Thực trạng triển khai các hoạt động cơ bản trong CVTD tạ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 55 - 59)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2.Thực trạng triển khai các hoạt động cơ bản trong CVTD tạ

BIDV Nam Gia Lai

Hiện nay, trình tự thủ tục cấp tín dụng đối với các sản phẩm CVTD tại BIDV Nam Gia Lai đƣợc thực hiện theo các Quyết định số 353/QĐ-HĐQT ngày 21/04/2010 quy định về chính sách cấp tín dụng bán lẻ; Quyết định số 1665/QĐ-NHBL ngày 01/04/2015 về việc cấp tín dụng đối với doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ; Quyết định số 6960/QĐ-NHBL ngày 03/11/2014 về cho vay nhu cầu nhà ở dành cho khách hàng cá nhân; Quyết định số 7127/QĐ- NHBL ngày 10/11/2014 quy định về sản phẩm cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bào đối với khách hàng cá nhân; Quy định số 7128/QĐ-NHBL ngày 10/11/2014 về sản phẩm cho vay hỗ trợ chi phí du học đối với khách hàng cá nhân; Quy định số 7337/QĐ-NHBL ngày 17/11/2014 về sản phẩm cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình; Quy định số 8441/BIDV-NHBL ngày 22/10/2015 về hƣớng dẫn vay tiêu dùng bảo đảm bằng bất động sản; quy định số 7127/QĐ-NHBL ngày 10/11/2014 về cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo đối với khách hàng cá nhân,…

Bên cạnh đó, BIDV cũng thƣờng xuyên triển khai các gói sản phẩm cho vay tiêu dùng đặc thù nhƣ: Công văn số 7316/CV-NHBL ngày

đích tiêu dùng; Công văn số 6026/CV-NHBL ngày 01/10/2013 về việc triển khai gói sản phẩm dịch vụ bán lẻ ƣu việt dành cho CBCNV của các tổ chức có quan hệ hợp tác với BIDV,… Ngoài ra, BIDV còn triển khai các gói sản phẩm cho vay tiêu dùng đặc thù áp dụng với đối tƣợng là cán bộ công nhân viên với các điều kiện ƣu đãi, tạo điều kiện cho ngƣời lao động phát triển kinh tế và an tâm công tác.

Theo mô hình cấp tín dụng mới, các khâu trong chu trình xử lý tín dụng đề xuất, phê duyệt, giải ngân và theo dõi khoản vay đƣợc tách bạch và phân cấp rõ ràng, tăng tính độc lập, minh bạch và an toàn trong hoạt động tín dụng. BIDV đã từng bƣớc thực hiện định hƣớng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, xây dựng lộ trình phấn đấu trở thành ngân hàng thƣơng mại hàng đầu ở Việt Nam trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại.

ác định đƣợc định hƣớng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tƣơng lai tập trung vào bán lẻ, để đảm bảo các mục tiêu đã đề ra, BIDV Nam Gia Lai đã triển khai các biện pháp liên quan đến các hoạt động chủ yếu sau:

i) Tập trung mục tiêu tăng dƣ nợ, tăng thị phần: Thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh từ hoạt động bán lẻ đạt vƣợt mức kế hoạch kinh doanh Hội sở chính giao hàng năm. Các biện pháp cụ thể:

+ Phân công cán bộ quan hệ khách hàng tiếp thị khách hàng tại các địa bàn trú đóng. Tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu của nhiều đối tƣợng khách hàng: cá nhân, hộ gia đình, cán bộ công nhân viên, giáo viên, quân nhân,…để tƣ vấn các sản phẩm cho vay phù hợp.

+ Giao chỉ tiêu dƣ nợ cho vay, số lƣợng khách hàng mới đến từng Phòng, đồng thời làm cơ sở chấm điểm, đánh giá xếp loại và có cơ chế thƣởng phạt hàng quý.

+ Mở rộng kênh phân phối: Thành lập PGD Iagrai trên địa bàn huyện Iagrai trong năm 2016, đƣa tổng số PGD tại Chi nhánh lên 5 Phòng giao dịch, trong đó hoạt động tại trung tâm 3 huyện trên địa bàn.

+ Đối với từng đối tƣợng khách hàng cụ thể, sẽ có những cách tiếp cận và cơ chế chính sách ƣu đãi riêng, phù hợp với từng đối tƣợng, phục vụ khách hàng và tiếp thị cho khách hàng tận nơi, phân tích kỹ càng những sản phẩm cho vay với khách hàng và đƣa ra lựa chọn tối ƣu nhất cho khách hàng để khách hàng cảm thấy hài lòng.

