Cơ cấu tổ chức và nguồn lực tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VIỆT NAM chi nhánh tỉnh GIA LAI (Trang 48 - 53)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK TỈNH GIALAI

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn lực tại chi nhánh

a. Cơ cấu tổ chức, mạng lưới

Cơ cấu tổ chức và mạng lưới của Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai bao gồm: 08 phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh tỉnh và 23 Chi nhánh trực thuộc theo phân cấp ủy quyền của Agribank được tổ chức theo địa giới hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố, khu vực và 08 phòng giao dịch trực thuộc tại các khu vực liên xã, phường thuộc huyện, thuộc tỉnh.

Quan hệ phụ thuộc Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh tỉnh Gia Lai

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng KD Ngoại Hối Phòng DV & Marketing P.Kế Toán Ngân Quỹ Phòng Điện Toán Phòng Tín Dụng Phòng Tổ Chức HC Phòng KTKS nội bộ Phòng Kế hoạch Tổng hợp Các Phòng giao dịch trực thuộc Hội sở

Chi nhánh loại III (Quận, Huyện)

Các Phòng Giao Dịch

- Ban lãnh đạo: gồm 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

+ Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định trong Điều lệ Agribank và trước pháp luật.

+ Phó Giám đốc: là người tham mưu, trợ giúp Giám đốc trong quá trình quản lý điều hành một số công việc, phụ trách một số phòng trong phạm vi cho phép được sự ủy quyền của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực được phân công. Phó Giám đốc có quyền thay mặt Giám đốc ra quyết định và chịu trách nhiệm pháp lý trước các quyết định đó.

+ Chi nhánh loại III: là chi nhánh hoạt động hạn chế được nhà nước xếp hạng doanh nghiệp hạng 3 và các chi nhánh chưa/hoặc không được xếp hạng phụ thuộc các chi nhánh loại 1, loại 2 có các phòng giao dịch trực thuộc.

+ Phòng giao dịch: là bộ phận phụ thuộc chi nhánh của Agribank, hạch toán báo sổ và có con dấu riêng.

+ Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của chi nhánh loại I: vừa trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định, vừa có nhiệm vụ chỉ đạo nghiệp vụ, trực tiếp kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại các chi nhánh loại 3 (nếu có), phòng giao dịch trên địa bàn được giao quản lý.

- Nhiệm vụ cụ thể của các phòng chuyên môn nghiệp vụ:

+ Phòng Tín dụng: Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền; thẩm định và hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền. Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

+ Phòng Kế toán và Ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo qui định của NHNN, Agribank. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Agribank cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Agribank trên địa bàn. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

+ Phòng Kinh doanh ngoại hối: Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo qui định. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài.

+ Phòng Dịch vụ và Marketing: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ. Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của chi nhánh và của Agribank.

+ Phòng Kế hoạch tổng hợp: Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trực thuộc đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo qui định. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.

+ Phòng Điện toán: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán, kế toán nghiệp vụ, tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung

cấp số liệu, thông tin theo quy định. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.

+ Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Agribank và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của Agribank, các cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh. Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.

+ Phòng Hành chính và Nhân sự: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh Agribank trực thuộc trên địa bàn. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, tố tụng, tranh chấp. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Agribank. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân…

b. Nguồn nhân lực tại chi nhánh

Tổng số cán bộ, viên chức của toàn Chi nhánh đến 31/12/2015 là 486 lao động, trong đó cán bộ có trình độ chuyên môn sau đại học chiếm 1,64%, đại học và cao đẳng chiếm 86,29%, trung cấp chiếm 3,47% và nghiệp vụ chuyên môn khác chiếm 8,60%; cán bộ biết ngoại ngữ chiếm 70%; cán bộ có trình độ tin học từ cơ bản trở lên chiếm 92% (Riêng cử nhân, kỹ sư tin học chiếm 1,84%); cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng chiếm 39%.

Trong đó, nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào công tác tín dụng và kiểm soát tín dụng gồm 178 người, chiếm đến 37% tổng số cán bộ toàn chi nhánh.

Bảng 2.1. Tình hình nhân sự làm công tác tín dụng và kiểm soát tín dụng tại Agribank Gia Lai năm 2015

Phòng nghiệp vụ Số lƣợng

CBVC Độ tuổi

Cán bộ lãnh đạo 48 40-55 tuổi Cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ 05 40-55 tuổi Cán bộ tín dụng 125 23-45 tuổi

(Nguồn Agribank Gia Lai)

Với lực lượng cán bộ phân bổ như trên cho thấy hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ của CN đang gặp phải những khó khăn nhất định về khối lượng công việc, cũng như chất lượng kiểm tra, kiểm soát. Bởi vì, với hơn 23 chi nhánh loại III, cùng hàng nghìn KH doanh nghiệp và hộ sản xuất, cá nhân với nhiều khoản vay khác nhau, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, thì lực lượng khá khiêm tốn làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ của CN chắc hẳn sẽ phát sinh nhiều vấn đề bất cập.

c. Cơ sở vật chất, công nghệ thông tin

Bắt đầu từ ngày 11/5/2009, tại tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch của Agribank trên toàn quốc chính thức thực hiện giao dịch trên hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS), thêm một lần nữa đã khẳng định bước tiến vững chắc của Agribank trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại. Mỗi cán bộ viên chức tại các phòng nghiệp vụ đều được giao và sử dụng một User riêng biệt để đăng nhập vào hệ thống IPCAS, chức năng, quyền hạn của mỗi User sẽ được thiết lập theo từng cấp độ, thẩm quyền đúng theo quy định của quy trình nghiệp vụ.

Phòng điện toán là phòng có chức năng quan trọng trong việc thiết lập và đảm bảo sự hoạt động ổn định, thông suốt của hệ thống này.

nhân có thẩm quyền có thể khai thác, tra cứu và kiểm soát thông tin tín dụng của từng khách hàng, từng chi nhánh. Đây là một trong những cách kiểm soát rủi ro tín dụng từ xa khá hiệu quả nhưng hiện nay vẫn chưa được phát huy tác dụng do sự hạn chế về trình độ, cũng như vấn đề đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ của Agribank.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VIỆT NAM chi nhánh tỉnh GIA LAI (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)