7. Tổng quan nghiên cứu
2.1.4. Tâm lý của ngƣời lao động bị thu hồi đất
Yếu tố tâm lý ảnh hƣởng không nhỏ tới thành công của việc giải quyết việc làm cho đối tƣợng này. Do vậy việc phân tích này sẽ rất cần thiết.
Tâm lý của ngƣời nông dân đã ăn sâu vào trong suy nghĩ, hành động của ngƣời lao động nông nghiệp thuộc diện thu hồi đất ở đây. Cộng với những khó khăn về kinh tế nên thƣờng quyết định lâu dài căn cơ thƣờng không có thay vào đó là những quyết định ngắn hạn. Trong điều tra phục vụ xây dựng đề án giải quyết việc làm của UBND Thị xã cho thấy ngƣời
lao động chủ yếu vẫn muốn tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, trình độ sơ cấp Trong đó nhu cầu khóa hoc 6 tháng là nhiều nhất chiếm tới 32%; 12 tháng là 25,3%, khóa học 3 tháng chiếm 22,7%, do điều kiện đi học còn nhiều khó khăn và họ mong nhanh có ngành nghề và có thu nhập ổn định để đảm bảo cho cuộc sống của họ và gia đình. Có 10,7% số ngƣời đƣợc điều tra có nhu cầu đƣợc đào tạo nghề trung hạn và có 7% trong số này có nhu cầu đƣợc tham gia một khóa học nghề dài hạn.
Cũng số liệu điều tra cho thấy số lao động có nhu cầu làm việc tại địa phƣơng sau khi tốt nghiệp khóa học nghề là 77,3%, làm việc tại các địa phƣơng khác là 21,3%, có dự định đi xuất khẩu lao động chỉ chiếm 1,6%. Nghĩa là, rất ít ngƣời tính tới học nghề để vƣơn ra xa hơn với cơ hội việc làm và thu nhập cao hơn. Tâm lý an nhàn ngại khó cũng đã ăn sâu vào suy nghĩ của đối tƣợng nông dân thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp này.
Tâm lý ăn sổi ở thì của lao động thuộc diện thu hồi đất còn thể hiện ở việc sử dụng tiền đền bù cho sinh kế lâu dài. Từ chỗ không có tiền khi nhận đƣợc một khoản đền bù kha khá họ không biết làm gì với nó mà không hiểu đó là nguồn vốn cho sinh kế của họ, con cái họ sau này vì đã hết đất nông nghiệp. Cộng với điều kiện nhà ở phải thay đổi và các phƣơng tiện cuộc sống thiếu thốn khiến họ nghĩ ngay tới làm nhà và mua sắm đồ dủng lâu bền trong nhà. Số tiền này nhanh chóng tiêu đi trong khi vốn làm ăn không có.
Tâm lý ỷ lại trồng chờ sự hỗ trợ của chính quyền cũng xuất hiện khá phổ biến khi số ngƣời chủ động tự tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp không nhiều hay tìm kiếm cơ sở dạy nghề và lựa chọn nghề để học. Trong nhiều trƣờng hợp các tƣ vấn nghề nghiệp đào tạo cho lao động nông
nghiệp mất đất thảo luận với họ về ngành nghề cần học phù hợp với điều kiện của họ nhƣ phát triển nghề trồng cây cảnh, hay trồng nấm…họ cũng rất do dự chờ đợi một dự án cụ thể để tham gia. Thƣờng họ trông chờ vào các chính sách và các biện pháp của chính quyền địa phƣơng.
Tâm lý muốn thoát khỏi và chuyển đổi nghề từ nông nghiệp cũng thấy rất rõ khi nhiều ngƣời có điều kiện phát triển kinh tế gia đình từ nghề nông nhƣng vẫn muốn học nghề phi nông nghiệp khác nhƣ điện tử hay dịch vụ.
Ở đây cũng còn vấn đề cần phải bàn về trách nhiệm của chính quyền khi chƣa chuẩn bị tâm lý tốt cho ngƣời dân khi tiến hành các dự án di dời tái định cƣ. Trƣớc tiên công tác quy hoạch đƣợc tiến hành nhƣng tuyên truyền và định hƣớng cho ngƣời dân ở vùng quy hoạch chƣa có; trong quy hoạch chỉ mới tính tới chỗ ăn ở cho nông dân mất đất mà chƣa tính tới sinh kế lâu dài để có chính sách chuyển đổi nghề nghiệp cho họ có tính dài hạn. Ngoài ra Chính quyền chƣa làm tốt công tác tuyên truyền vận động để khắc phục điều này.