8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.5. Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu cho vay tiêu dùng một cách hợp lý
Cơ cấu cho vay tiêu dùng là một vấn đề phụ thuộc nhiều vào những nhân tố khách quan trong đó, chủ yếu là tác động của nhu cầu thị trƣờng. Vì vậy, đây không phải là một vấn đề có thể giải quyết một sớm một chiều. Tuy nhiên, ngoài các lý do khách quan những nhân tố chủ quan cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Mặt khác, bản thân nhu cầu thị trƣờng cũng chịu tác động bởi hoạt động tiếp thị của ngân hàng chứ không phải là một nhân tố hoàn toàn ngoài vòng kiểm soát của ngân hàng. Mặt khác, thay đổi cơ cấu cho vay tiêu dùng cũng có ảnh hƣởng đến mục tiêu tăng trƣởng dƣ nợ và sinh lời. Vì vậy, Chi nhánh cần tích cực, năng động nhằm hoàn thiện cơ cấu cho vay tiêu dùng. Cụ thể:
- Tăng tỷ trọng cho vay tiêu dùng trung, dài hạn, giảm dần tỷ trọng cho vay tiêu dùng ngắn hạn. Biện pháp cơ bản là chủ động gợi mở, tƣ vấn với khách hàng phƣơng án vay trung, dài hạn khi thấy phù hợp, phân tích cho ngƣời vay các lợi ích khi lựa chọn phƣơng án vay trung, dài hạn. Song song với điều này, cần xây dựng và triển khai đồng bộ các chính sách về lãi suất, về xúc tiến bán hàng. Một điểm cũng cần chú ý là tâm lý ngại rủi ro khi cho vay trung dài hạn đối với khách hàng. Một mặt cần khắc phục về nhận thức, mặt khác, cần triển khai các biện pháp quản trị rủi ro trong cho vay trung dài
hạn một cách phù hợp. Đối với rủi ro lãi suất, biện pháp cơ bản có thể áp dụng là tính toán để áp dụng các hình thức cho vay có lãi suất điều chỉnh gắn với một mức lãi suất cơ bản. Đây là biện pháp cũng đƣợc áp dụng khá phổ biến trong các NH ở nƣớc ngoài. Ngoài ra, đối với một số sản phẩm cho vay hình thành tài sản có giá trị lớn có thể vận dụng hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tƣơng lai. Có thể nói, để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cho vay trung, dài hạn điều cơ bản nhất vẫn là khâu tìm kiến phƣơng án vay phù hợp kết hợp tƣ vấn khách hàng và nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng.
- Đối với cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm cần khắc phục xu hƣớng tỷ trọng cho vay tiêu dùng khác quá cao, trong khi tỷ trọng cho vay tiêu dùng các sản phẩm chủ lực vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Kết quả nghiên cứu ở chƣơng 2 cho thấy, dƣ nợ cho vay tiêu dùng tập trung chủ yếu vào mục đích cho vay tiêu dùng khác bao gồm các khoản vay phục vụ cho mua sắm ti vi, máy giặt, tủ lạnh, sửa chữa nhà,…. Vì vậy, cần nỗ lực đa dạng hóa hơn nữa bằng cách tăng tỷ trọng các sản phẩm cho vay mua ô tô; mua nhà; cho vay du học, du lịch, chữa bệnh... Một số sản phẩm thuộc phân khúc thị trƣờng những khách hàng có thu nhập cao. Vì vậy, đòi hỏi ngân hàng phải có những biện pháp tiếp thị phù hợp với đặc điểm của loại khách hàng này, nhất là chính sách chăm sóc khách hàng.
- Đa dạng hóa các hình thức bảo đảm tiền vay theo hƣớng tăng dần tỷ trọng cho vay tín chấp. Biện pháp cơ bản là tăng cƣờng năng lực thẩm định tín dụng theo hƣớng thẩm định năng lực tạo ra dòng tiền trả nợ và ý muốn trả nợ của khách hàng. Mặt khác, vận dụng các mô hình chấm điểm đo lƣờng rủi ro vỡ nợ để tính toán phần bù rủi ro thích hợp trong cơ cấu lãi suất. Trên phƣơng diện lý thuyết, đã xuất hiện một số mô hình tính toán cho phép xác định sự đánh đổi giữa tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm trên giá trị khoản vay với
phần bù rủi ro trong cấu trúc lãi suất. Trong bối cảnh của các NH Việt nam, có thể vận dụng từng bƣớc các mô hình này. Tuy nhiên, để làm đƣợc việc này đòi hỏi NH phải có cố gắng nhiều hơn nữa để tiếp cận các đối tƣợng và có những chính sách đột phá về lãi suất,về xúc tiến Marketing, nhƣng trên hết là năng cao năng lực thẩm định của ngân hàng.
Ngoài việc tăng cƣờng tỷ trọng cho vay bảo đảm không bằng tài sản, ngân hàng cũng cần đa dạng hóa hình thức bảo đảm bằng tài sản, theo hƣớng ngoài thế chấp quyền sử dụng đất cần phải áp dụng các hình thức cầm cố, bảo đảm bằng tài sản tƣơng lai, bảo lãnh của bên thứ ba...
