Tình hình cho vay trung dài hạn tại Agribank GiaLai

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VIỆT NAM chi nhánh tỉnh GIA LAI (Trang 55 - 65)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG CHO

2.2.1. Tình hình cho vay trung dài hạn tại Agribank GiaLai

a. Thực trạng kinh tế xã hội tại tỉnh Gia Lai

Nhìn chung trong 3 năm qua, nền kinh tế tỉnh Gia Lai duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá, mức tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả nước và theo chiều hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đáng kể, hình thành các khu công nghiệp tập trung và các ngành công nghiệp có lợi thế, phát triển các vùng nông sản hàng hóa tập trung như: cao su, cà phê, mía, điều, bông vải, thuốc lá. Các mặt xã hội đều có bước phát triển, đời sống dân cư được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm.

Trong những năm trở lại đây, Gia Lai đã có những chủ trương, chính sách hỗ trợ kêu gọi đầu tư và ưu tiên thu hút các dự án đầu tư phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, phù hợp với quy hoạch, nhất là các dự án sử dụng công nghệ cao, chiếm ít diện tích, thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên.... Trong 5 năm 2011-2015, Gia Lai đã thu hút được 64 dự án với tổng vốn đăng ký 15.660 tỷ đồng, trong đó có 34 dự án đã xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động với tổng mức đầu tư 7.070 tỷ đồng, đã cấp chủ trương đầu tư trong năm 2015 cho 8 dự án với tổng vốn đăng ký gần 670 tỷ đồng. Một số dự án có vốn đầu tư lớn tại tỉnh trong thời gian qua như: dự án khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng thủy điện Plei Keo của Cty TNHH một thành viên Trang Đức, vốn đầu tư 200 tỷ đồng; dự án nhà máy chế biến thức ăn gia súc và nhà máy xay xát tinh bột của Cty TNHH Thương mại Chế biến Nông-Lâm sản Đường Vạn Phát, vốn đầu tư 350 tỷ đồng, DA chăn nuôi bò thịt của Công ty cổ phần Như Khang, vốn đầu tư gần 31 tỷ đồng và dự án bến xe khách huyện Phú Thiện của Cty TNHH Đức Lâm, vốn đầu tư 18,664 tỷ đồng…

Điều này chứng tỏ trong thời gian qua, công tác xúc tiến đầu tư của Gia Lai đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều DA mới được đầu tư vào tỉnh với quy mô lớn, phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và

kế hoạch sử dụng đất của tỉnh. Các nhà đầu tư mới đến với Gia Lai có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015 và mở ra định hướng phát triển cho giai đoạn 2016-2020.

b. Tình hình cho vay trung dài hạn tại Agribank Gia Lai

Trong những năm gần đây, trước những ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế trong nước cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng nợ xấu của các NHTM tăng cao, chính sách tài chính tiền tệ của NHNN thiếu ổn định, lãi suất, tỷ giá biến động mạnh, lạm phát cao đã tác động không nhỏ tới kế hoạch SXKD, mở rộng quy mô phát triển sản xuất của DN. Nhiều DN phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc tạm dừng hoạt động.

Trong những năm gần đây, môi trường HĐKD của Agribank Gia Lai ngày càng cạnh tranh gay gắt. Tính đến cuối năm 2015, trên địa bàn đã có 19 chi nhánh NHTM, 06 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, với 107 điểm giao dịch (trong đó NHTM: 101, Quỹ tín dụng nhân dân: 06). Bên cạnh đó, các định chế tài chính phi NH cũng phát triển, xâm chiếm thị phần hoạt động của hệ thống NH: Các công ty bảo hiểm như Manulife, Prudential, AIA, quỹ tín dụng nông thôn, tiết kiệm bưu điện với cơ chế gửi tiền một nơi - rút nhiều nơi cộng với mạng lưới rộng khắp, … là những đối thủ cạnh tranh có khả năng xâm lấn thị phần và làm cho cạnh tranh hoạt động ngân hàng hết sức gay gắt.

