7. Tổng quan nghiên cứu
3.1. CƠ SỞ ĐỂ ĐƢA RA GIẢI PHÁP
3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế
Về phát triển công nghiệp – TTCN
- Đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp. Tiếp tục làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính; công khai minh bạch quy hoạch, hồ sơ thủ tục, cơ chế chính sách, ƣu tiên thu hút ngành công nghiệp “sạch” ít gây ô nhiễm, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp tạo nhiều giá trị gia tăng hoặc sử dụng nhiều lao động.
- Trên cơ sở quy hoạch từng cụm CN, làng nghề xác định nhu cầu đầu tƣ cụ thể cho từng cụm CN, làng nghề theo hƣớng đầu tƣ đồng bộ, không dàn trải, đầu tƣ gắn với khai thác; trên cơ sở này xây dựng kế hoạch huy động nguồn vốn để đầu tƣ, tranh thủ nguồn hỗ trợ có mục tiêu của Trung ƣơng và tỉnh.
- Lồng ghép các nguồn lực để đầu tƣ phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch. Gắn làng nghề với các hãng lữ hành. Hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm làng nghề tại thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Có chính sách phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ làm công tác du lịch cộng đồng ở các làng nghề và một số cơ sở thủ công mỹ nghệ.
Về Phát triển du lịch – dịch vụ
- Quy hoạch và đầu tƣ xây dựng ngành dịch vụ theo hƣớng: Bố trí hợp lý không gian các trung tâm thƣơng mại, siêu thị, chợ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục- đào tạo, truyền thông… trong các phân khu chức năng, khu dân cƣ đô thị, điểm dân cƣ nông thôn tạo động lực phát triển lan tỏa, thu hút đầu tƣ.
- Đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh khu phố chợ Vĩnh Điện thành trung tâm thƣơng mại - dịch vụ của huyện. Kêu gọi đầu tƣ và xây dựng khu phố chợ Thống Nhất (Điện Dƣơng), Thanh Quýt (Điện Thắng Trung), Lai Nghi (Điện Nam Đông); kêu gọi đầu tƣ trên địa bàn thị trấn Vĩnh Điện dự án siêu thị nhỏ.
- Tiếp tục rà soát các dự án du lịch ven biển, kiến nghị Tỉnh thu hồi đối với các dự án chậm triển khai thực hiện. Đẩy nhanh tiến độ GPMB-TĐC các hộ dân sống trên vệt cây xanh trƣớc các dự án đã hoàn chỉnh GPMB, tạo điều kiện để các nhà đầu tƣ yên tâm triển khai. Đầu tƣ hoàn thiện dự án Bãi tắm Hà My và có phƣơng án tổ chức khai thác để đem lại hiệu quả cao hơn. Đôn đốc tiến độ triển khai bãi tắm Viêm Đông, khu làng chài Điện Dƣơng. Qui hoạch công viên biển thành nơi dừng chân của khách du lịch Đà Nẵng – Hội An và địa điểm tổ chức các sự kiện biển.
- Hoàn thành quy hoạch định hƣớng phát triển du lịch Điện Phƣơng và vùng phụ cận. Tập trung trƣớc mắt cho phát triển các làng nghề, du lịch làng quê Triêm Tây, không gian nhà cổ và ẩm thực truyền thống. Hoàn chỉnh khuôn viên bảo tàng và làm phong phú các hiện vật trƣng bày trong bảo tàng.
Về phát triển nông lâm thủy sản
- Đẩy mạnh thực hiện chƣơng trình cải tạo đồng ruộng, dồn điền đổi thửa, giao thông nội đồng gắn với bê tông kênh mƣơng, thủy lợi hóa đất màu, từng bƣớc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Chuyển dịch cơ cấu nội ngành theo hƣớng khai thác lợi thế của các địa phƣơng. Nhanh chóng khôi phục đàn gia súc trên địa bàn. Tiếp tục phát triển ngành chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa và an toàn dịch bệnh. Ổn định diện tích nuôi thuỷ sản, nâng cao hiệu quả của các trang trại. Tăng cƣờng phổ biến, nhân rộng các mô hình nuôi thuỷ sản có hiệu quả.
