối Phòng DV & Marketing P.Kế Toán Ngân Quỹ Phòng Điện Toán Phòng Tín Dụng Phòng Tổ Chức HC Phòng KTKS nội bộ Phòng Kế hoạch Tổng hợp Các Phòng giao dịch trực thuộc Hội sở

Chi nhánh loại III (Quận, Huyện)

Các Phòng Giao Dịch

- Ban lãnh đạo: gồm 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

+ Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định trong Điều lệ Agribank và trước pháp luật.

+ Phó Giám đốc: là người tham mưu, trợ giúp Giám đốc trong quá trình quản lý điều hành một số công việc, phụ trách một số phòng trong phạm vi cho phép được sự ủy quyền của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực được phân công. Phó Giám đốc có quyền thay mặt Giám đốc ra quyết định và chịu trách nhiệm pháp lý trước các quyết định đó.

+ Chi nhánh loại III: là chi nhánh hoạt động hạn chế được nhà nước xếp hạng doanh nghiệp hạng 3 và các chi nhánh chưa/hoặc không được xếp hạng phụ thuộc các chi nhánh loại 1, loại 2 có các phòng giao dịch trực thuộc.

+ Phòng giao dịch: là bộ phận phụ thuộc chi nhánh của Agribank, hạch toán báo sổ và có con dấu riêng.

+ Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của chi nhánh loại I: vừa trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định, vừa có nhiệm vụ chỉ đạo nghiệp vụ, trực tiếp kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại các chi nhánh loại 3 (nếu có), phòng giao dịch trên địa bàn được giao quản lý.

- Nhiệm vụ cụ thể của các phòng chuyên môn nghiệp vụ:

+ Phòng Tín dụng: Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền; thẩm định và hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền. Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

+ Phòng Kế toán và Ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo qui định của NHNN, Agribank. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Agribank cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Agribank trên địa bàn. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

+ Phòng Kinh doanh ngoại hối: Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo qui định. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài.

+ Phòng Dịch vụ và Marketing: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ. Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của chi nhánh và của Agribank.

+ Phòng Kế hoạch tổng hợp: Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trực thuộc đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo qui định. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.

+ Phòng Điện toán: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán, kế toán nghiệp vụ, tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung

cấp số liệu, thông tin theo quy định. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.

+ Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Agribank và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của Agribank, các cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh. Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.

+ Phòng Hành chính và Nhân sự: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh Agribank trực thuộc trên địa bàn. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, tố tụng, tranh chấp. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Agribank. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân…

b. Nguồn nhân lực tại chi nhánh

Tổng số cán bộ, viên chức của toàn Chi nhánh đến 31/12/2015 là 486 lao động, trong đó cán bộ có trình độ chuyên môn sau đại học chiếm 1,64%, đại học và cao đẳng chiếm 86,29%, trung cấp chiếm 3,47% và nghiệp vụ chuyên môn khác chiếm 8,60%; cán bộ biết ngoại ngữ chiếm 70%; cán bộ có trình độ tin học từ cơ bản trở lên chiếm 92% (Riêng cử nhân, kỹ sư tin học chiếm 1,84%); cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng chiếm 39%.

Trong đó, nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào công tác tín dụng và kiểm soát tín dụng gồm 178 người, chiếm đến 37% tổng số cán bộ toàn chi nhánh.

Bảng 2.1. Tình hình nhân sự làm công tác tín dụng và kiểm soát tín dụng tại Agribank Gia Lai năm 2015

Phòng nghiệp vụ Số lƣợng

CBVC Độ tuổi

Cán bộ lãnh đạo 48 40-55 tuổi Cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ 05 40-55 tuổi Cán bộ tín dụng 125 23-45 tuổi

(Nguồn Agribank Gia Lai)

Với lực lượng cán bộ phân bổ như trên cho thấy hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ của CN đang gặp phải những khó khăn nhất định về khối lượng công việc, cũng như chất lượng kiểm tra, kiểm soát. Bởi vì, với hơn 23 chi nhánh loại III, cùng hàng nghìn KH doanh nghiệp và hộ sản xuất, cá nhân với nhiều khoản vay khác nhau, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, thì lực lượng khá khiêm tốn làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ của CN chắc hẳn sẽ phát sinh nhiều vấn đề bất cập.

c. Cơ sở vật chất, công nghệ thông tin

Bắt đầu từ ngày 11/5/2009, tại tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch của Agribank trên toàn quốc chính thức thực hiện giao dịch trên hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS), thêm một lần nữa đã khẳng định bước tiến vững chắc của Agribank trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại. Mỗi cán bộ viên chức tại các phòng nghiệp vụ đều được giao và sử dụng một User riêng biệt để đăng nhập vào hệ thống IPCAS, chức năng, quyền hạn của mỗi User sẽ được thiết lập theo từng cấp độ, thẩm quyền đúng theo quy định của quy trình nghiệp vụ.