(Nguồn: Số liệu được khai thác từ hệ thống IPCAS)

Biểu đồ 2.1. Dƣ nợ cho vay trung dài hạn tại Agribank Gia Lai

2013 2014 2015

Dư nợ trung dài hạn 2,927 3,449 3,930

Tổng dư nợ 8,756 9,891 11,694 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay dự án đầu tư theo thành phần kinh tế Biểu đồ 2.4. Dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp

(Nguồn: Số liệu được khai thác từ hệ thống IPCAS)

Biểu đồ 2.2. Dƣ nợ cho vay trung dài hạn theo loại hình DN

(Nguồn: Số liệu được khai thác từ hệ thống IPCAS)

Biểu đồ 2.3. Dƣ nợ cho vay trung dài hạn theo ngành nghề

Tính đến ngày 31/12/2015, dư nợ cho vay TDH đạt 3.930 tỷ đồng, chiếm 33%/tổng dư nợ toàn chi nhánh, tăng 1.003 tỷ đồng (+34%) so với năm 2013 và tăng 481 tỷ đồng (+14%) so với năm 2014. Dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại 31/12/2015 chiếm 34,7%/tổng dư nợ TDH, trong đó vốn vay cho nông lâm nghiệp (36%), tiếp đến là thương mại dịch vụ (32%) và thủy điện (29%), các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ nhỏ dưới 2%.

Tình hình cho vay trung dài hạn tại Agribank Gia Lai ngày càng có xu hướng tăng, diễn biến này gắn liền với 2 yếu tố chính. Một là do nền kinh tế phục hồi và trong xu hướng phát triển ổn định. Theo đó, DN đã và đang có

1116 1858 2386 890 921 903 486 412 336 11628136 10112827 108173 18 2 2 6 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2013 2014 2015 CN CTCP DNNN CT TNHH HGĐ DNTN HTX 1292 787726 81 35 6 1242 10361062 64 35 10 1157 1409 1258 62 36 8 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2013 2014 2015

nhu cầu vốn trung và dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ và phát triển sản xuất, đồng thời nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tăng so với các năm trước đây. Hai là thị trường bất động sản phục hồi và có xu hướng tăng trưởng tốt hơn, giao dịch mua bán nhà ở, căn hộ chung cư, nhất là phân khúc thị tường đối với người có thu nhập trung bình và thấp sôi động hơn, vì vậy nhu cầu vay vốn trung và dài hạn tăng, trong đó dư nợ chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở tăng gấp 3,58 lần so với cuối năm 2014. So với những năm trước đây, nguồn vốn phục vụ cho vay trung dài hạn năm 2015 đã dồi dào hơn, khi Thông tư 36/TT-NHNN thay đổi tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung vài dài hạn của NHTM từ 30% lên 60%. Điều đó đã góp phần thúc đẩy dư nợ cho vay trung dài hạn ngày càng có xu hướng gia tăng đáng kể, góp phần mang lại nguồn thu nhập cho Chi nhán.

Bảng 2.3. Số lƣợng khách hàng vay vốn TDH tại Agribank Gia Lai

Đơn vị tính: khách hàng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Tổng số KH vay vốn trung dài hạn 558 575 722

- DNNN 19 21 23 - CTy CP 77 57 43 - Cty TNHH 94 65 50 - DNTN 140 97 42 - HTX 7 4 7 - Cá nhân 221 331 557 Tỷ trọng/tổng khách hàng toàn CN (%) 19,1 16,7 18,4

(Nguồn: Số liệu được khai thác từ hệ thống IPCAS)

Tính đến cuối năm 2015, tổng số khách hàng cho vay TDH là 722 khách hàng, chiếm 18,4%/ tổng KH cho vay tại Chi nhánh. Trong đó, 557 khách hàng cá nhân (77%) và 165 khách hàng doanh nghiệp (33%).

(Nguồn: Số liệu được khai thác từ hệ thống IPCAS) (Nguồn: Số liệu được khai thác từ hệ thống IPCAS)

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn/Nợ xấu

Nợ xấu đối với cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng bình quân qua các năm là 25%/tổng nợ xấu (Năm 2013: 21%, Năm 2014: 16,6% và năm 2015: 37,5%). Theo sự chỉ đạo của Trụ sở chính, Chi nhánh đã thực hiện bán nợ cho VAMC nên dẫn đến nợ xấu cho vay trung dài hạn tại ngày 31/12/2015 tại chi nhánh có xu hướng giảm so với các năm trước.

c. Thực trạng cho vay dự án đầu tư tại Agribank Gia Lai

(Nguồn: Số liệu được khai thác từ hệ thống IPCAS)

Biểu đồ 2.5. Tình hình vay vốn đầu tƣ dự án tại Agribank Gia Lai

93 130 56 20 26 21 - 20 40 60 80 100 120 140 2013 2014 2015 Nợ xấ u Nợ xấ u trung dà i hạ n