+ Đẩy mạnh công tác truyền thông, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng thông qua tờ rơi, quảng cáo truyền hình, băng rôn dán tại các địa điểm tập trung đông dân cƣ, tài trợ cho các sự kiện của địa phƣơng, an sinh xã hội,...Công tác truyền thông đã phần nào mang lại hiệu quả, nhiều khách hàng tại các địa bàn vùng xâu vùng xa đã biết đến BIDV và tiếp cận vay vốn tại BIDV Nam Gia Lai trong thời gian qua.

ii) Nâng cao năng lực cạnh tranh:Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, sản phẩm đa dạng với nhiều đối tƣợng khách hàng. Chi nhánh đã đẩy mạnh triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng theo định hƣớng của Hội sở chính. Áp dụng mức lãi suất cho vay linh hoạt đảm bảo cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn.Bên cạnh đó,khách hàng có điều kiện tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, có nhiều sản phẩm để khách hàng lựa chọn.

- Hạn chế: Mặc dù đã tích cực triển khai các sản phẩm CVTD mới nhƣng chƣa mang lại hiệu quả cao do chƣa phù hợp với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trên địa bàn.Ngân hàng đang tìm cách tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để xây dựng những sản phẩm phù hợp cho phần lớn khách hàng. Mặt khác, một số khách hàng còn phản ánh lãi suất CVTD tại Chi nhánh còn cao hơn so với mặt bằng chung.

iii) Nâng cao hiệu quả sinh lời từ hoạt động CVTD: Mục tiêu hiệu quả sinh lời luôn đƣợc Chi nhánh đặt hàng đầu và phấn đấu duy trì chênh lệch lãi suất bình quân ở mức trên 4%/năm. Từ thực tế cho thấy, các khoản cho vay tiêu dùng rất nhỏ lẻ, số lƣợng khoản vay nhiều nên chi phí quản lý có thể gấp 3

lần hoạt động bán buôn nhƣng tỷ suất sinh lời rất lớn trong khi rủi ro phân tán. Mặc dù bên cạnh mục tiêu tăng trƣởng dƣ nợ, thị phần cạnh tranh,…phần nào hạn chế khả năng sinh lời nhƣng do chênh lệch lãi suất bình quân trong CVTD rất lớn nên vẫn đảm bảo lợi nhuận theo kế hoạch hàng năm tại Chi nhánh.

iv) Tăng cƣờng kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng: Tăng cƣờng kiểm soát từng khâu trong quá trình xử lý hồ sơ vay. Mặt khác, nợ nhóm 2 đến nhóm 5 trong hoạt động CVTD luôn đƣợc kiểm soát chặt chẽ đến từng ngày. Hàng ngày, trên cơ sở file dữ liệu gốc đƣợc chiết xuất từ chƣơng trình phần mềm SIBS, phòng KHTH sẽ thực hiện tổng hợp số liệu và gửi vào mail cho Ban lãnh đạo nên việc điều hành luôn sát sao và kịp thời. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng tại Chi nhánh luôn duy trì ở mức rất thấp. Hàng năm, Chi nhánh đều tổ chức các đoàn kiểm tra các mảng nghiệp vụ để phát hiện và chỉnh sửa kịp thời các sai sót, hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.

Hạn chế: Chƣa có phần mềm hỗ trợ, các số liệu còn phải thực hiện bóc tách thủ công, phụ thuộc vào con ngƣời nên rất mất thời gian. Bên cạnh đó, vì áp lực tăng trƣởng dƣ nợ chắc chắn không thể tránh những sai sót trong các khâu xử lý hồ sơ cũng nhƣ sàng lọc khách hàng.

v) Hoạt động phát triển nguồn nhân lực: Đến 31/12/2015, chi nhánh có 116 CBCNVC, trong đó 90% cán bộ viên chức có trình độ đại học và sau đại học. Số cán bộ trẻ và mới tại Chi nhánh Nam Gia Lai rất lớn nên Chi nhánh luôn chú trọng công tác đào tạo cán bộ, vừa cử cán bộ đào tạo tập trung tại các thành phố lớn theo chƣơng trình đào tạo của trƣờng đào tạo cán bộ BIDV, vừa tổ chức đào tạo cán bộ định kỳ hàng tháng theo từng mảng nghiệp vụ tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng thƣờng xuyên tổ chức đào tạo phong cách làm việc, bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, 10 nguyên tắc giao dịch khách hàng,…nhằm trang bị các kiến thức nghiệp vụ để đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng.

- Hạn chế: Lực lƣợng cán bộ trẻ và mới quá nhiều, thiếu kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ cũng nhƣ tác phong làm việc, hạn chế trong quá trình phục vụ khách hàng.

vi) Triển khai cơ chế động lực khuyến khích hoạt động bán lẻ: Vài năm gần đây, với chủ trƣơng của BIDV là tập trung tăng trƣởng hoạt động bán lẻ nên đã triển khai rất nhiều chƣơng trình cơ chế động lực liên quan đến các hoạt động bán lẻ nhƣ: tăng dƣ nợ bán lẻ, tăng số lƣợng khách hàng vay, tăng số lƣợng khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác,…số tiền thƣởng trên từng mảng hoạt động tƣơng đối lớn nên đã tạo đƣợc không khí thi đua sôi nổi và đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt tại Chi nhánh BIDV Nam Gia Lai trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 55 - 59)