Phòng điện toán là phòng có chức năng quan trọng trong việc thiết lập và đảm bảo sự hoạt động ổn định, thông suốt của hệ thống này.

nhân có thẩm quyền có thể khai thác, tra cứu và kiểm soát thông tin tín dụng của từng khách hàng, từng chi nhánh. Đây là một trong những cách kiểm soát rủi ro tín dụng từ xa khá hiệu quả nhưng hiện nay vẫn chưa được phát huy tác dụng do sự hạn chế về trình độ, cũng như vấn đề đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ của Agribank.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Gia Lai năm 2013-2015 2013-2015

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Gia Lai 2013-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số tiền % Số tiền % Số tiền % I Tổng nguồn vốn huy động 5.354 100 6.488 100 7.156 100

Trong đó:

Tiền gửi dân cư 4.612 86 5.804 89 6.458 90 Tiền gửi TCKT 547 10 414 6 433 6 Tiền gửi kho bạc 171 3 253 4 248 4

Khác 24 1 17 1 17 0

II Tổng dƣ nợ 8.756 100 9.891 100 11.694 100

1 Phân theo loại tiền

Nội tệ 8.751 99 9.855 99 11.688 100 Ngoại tệ (1000 USD) 5 1 36 1 6 0

2 Phân theo thời hạn

Ngắn hạn 5.829 67 6.442 65 7.764 67 Trung hạn 1.465 17 2.036 21 2.597 22 Dài hạn 1.462 16 1.413 14 1.333 11

3 Phân theo thành phần kinh tế

DNNN 575 7 467 5 398 4 Cty Cổ phần 969 11 1.001 10 986 8 Cty TNHH 489 6 440 4 525 5 DNTN 365 4 349 4 299 3 HTX 4 0 3 0 7 0 Hộ gia đình, cá nhân 6.354 72 7.631 77 9.479 80

4 Phân theo thành phần kinh tế

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Công nghiệp-xây dựng 2.341 18 1.508 15 1.415 12 Thương mại dịch vụ 1.629 27 2.511 26 2.730 23 Các ngành khác 1.112 13 1.490 15 1.646 14 III Tổng nợ xấu 93 130 56 Tỷ lệ nợ xấu 1,1% 1,3 0,47 IV Tài chính Tổng thu 1.430 1.335 1.519 Tổng chi 1.192 1.085 1.179 Chênh lệch thu chi 311 325 416 Hệ số lương 1,54 1,47 1,49

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của chi nhánh qua các năm 2013-2015)

- Tình hình về nguồn vốn

Tính đến ngày 31/12/2015, tổng nguồn vốn huy động toàn chi nhánh đạt 7.156 tỷ đồng, tăng bình quân 17%/năm trong 3 năm 2013-2015. Trong đó, tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng trên 90%/Tổng nguồn vốn và chủ yếu tập trung ở loại tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng (chiếm bình quân 60%/Tổng nguồn).

- Tình hình dư nợ

Tổng dư nợ toàn chi nhánh đến 31/12/2015 đạt 11.694 tỷ đồng, tăng bình quân 17%/năm trong 3 năm 2013-2015, trong đó dư nợ trung dài hạn chiếm 33%/Tổng dư nợ, khách hàng vay là doanh nghiệp chiếm 20%/Tổng dư nợ.

- Tình hình nợ xấu

Tính đến ngày 31/12/2015, Nợ xấu toàn chi nhánh là 56 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,47%/Tổng dư nợ. So với các năm trước, thực hiện chỉ đạo của Agribank Việt Nam, Chi nhánh đã tiến hành bán các khoản nợ xấu cho VAMC với số tiền 14 tỷ đồng.

- Tình hình tài chính

Trong 3 năm trở lại đây (2013-2015), tình hình tài chính của Agribank Gia Lai đều đạt kế hoạch giao và tăng trưởng qua các năm. Kết quả này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Gia Lai đang đạt sự ổn định và an toàn nhất định.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG CHO TRUNG DÀI HẠN TẠI AGRIBANK TỈNH GIA LAI CHO TRUNG DÀI HẠN TẠI AGRIBANK TỈNH GIA LAI

2.2.1. Tình hình cho vay trung dài hạn tại Agribank Gia Lai

a. Thực trạng kinh tế xã hội tại tỉnh Gia Lai

Nhìn chung trong 3 năm qua, nền kinh tế tỉnh Gia Lai duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá, mức tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả nước và theo chiều hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đáng kể, hình thành các khu công nghiệp tập trung và các ngành công nghiệp có lợi thế, phát triển các vùng nông sản hàng hóa tập trung như: cao su, cà phê, mía, điều, bông vải, thuốc lá. Các mặt xã hội đều có bước phát triển, đời sống dân cư được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm.

Trong những năm trở lại đây, Gia Lai đã có những chủ trương, chính sách hỗ trợ kêu gọi đầu tư và ưu tiên thu hút các dự án đầu tư phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, phù hợp với quy hoạch, nhất là các dự án sử dụng công nghệ cao, chiếm ít diện tích, thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên.... Trong 5 năm 2011-2015, Gia Lai đã thu hút được 64 dự án với tổng vốn đăng ký 15.660 tỷ đồng, trong đó có 34 dự án đã xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động với tổng mức đầu tư 7.070 tỷ đồng, đã cấp chủ trương đầu tư trong năm 2015 cho 8 dự án với tổng vốn đăng ký gần 670 tỷ đồng. Một số dự án có vốn đầu tư lớn tại tỉnh trong thời gian qua như: dự án khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng thủy điện Plei Keo của Cty TNHH một thành viên Trang Đức, vốn đầu tư 200 tỷ đồng; dự án nhà máy chế biến thức ăn gia súc và nhà máy xay xát tinh bột của Cty TNHH Thương mại Chế biến Nông-Lâm sản Đường Vạn Phát, vốn đầu tư 350 tỷ đồng, DA chăn nuôi bò thịt của Công ty cổ phần Như Khang, vốn đầu tư gần 31 tỷ đồng và dự án bến xe khách huyện Phú Thiện của Cty TNHH Đức Lâm, vốn đầu tư 18,664 tỷ đồng…

Điều này chứng tỏ trong thời gian qua, công tác xúc tiến đầu tư của Gia Lai đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều DA mới được đầu tư vào tỉnh với quy mô lớn, phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VIỆT NAM chi nhánh tỉnh GIA LAI (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)