Đến ngày 31/12/2015, dư nợ cho vay DAĐT đạt 1.158 triệu đồng, chiếm 10%/tổng dư nợ và 30%/dư nợ trung dài hạn của chi nhánh. Tình hình dư nợ cho vay DAĐT có xu hướng giảm dần qua 03 năm (2013-2015), mức giảm bình quân 4,2%/năm: Năm 2015/2013 giảm 88 tỷ đồng (-7%); Năm 2015/2014 giảm 16 tỷ (-1,4%). Điều này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn hiện vẫn còn nhiều khó khăn, nguồn vốn chưa thật sự được hấp thụ, mức dư nợ cho vay dự án đầu tư vẫn chưa tăng.

Bảng 2.4. Cơ cấu dƣ nợ cho vay DAĐT theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Theo thành phần kinh tế 2013 2014 2015 nợ % nợ Tỷ trọng nợ % Tổng cộng 1.246 1.174 1.158

- Doanh nghiệp Nhà nước 395 32 351 30 325 28 - Công ty cổ phần 788 63 765 65 766 66 - Cty trách nhiệm hữu hạn 41 3 31 3 35 3 - Hộ sản xuất 22 2 27 2 32 3

(Nguồn: Số liệu được khai thác từ hệ thống IPCAS)

(Nguồn: Số liệu được khai thác từ hệ thống IPCAS)

Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay DAĐT theo ngành nghề năm 2015

72% 9% 8% 7% 4% Thủy điện Thương mại dịch vụ Khác Xây dựng Nông lâm nghiệp

Đến ngày 31/12/2015, đối tượng KH cho vay DAĐT của Agribank Gia Lai chủ yếu là công ty cổ phần (66%), tiếp đến là DNNN (28%), Cty TNHH và Hộ sản xuất (3%). Vốn vay phục vụ chủ yếu đầu tư các DA xây dựng các công trình thủy điện trên địa bàn (72%), các DA mở rộng sản xuất kinh doanh nhà hàng, khách sạn (9%), DA xây dựng nhà máy, công trình xây dựng (7%), phần còn lại là đầu tư mua sắm MMTB, mở rộng sản xuất kinh doanh, trồng cây lâu năm...

2.2.2.Thực trạng công tác tổ chức thẩm định tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại Agribank Gia Lai

a. Quy trình thẩm định tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại Agribank Gia Lai.

Agribank CN Gia Lai chưa có quy định về quy trình thẩm định cho vay trung dài hạn cũng như trong cho vay dự án đầu tư. Chi nhánh đang áp dụng Quyết định số 836/QĐ-NHNo-HSX ngày 07/8/2014 về ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân và Quyết định số 766/QĐ- NHNo-KHDN ngày 01/8/2014 về ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Agribank để thẩm định lần đầu cho vay dự án đầu tư.

Quy trình có thể tóm lược theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tóm tắt quy trình thẩm định lần đầu trong cho vay DAĐT tại Agribank CN Gia Lai

CÁN BỘ TÍN DỤNG - Tiếp xúc, phỏng vấn KH - Cung cấp mẫu hồ sơ vay - Hướng dẫn KH lập bộ hồ sơ

Tiếp nhận hồ sơ

Kiểm tra hồ sơ Hỗ trợ KH hoàn thiện hồ sơ nếu cần thiết Kiểm tra lịch sử

quan hệ tíndụng

Không đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Yêu cầu bổ sung thêm thông tin

Chấp nhận hồ sơ

Chuyển sang quá trình thẩm định cho vay (CBTĐ tiếp nhận bộ hồ sơ) Trả lại KH Thẩm định phương án SXKD Thẩm định bảo đảm tiềnvay Thẩm định khách hàng vay vốn Lập báo cáo thẩm định Trình Lãnh đạo phê duyệtkết quả thẩm định

Yêu cầu thẩm định lại (nếu cần) Ra quyết định

cho vay/từ chối cho vay

Cán bộ thẩm định (CBTĐ)

Diễn giải quy trình:

* Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu và hồ sơ vay vốn

Tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn khách hàng về điều kiện và hồ sơ vay vốn, bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm. Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay theo dự án của khách hàng, CBTĐ kiểm tra, rà soát hồ sơ và các thông tin cần thiết theo quy định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, CBTĐ hướng dẫn khách hàng bổ sung những hồ sơ, tài liệu liên quan còn thiếu. Nếu hồ sơ đầy đủ, CBTĐ vào sổ theo dõi và tiến hành thẩm định.