- Chú trọng thực hiện thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật, giống mới để tăng năng suất, sản lƣợng, phát triển giống lúa lai, ngô lai... Phát triển vùng chuyên canh sản xuất tập trung quy mô lớn, chú trọng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao ở các địa bàn có ƣu thế tự nhiên. Tăng cƣờng việc ứng dụng các kỹ thuật sơ chế, bảo quản để nâng cao chất lƣợng. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tƣ trong lĩnh vực nông nghiệp nhƣ cung ứng vật tƣ nông nghiệp, thu mua, sơ chế, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp
3.1.2. Định hƣớng giải quyết việc làm
Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tƣ xây dựng hạ tầng đô thị theo định hƣớng phát triển nhanh, bền vững, là đô thị hạt nhân phía Bắc của Tỉnh. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng cao và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp - thƣơng mại dịch vụ, nâng cao chất lƣợng phát triển của các ngành nghề kinh tế, gắn với nâng cao chất lƣợng lao động. Phấn đấu xây dựng Điện Bàn trở thành trung tâm thƣơng mại - dịch vụ của tỉnh và khu vực.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo chuyển biến mạnh về đời sống văn hóa, nếp sống văn minh đô thị, chất lƣợng giáo dục, chăm lo sức khỏe, giải quyết việc làm.
Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; từng bƣớc nâng cao chất lƣợng nguồn lao động nông thôn cả về số lƣợng và chất lƣợng, cải thiện đời sống cho ngƣời lao động; góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, ổn định chính trị - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chủ yếu từ nông - lâm - ngƣ nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và thƣơng mại - dịch vụ, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần xây dựng thị xã ngày càng vững mạnh. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn bị mất đất sản xuất do đô thị hóa, chuyển sang làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và đào tạo phát triển các mô hình có hiệu quả ở khu vực nông thôn theo hƣớng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và cơ cấu kinh tế phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời định hƣớng chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp để giải quyết tốt việc làm cho ngƣời lao động trên địa bàn thị xã, đảm bảo cho mọi lao động trong độ tuổi, có khả năng lao động, sẳn sàng làm việc đều có cơ hội tìm đƣợc việc làm có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế của thị xã nhất là giai đoạn huyện Điện Bàn lên thị xã.
a. Đào tạo nghề
Phấn đấu giai đoạn 2016-2020 phải đào tạo 10.000 lao động theo kế hoạch Đề án đề ra. Trong đó : đào tạo nghề phi nông nghiệp 4.500 lao động, nông nghiệp 2.000 lao động và các trƣờng đào tạo theo hệ trung cấp
cao đẳng, địa học 3.500 trên địa bàn, bình quân hàng năm đào tạo 2.000 lao động (không tính các sinh viên đi học và ra trường ngoài thị xã) góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo 76,14% và giải quyết việc làm thƣờng xuyên cho lao động trên thị xã 98%.
Dự kiến kinh phí đào tạo nghề giai đoạn (2016-2020) là: 8.200.000.000 đồng.
Trong đó:
- Nguồn TW đào tạo theo chƣơng trình 1956/QĐ-TTg: 3.500.000.000 đồng;
- Nguồn theo chƣơng trình khuyến công: 1.000.000.000 đồng; - Nguồn ngân sách thị xã: 1.000.000.000 triệu đồng;
- Xã hội hóa: 2.700.000.000 đồng.
b. Giải quyết việc làm
Giai đoạn 2016-2020 giải quyết việc làm cho 31.000 lao động. Trong đó lao động lao động các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng 17.400 ngƣời, thƣơng mại - dịch vụ 12.885 ngƣời, nông - lâm - ngƣ nghiệp 715 ngƣời.
Dự kiến kinh phí giải quyết việc làm giai đoạn (2016-2020) là: 25.492.000.000 đồng.