3.2.6. Làm tốt công tác đào tạo và huấn luyện nguồn nhân lực tham gia CVTD, hoàn thiện cơ chế động viên
Vai trò quan trọng của công tác nhân sự là vấn đề không cần phải tranh cãi, đặc biệt quan trọng đối với công tác cho vay tiêu dùng. Bởi vì, hoạt động cho vay tiêu dùng là hoạt động bán lẻ, quy mô, chất lƣợng và hiệu quả của nó phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con ngƣời, mà cụ thể là cán bộ phụ trách hoạt động này.
Trong công tác nhân sự cho hoạt động cho vay tiêu dùng, Chi nhánh cần triển khai hoàn thiện các giải pháp sau:
- Trƣớc hết, đối với công tác tuyển dụng nhân sự, Chi nhánh cần hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự trên cơ sở chú trọng đến các yêu cầu có tính riêng biệt liên quan đến kỹ năng bán lẻ. Trong thực tế, ngoài những yêu cầu chung của hoạt động tín dụng, nhân viên tín dụng bán lẻ, trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng cũng có những yêu cầu có tính đặc thù. Chi nhánh cần xem xét thêm những yêu cầu này trong quá trình phỏng vấn tuyển dụng theo đúng quy trình chung của Hội sở.
- Về công tác đào tạo, huấn luyện: Tổ chức thƣờng xuyên công tác tập huấn kết hợp với hoạt động đào tạo về kỹ năng phù hợp với từng công việc cụ
thể cũng nhƣ các kiến thức cần thiết cho các cán bộ nhân viên tín dụng rtiêu dùng. Ngoài ra, nội dung tập huấn, đào tạo cần bao gồm cả việc cung cấp, cập nhất kiến thức về sản phẩm cho vay tiêu dùng, kỹ năng tiếp thị cho nhân viên quan hệ khách hàng trong cho vay tiêu dùng để trực tiếp giới thiệu và tƣ vấn cho các khách hàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm vay tiêu dùng phù hợp.
- Kết hợp công tác đào tạo, tập huấn với hoạt động khảo sát đánh giá chất lƣợng, hiệu quả của từng sản phẩm cho vay tiêu dùng. Qua đó, phát hiện các hạn chế, bất cập nhằm có sự khắc phục, chỉnh sửa kịp thời.
- Phối hợp chạt chẽ giữa việc đào tạo, huấn luyện với việc phân công, bố trí sử dụng nhân sự theo đúng ngƣời, đúng việc, thực hiện luân chuyển cán bộ để sắp xếp công việc phù hợp nhất với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ, nhân viên.
- Tiến hành xem xét lại theo định kỳ việc phân công, phân nhiệm để có sự bố trí ngày càng hợp lý hơn. Coi trọng việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho cán bộ, xây dựng, tổ chức học tập và quán triệt bộ quy tắc đạo đức tác nghiệp.
Về cơ chế động viên: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế động viên, khen thƣởng kết hợp với xây dựng chế độ trách nhiệm. Có chính sách tạo động lực, khuyến khích cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng thông qua việc không ngừng chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, nhân viên. Có các chính sách hấp dẫn về lƣơng, thƣởng, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp tạo động lực mạnh mẽ để giữ các cán bộ có chất lƣợng đồng thời xây dựng cơ chế chịu trách nhiệm đối với những sai phạm sao cho có tác dụng răn đe. Ngân hàng cần đề ra yêu cầu cụ thể và có biện pháp thúc đẩy, động viên nhằm làm cho từng cán bộ, nhân viên có động lực để thƣờng xuyên tu dƣỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, xây dựng tác phong làm việc nhanh nhẹn, nghiêm túc, trung thực, hƣớng đến thực hiện các chuẩn mực văn hóa
doanh nghiệp của BIDV. Trong những năm qua, BIDV khi tuyển dụng nhân sự đều yêu cầu tiêu chuẩn cao về đào tạo, cụ thể ứng viên phải đƣợc đào tạo chính quy tại các trƣờng đại học. Tuy nhiên do thâm niên ít, kinh nghiệm thiếu, kỹ năng xử lý nghiệp vụ cũng nhƣ kinh nghiệm còn hạn chế. Do đó, để có thể đáp ứng đƣợc những đòi hỏi ngày càng cao của thị trƣờng tín dụng với mức độ cạnh tranh quyết liệt, đòi hỏi mỗi nhân viên cho vay tiêu dùng luôn phải không ngừng tự rèn luyện, học tập để liên tục nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
Ngoài ra, một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là hình thành một môi trƣờng làm việc lành mạnh, một không khí đoàn kết, thi đua trên cơ sở đoàn kết, trung thực, cùng hƣớng đến những giá trị chung của BIDV nói chung và BIDV Nam Gia Lai nói riêng.