7. Tổng quan nghiên cứu
1.2.2. Thực hiện chính sách xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động chính là một hình thức tạo việc làm từ nƣớc ngoài hay là quá trình đƣa lao động ra nƣớc ngoài kết hợp với các nhân tố và điều kiện sản xuất ở nƣớc ngoài từ đó tạo ra thu nhập cho lao động. Thực tiễn đã chứng tỏ chính sách này khá hữu hiệu trong giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động nông nghiệp thuộc diện thu hồi đất do giải tỏa di dời nói riêng.
Tuy nhiên chính sách này cũng chỉ tập trung vào một số đối tƣợng chứ không phải dành cho toàn bộ lao động.
Do thị trƣờng lao động nƣớc ngoài thƣờng yêu cầu lao động có tay nghề và sức khỏe do đó để đáp ứng đƣợc yêu cầu này để ra nƣớc ngoài làm việc thì lao động cần trải qua quá trình đào tạo nghề. Nghĩa là phải có chi phí đào tạo nghề cho lao động mà những đối tƣợng này thƣờng nghèo và khó khăn. Ngoài ra chi phí đào tạo ngoại ngữ cũng nhƣ chuẩn bị thủ tục
visa cũng khá lớn.
Có thể có nguồn tài trợ từ vốn vay tạo việc làm hay ngân hàng chính sách xã hội. Đã có nhiều mô hình mà cơ quan xuất khẩu lao động có thể ứng vốn cho vay và ngƣời lao động sẽ trả lại bằng cách trích từ lƣơng sau này.
Việc xuất khẩu lao động nông nghiệp không thể do địa phƣơng đơn phƣơng làm đƣợc mà cần có sự phối hợp giữa ngành lao động địa phƣơng và cục xuất khẩu lao động của Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội cũng nhƣ các công ty chuyên xuất khẩu lao động.
Tiêu chí:
- Số lao động nhận đƣợc hỗ trợ để tham gia XKLĐ
- Số lao động đƣợc XKLĐ trong thời kỳ