Trong đó:
- Nguồn TW: 20.595 triệu đồng; - Nguồn tỉnh: 3.697 triệu đồng; - Nguồn thị xã: 1.200 triệu đồng.
Bảng 3.1. Tình hình giải quyết việc làm theo các nhóm ngành giai đoạn 2016 - 2020 ĐVT: người Năm Tổng số lao động GQVL hàng năm (Ngƣời) Chia theo nhóm ngành Nông – Lâm - Ngƣ nghiệp Công nghiệp – Xây dựng Thƣơng mại – Dịch vụ Tổng số (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng số (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng số (ngƣời) Tỷ lệ (%) 2016 5.850 170 2,91 3.350 57,26 2.330 39,83 2017 6.000 165 2,75 3.410 56,83 2.425 40,42 2018 6.210 150 2,42 3.490 56,2 2.570 41,38 2019 6.380 130 2,04 3.550 55,64 2.700 42,32 2020 6.560 100 1,52 3.600 54,88 2.860 43,6 Tổng cộng 31.000 715 2,33 17.400 56,17 12.885 41,5
(Nguồn: Phòng LĐ và TBXH huyện Điện Bàn)
c. Xuất khẩu lao động
Phấn đấu đƣa 70 ngƣời đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài.
d. Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp
Đào tạo 4.500 lao động (Quyết định 1956/QĐ-TTg và chƣơng trình khuyến công);
Giải quyết việc làm cho 23.000 lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN ĐIỆN BÀN ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN ĐIỆN BÀN
Thị xã Điện Bàn có 1 khu công nghiệp và 7 cụm công nghiệp đang hoạt động và nhiều làng nghề truyền thống đang dần phục hồi phát triển mạnh, có hơn 57 dự án hoạt động có hiệu quả giải quyết việc làm hơn 45.000 lao động tại địa phƣơng. Trong giai đoạn 2016-2020, nền kinh tế phát triển ổn định, khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, các cụm công nghiệp đang thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ cùng với sự phát triển mạnh mạng lƣới thƣơng mại - dịch vụ nên dự kiến có nhiều dự án đầu tƣ trên địa bàn thị xã, vì vậy công tác giải quyết việc làm trở nên thuận lợi và hiệu quả. Nhằm phát huy kết quả đạt đƣợc trong giai đoạn 2011 - 2015, trong những năm đến giai đoạn 2016 - 2020 công tác giải quyết việc làm cần tập trung các giải pháp sau:
3.2.1. Phát triển các ngành phi nông nghiệp để giải quyết việc làm làm
Mục tiêu của giải pháp này nhằm đƣa ra các định hƣớng để phát triển các ngành phi nông nghiệp nhƣ công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong những năm tới của huyện. Tuy nhiên định hƣớng phát triển ngành này sẽ theo hƣớng thâm dụng lao động thay vì vốn.
Định hƣớng phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
- Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng thu hút và dịch chuyển các doanh nghiệp công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp từ khu vực thành thị nhƣ Đà Nẵng và các tỉnh lân cận tới địa phƣơng. Đồng
thời khuyến khích thành lập các doanh nghiệp mới trong các ngành nàytại địa phƣơng.
- Tập trung phát triển các ngành có lợi thế, giải quyết việc làm cho lao động nhƣ các ngành may mặc, giày da, chế biến nông – lâm – ngƣ nghiệp xuất khẩu, vừa phát triển các ngành sản xuất có hàm lƣợng chất xám và công nghệ cao nhƣ cơ khí chế tạo, điện tử, công nghệ phần mềm, vật liệu xây dựng cao cấp nhằm giải quyết việc làm cho lao động kỹ thuật, thợ lành nghề.
