1 .Tính cấp thiết của đề tài
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG
3.2.5. Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo
Tài sản bảo đảm thông thường chính là tài sản hình thành từ vốn vay, do vậy việc đánh giá chính xác về chất lượng và tính thanh khoản của TSBĐ có thể hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, giảm tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn. Để thực hiện tốt công tác thẩm định TSĐB, CN cần chú trọng phân tích đánh
giá giá trị dự toán, thông tin trong luận chứng kinh tế kỹ thuật, kết hợp so sánh với giá trên thị trường để xác định giá trị tài sản chính xác nhằm hạn chế việc định giá TSĐB cao hơn giá trị thực tế. Thẩm định giá trị tài sản cần loại trừ phần giá trị tài sản phi vật chất liên quan đến DA như chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí chuyên gia, chi phí tham quan khảo sát…vì phần chi phí này không có giá trị khi thanh lý tài sản. Khi thẩm định tài sản hình thành, cần căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ liên quan để định giá lại giá trị tài sản chính xác, trường hợp giá trị tài sản định giá thấp không đảm bảo an toàn khoản vay, sớm tìm các biện pháp bảo đảm bổ sung. Đối với các tài sản phức tạp, kỹ thuật cao, tài sản hình thành nhưng KH chậm quyết toán hồ sơ cần thuê chuyên gia thẩm định giá có uy tín để thẩm định tài sản một cách có khoa học, phản ánh đúng giá trị thực của tài sản.
Ngoài ra, CN cũng cần quan tâm phân tích, đánh giá tính thanh khoản và khả năng phát mãi của tài sản. Đối với những tài sản có khấu hao vô hình cao như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, bất động sản... thì cần phân tích kỹ đặc điểm kỹ thuật, nguồn gốc xuất sứ của tài sản, bất động sản thì chú trọng đến khu đất có tài sản, lợi thế thương mại…Bên cạnh đó, CN cũng cần xem xét các điều kiện về an toàn để yêu cầu KH mua bảo hiểm TSĐB.