8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Nâng cao chất lƣợng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho
cho vay tiêu dùng
Phân tích ở chƣơng 2 cho thấy mặc dù tỷ lệ nợ xấu có giảm nhƣng nợ nhóm 2 có biểu hiện tăng và tỷ lệ nợ xấu vấn còn trên 1%. Vì vây, mặc dù có những thành công nhất định nhƣng vấn đề quản trị rủi ro tín dụng cũng là một hoạt động cần đƣợc tiếp tục nâng cao chất lƣợng.
Để nâng cao chất lƣợng của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, việc cần làm đầu tiên của Chi nhánh là tiến hành công tác thu thập, xử lý, hệ thống hóa thông tin về khách hàng để trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về các khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng của cho vay tiêu dùng. Hệ thống này phải không ngừng đƣợc cập, bổ sung và phải phục vụ đắc lực cho công tác quản trị hoạt động cho vay tiêu dùng nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng nói riêng. Trong thực tế, do hoạt động tín dụng ở các NH Việt Nam dựa nhiều vào bảo đảm bằng tài sản nên trong quản trị tín dụng có xu hƣớng tập trung vào việc thông tin về tài sản bảo đảm nên việc thu thập thông tin toàn diện về ngƣời vay dễ sa vào xu hƣớng có tính hình thức. Tại Chi nhánh BIDV Nam Gia Lai, trong hoạt động cho vay tiêu dùng cũng tồn tại hạn chế này. Vì vậy, cần tìm mọi biện pháp để thay đổi tình hình này. Mặt khác, cũng cần thiết lập một quy trình để kiểm soát độ tin cậy của thông tin. Đồng thời, cần tổ chức tốt hệ thống cơ sở dữ liệu, áp dụng các phần mềm xử lý thông tin hiện đại, coi trọng công tác lƣu trữ thông tin khoa học, bảo mật tốt và truy xuất, cập nhật đễ dàng.
Một trong những hạn chế của công tác quản trị rủi ro tín dụng hiện nay ở Chi nhánh là tính thiếu hệ thống trong cách tiếp cận. Vì vây, chi nhánh cần
trong phạm vi thẩm quyền của mình, tiến hành thảo luận với chuyên gia, với các cấp quản trị và nhân viên liên quan để xây dựng một cách có hệ thống quy trình quản trị rủi ro, phân định cụ thể chức trách tác nghiệp của từng khâu, từng bộ phận trong hệ thống. Theo lý thuyết quản trị rủi ro, có bốn công đoạn trong quy trình quản trình quản trị rủi ro tín dụng: nhận diện, đánh giá, kiểm soát, tài trợ rủi ro. Trên cơ sở đó, tiến hành triển khai hệ thống hóa thành quy trình tác nghiệp, xác định chính sách cụ thể; cũng nhƣ xác định rõ từng công cụ, kỹ thuật tiến hành và cách thức xử lý tình huống. Đặc biệt trong điều kiện của chi nhánh, cần lƣu ý công tác xây dựng quy trình nhận diện rủi ro tín dụng. Nội dung chính của công tác này thông qua phân tích theo nguồn gốc rủi ro, theo lĩnh vực phát sinh rủi ro và những tiêu chí khác, chỉ ra những lĩnh vực, những khâu công việc có khả năng phát sinh rủi ro tín dụng. Trên cơ sở quy trình đƣợc xây dựng, Chi nhánh cần đặt trọng tâm vào việc tổ chức thực hiện tốt công tác nhận diện rủi ro tín dụng. Trong hoạt động thực tiễn thƣờng có sự nhầm lẫn giữa hai hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng và đo lƣờng rủi ro tín dụng. Vì vậy, để nâng cao hiệu qủa của công tác nhận diện rủi ro cần nhận thức đƣợc sự khác biệt giữa hai hoạt động này. Một vấn đề cần lƣu ý nữa là việc nhận diện RRTD phải đƣợc tiến hành trên nền tảng thu thập dữ liệu quá khứ đƣợc thu thập qua nhiều kỳ. Vì vậy, Chi nhánh phải tiến hành ngay việc hệ thống hóa, thu thập các thông tin bổ sung để có cơ sở dữ liệu thống kê đầy đủ hơn, qua đó tiến hành các hoạt động phân tích nhằm nhận diện RRTD
Hoàn thiện khâu thẩm định, kiên quyết loại trừ bệnh hình thức trong thẩm định. Cần chú trọng khâu thẩm định độ tin cậy của thông tin. Chất lƣợng thẩm định phụ thuộc chủ yếu vào độ tin cậy của thông tin. Một mặt, phải tiến hành cập nhật kịp thời thông tin về môi trƣờng vĩ mô cũng nhƣ các biến động của thị trƣờng, các thông tin mọi mặt trong xã hội, trên địa bàn cho các cán
bộ, nhân viên làm các công việc liên quan đến thẩm định. Mặt khác, cần có biện pháp tăng cƣờng kiểm tra độ tin cậy của thông tin tín dụng. Công tác thẩm định đòi hỏi cán bộ ngân hàng không những phải giỏi về nghiệp vụ mà còn phải có hiểu biết rộng rãi, sâu sắc về nhiều lĩnh vực, nhìn nhận đánh giá đúng thực tế khách hàng vay. Cán bộ thẩm định cũng phải thông hiểu và nắm vững đầy đủ các quy định pháp lý. Do đó, một biện pháp cần tiến hành là tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng của công tác huấn luyện, đào tạo nhân viên. Ngoài ra, cũng cần tổ chức tốt hoạt động kiểm tra giám sát nội bộ đối với công tác thẩm định, đảm bảo mọi khâu trong quá trình thẩm định cho vay tuân thủ các quy trình, quy chế của BIDV và của NHNN. Thông qua hoạt động kiểm tra giám sát mà kịp thời phát hiện ra những sai sót cũng nhƣ những hạn chế, thiếu sót để từ đó đƣa ra các kiến nghị khắc phục, góp phần nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định.