* Bước 2: Thẩm định khoản vay

CBTĐ phải đánh giá tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, thu thập thông tin về khách hàng vay vốn như thông tin CIC, thông tin về các bên liên quan, năng lực điều hành của Ban lãnh đạo và các thông tin khác, thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng vay vốn, đánh giá và phân tích rõ việc đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng như đánh giá năng lực pháp lý của KH vay vốn, tính hợp pháp của mục đích vay vốn, hiệu quả của dự án, tài sản đảm bảo, mức độ rủi ro của khoản vay và các biện pháp phòng ngừa, xác định phương thức và mức cho vay, phương thức trả nợ. Sau đó, trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, CBTĐ lập báo cáo thẩm định nêu rõ cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá DAĐT, nêu ý kiến đề xuất cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về ý kiến của mình.

* Bước 3: Kiểm soát hồ sơ vay vốn và nội dung báo cáo thẩm định

Lãnh đạo phòng tín dụng kiểm tra lại các nội dung trong báo cáo đề xuất, ghi ý kiến và ký kiểm soát, sau đó trình Giám đốc/Phó giám đốc ký phê duyệt nếu thuộc thẩm quyền.

Quy trình thẩm định tín dụng tại Agribank Gia Lai được tổ chức chặt chẽ từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu kiểm tra, phê duyệt khoản vay, có hướng dẫn chi tiết cách thức thực hiện thẩm định và những vấn đề cần thẩm định, có sự

phân công trách nhiệm của từng bộ phận, từng cán bộ một cách khoa học và logic. Tuy nhiên, Quy trình cũng còn hạn chế khi quy định thời gian thẩm định quá cứng nhắc đối với cho vay trung dài hạn (10 - 15 ngày), chưa quy định cụ thể thời gian thẩm định phù hợp với đặc thù của từng loại dự án, đôi khi đã tạo áp lực cho CBTĐ nên việc thẩm định đôi khi còn sơ sài, mang nặng tính hình thức, không có thời gian thu thập đầy đủ thông tin, đi sâu phân tích đánh giá dẫn đến chất lượng thẩm định chưa thực sự hiệu quả.

b. Tổ chức thẩm định

Theo mô hình đầy đủ trên toàn hệ thống, công tác TĐTD do Phòng Tín dụng thực hiện. Phòng tín dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ vay vốn của KH, xem xét hồ sơ vay có hợp lệ, đúng pháp luật và yêu cầu hay không. Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện về pháp lý thì yêu cầu KH phải bổ sung. Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì sẽ tiếp nhận và phân công CBTD tiến hành thẩm định. Trong quá trình thẩm định, một CBTD thực hiện nhiều nhiệm vụ từ việc thu thập, tổng hợp, rà soát các thông tin về KH, PAV, chấm điểm xếp hạng KH, thẩm định tình hình tài chính, khả năng trả nợ của KH đến cả khâu thẩm định TSĐB... nên quá trình phân tích được liên tục, có hệ thống, tiện lợi và tiết kiệm được chi phí thẩm định. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã tiến hành phân công cán bộ phụ trách thẩm định theo đối tượng khách hàng, phân công cán bộ theo dõi nợ tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro, nợ bán VAMC. Tuy nhiên, Chi nhánh chưa phân công cán bộ theo sở trường, kinh nghiệm và chuyên môn, một CBTD phải đảm nhiệm rất nhiều công việc cùng một lúc, vừa cho vay, vừa thẩm định dẫn đến làm việc quá tải, năng suất làm việc giảm, kết quả công việc không khách quan, dễ dẫn đến sai sót, ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định.

Về công tác tổ chức khai thác thông tin về KH và DAĐT, Chi nhánh đã có những quy định bắt buộc yêu cầu cán bộ nhập thông tin về KH vay vốn, DA từ hồ sơ vay vốn của KH vào hệ thống IPCAS theo quy định, đã tạo nhiều thuận lợi cho công tác thẩm định. Tuy nhiên, hệ thống IPCAS vẫn chưa hệ thống đầy

đủ thông tin số liệu theo ngành, theo từng dự án, chưa cập nhật được thông tin KH từ các báo cáo thẩm định đã được duyệt cho vay để phục vụ công tác tra cứu thông tin. Các báo cáo phân tích, thông tin thị trường của KH chủ yếu căn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VIỆT NAM chi nhánh tỉnh GIA LAI (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)