Định hƣớng phát triển các ngành Thƣơng mại - Dịch vụ
Chính sách phát triển thƣơng mại cần phải đáp ứng cho nhiều mục tiêu khác nhau và của từng vùng cụ thể, điều chỉnh các hoạt động thƣơng mại theo chiều hƣớng có lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng
Tập trung đẩy mạnh và khuyến khích thƣơng mại, phát triển du lịch, khai thác có hiệu quả các loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái - ẩm thực, du lịch văn hóa lịch sử. Hình thành các Trung tâm thƣơng mại ở các khu dân cƣ, khu cụm công nghiệp, khu đô thị, khu Trung tâm các xã, phƣờng để kết nối các chuỗi đô thị, hình thành các Trung tâm thƣơng mại nằm trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ nâng cấp các chợ ở nông thôn để vừa giải quyết việc làm gắn với thúc đẩy lƣu thông hàng hóa, mở rộng thị trƣờng bán buôn, bán lẻ vừa thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, phục vụ tốt cho sự nghiệp xây dựng và duy trì các xã nông thôn mới.
Cơ chế chính sách
thôn mới, có cơ chế, chính sách phù hợp khiến khích các doanh nghiệp đầu tƣ phát triển mạnh công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các xã thuần nông ở xa khu, cụm công nghiệp; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống nhằm giải quyết việc làm hiệu quả cho lao động tại địa phƣơng.
Kiến nghị với tỉnh thay đổi môi trƣờng kinh doanh của tỉnh và đặc biệt là ở Điện Bàn để các doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Thƣơng mại - Dịch vụ có thể phát triển thuận lợi.
Địa phƣơng cần cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong các ngành phi nông nghiệp thuận lợi hoạt động.
Thị xã cần dành một quỹ đất nhất định để tập trung các hộ sản xuất nông nghiệp có điều kiện đầu tƣ, lựa chọn và tổ chức sãn xuất nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp đô thị tạo ra sãn phẩm hàng hóa sạch, an toàn, đồng thời tập trung các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp dân doanh nhằm thu hút lao động nông nghiệp nhàn rỗi, đảm bảo môi trƣờng trong các khu dân cƣ. Đây là nơi có thể tạo việc làm, đào tạo các ngành, nghề lao động phổ thông nhƣ thủ công mỷ nghệ, chế biến nông, lâm sản...
- Thực hiện đồng bộ các chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc, đẩy mạnh cải cách hành chính, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Tập trung phát triển những ngành có lợi thế, giải
quyết nhiều việc làm nhƣ: dệt, may mặc, da giày, thêu, đồ chơi, chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu... đẩy mạnh phát triển công nghiệp cơ khí, điện, điện tử, công nghệ phần mềm, sản xuất vật liệu xây dựng... triển khai xây dựng và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, các dự án trọng điểm trong chƣơng trình đầu tƣ phát triển công nghiệp để đƣa vào khai thác. Chú trọng giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp, dự án đang triển khai thu hút nhiều lao động. Xây dựng các cụm công nghiệp, hỗ trợ đầu tƣ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển sản xuất, tạo việc làm.
- Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại; khuyến khích đầu tƣ phát triển các dịch vụ: Tài chính, tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán...để thu hút đầu tƣ vào ngành thƣơng mại- dịch vụ; xúc tiến triển khai các dự án phát triển du lịch - dịch vụ trong chƣơng trình tập trung phát triển du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, tạo ra nhiều việc làm.
- Phát huy lợi thế không gian đô thị, các khu, cụm công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng năng lƣợng sạch, công nghệ cao. Kêu gọi khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn quận để đƣa vào khai thác, vận hành.
Đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kỷ thuật Phát triển nông nghiệp sạch, hình thành vùng trồng rau sạch, cây cảnh, phát triển chăn nuôi công nghiệp, khu giết mổ tập trung, đầu tƣ khoa học công nghệ cho nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản; khôi phục và phát
triển làng nghề truyền thống, có chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tƣ phát triển làng nghề, hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề thủ công mỹ nghệ.…, đẩy mạnh các chƣơng trình khuyến nông, khuyến ngƣ...giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, chú trọng việc làm đối với nông dân vùng di dời
Đẩy mạnh thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ nhằm thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tạo đƣợc nhiều việc làm nhất là đối với các ngành sử dụng ít vốn, nhiều lao động