Vận dụng tốt hơn các điều khoản hợp đồng nhƣ là một công cụ quản trị rủi ro tín dụng. Đây là một công cụ quản trị rủi ro tín dụng tiên tiến mà các NH ở các nƣớc phát triển đã áp dụng từ lâu. Mục đích của các điều khoản hợp đồng, trong đó có những điều khoản hạn chế là nhàm hạn chế rủi ro đạo đức do tình trạng thông tin bất đối xứng. Để thực hiện tốt biện pháp này cần tiến hành nghiên cứu những nội dung của các điều khoản hạn chế để áp dụng đối với từng khách hàng cụ thể hoặc nhóm khách hàng. Đồng thời sử dụng triệt để các điều khoản hạn chế để giám sát sau vay đối với khách hàng. Các bộ phận cho vay khách hàng tiêu dùng cần thiết lập kế hoạch kiểm tra theo qui định với đầy đủ những nội dung cơ bản về sự phù hợp trong mục đích khách hàng sử dụng vốn vay; về tình hình hực hiện các cam kết theo hợp đồng tín dụng; và về tình trạng hiện tại của tài sản hình thành từ vốn vay, các dấu hiệu bất thƣờng liên quan đến tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng. Đó là những nội dung này quan trọng nhằm đánh giá khả năng sử dụng vốn
và thiện chí trả nợ của khách hàng.
Trên cơ sở phân loại KH theo mức độ rủi ro và tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm mà xác định lãi suất phân biệt trên cơ sở phần bù rủi ro. Đây cũng là một biện pháp nhằm giải quyết vấn đề tƣơng quan giữa rủi ro và sinh lời. Về lý thuyết, một số mô hình cho phép định lƣợng quan hệ này. Tuy nhiên, khó áp dụng các mô hình này trong điều kiện Việt Nam. Hiện tại và trong tƣơng lai gần, có thể căn cứ trên kết quả chấm điểm tín dụng cá nhân có thể phân ra các mức độ rủi ro tín dụng để xác định phần bù tƣơng ứng một cách tƣơng đối, Khi đủ điều kiện có thể triển khai áp dụng mô hình định lƣợng.
Tích cực đôn đốc xử lý nợ xấu, tránh tâm lý đã xử lý dự phòng thì không còn tích cực theo dõi, đôn đốc. Cần triển khai các biện pháp gắn trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ tín dụng với việc thu hồi nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro. Song song với xử lý nợ xấu là phải có biện pháp xử lý những ngƣời có liên quan gây ra nợ xấu. Tùy vào nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, cần phải phân định rõ ràng trách nhiệm, mức độ sai phạm, hậu quả kinh tế - xã hội để có hình thức xử lý thỏa đáng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, là giải pháp quan trọng để mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả hơn. Tổ chức tốt công tác thanh lý, phát mãi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ có vấn đề, chủ động xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay. Tổ chức tốt việc xử lý tài sản bảo đảm của khoản vay. Để làm tốt công việc này đòi hỏi ngân hàng phải phối hợp với các cơ quan thẩm quyền.
Tăng cƣờng chế độ trách nhiệm đối từng khoản vay cụ thể. Chi nhánh cần xây dựng và thực hiện chế tài mạnh mẽ đối với những cán bộ tín dụng có biểu hiện không chấp hành quy tắc đạo đức trong tác nghiệp. Mặt khác, cần rà soát lại việc phân giao chỉ tiêu, tránh gây áp lực quá cao dẫn đến sự mạo hiểm rủi ro trong nhân viên tín dụng. Song song với các biện pháp trên, cần tiến hành các biện pháp kiểm tra, kiểm soát nhằm bảo đảm tính trung thực, đạo
đức của cán bộ nhân viên tín dụng, ngăn chặn các biểu hiện móc ngoặc, trục lợi, và có chế độ trách nhiệm thật nghiêm khắc đối với các cán bộ có vi phạm. Cần phải đặc biệt quan tâm đến rủi ro do vấn đề đạo đức của cán bộ trong qúa trình tác nghiệp. Theo đó, cần tăng cƣờng kiểm soát chặt chẽ công tác nhân sự, phát hiện những vấn đề bất thƣờng để có biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, biện pháp căn cơ nhất vẫn là chú trọng đào tạo, huấn luyện nâng cao kiến thức, kỹ năng của cán bộ tín dụng để tránh những sai sót do hạn chế về trình độ, năng lực.