Thực hiện công tác xúc tiến tạo việc làm từ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất ở huyện điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 28)

7. Tổng quan nghiên cứu

1.2.5. Thực hiện công tác xúc tiến tạo việc làm từ doanh nghiệp

Xúc tiến tạo việc làm là quá trình các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các tổ chức nhằm cung cấp thông tin giới thiệu về lao động có nhu cầu tìm việc cùng với những thông tin về chất lƣợng của những lao động này để họ lựa chọn tuyển dụng. Công tác xúc tiến này còn bao hàm cả những chính sách khác đi kèm để khuyến khích các doanh nghiệp ƣu tiên sử dụng các

lao động theo định hƣớng của các nhà quản lý.

Việc giới thiệu để các doanh nghiệp và tổ chức tiếp nhận lao động nông nghiệp bị thu hồi đất vào làm việc là một nội dung quan trọng trong điều kiện hiện nay khi lao động dƣ thừa nhiều ở khu vực nông thôn và các vùng giải tỏa. Với điều kiện sản xuất có sẵn và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong các ngành thâm dụng lao động thì công tác xúc tiến tạo việc làm có ý nghĩa lớn.

Việc xúc tiến này rất quan trọng vì lao động cho dù có đƣợc đào tạo, có chuyên môn đi nữa nhƣng nếu không làm tốt công tác này thì doanh nghiệp cũng không nắm bắt đƣợc, ngoài ra thông qua xúc tiến còn giúp doanh nghiệp hiểu và bỏ qua mặc cảm khi tuyển dụng lao động nông nghiệp mất đất này.

Xúc tiến có thể đƣợc tiến hành thông qua nhiều hình thức nhƣ: (1) các hội chợ việc làm của địa phƣơng tổ chức thƣờng xuyên; (2) Khi ban hành các chính sách khuyến khích sử dung lao động nông nghiệp có kèm theo các thông tin về đối tƣợng lao động này; (3) Đăng trên web của sở Lao động và TBXH; (4) Qua các hội nghị về lao động việc làm của địa phƣơng; (5) cung cấp thông tin cho các trung tâm tƣ vấn việc làm. 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT

Ngày nay, vai trò việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất trong quá trình CNH-HĐH ở nƣớc ta rất quan trọng. Song, do ảnh hƣởng của một số nhân tố, kể cả khách quan lẫn chủ quan nhƣ trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe, tâm lý, và thói quen nông nghiệp... đã làm hạn chế sự tham gia lực lƣợng lao động của họ. Các

nhân tố có nhiều, dƣới đây sẽ trình bày một số đƣợc cho là quan trọng nhất.

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Một thách thức đối với các nƣớc đang phát triển là số lao động gia tăng rất nhanh, sự gia tăng nhanh lao động có nguồn gốc từ sự gia tăng dân số cao.

Vì vậy, nhân tố về điều kiện tự nhiên đóng vai trò quan trọng đầu tiên, có khả năng tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến việc làm của ngƣời lao động. Chẳng hạn, độ mầu mỡ tự nhiên của đất đai, diện tích canh tác bình quân đầu ngƣời, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi hoặc bất lợi cho phát triển các loại cây trồng và con vật nuôi, trữ lƣợng của hầm mỏ, tài nguyên rừng và biển...

Nhƣng thực tế, sự giàu có về tài nguyên không tỷ lệ thuận với khả năng phát triển ổn định của đất nƣớc, dự trữ kinh tế của quốc gia cũng nhƣ sự phát triển ở mức cao trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị.

Trong thực tế, có những nƣớc rất nghèo tài nguyên thiên nhiên nhƣng với công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến và phƣơng pháp quản lý khoa học đã tạo ra đƣợc nhiều việc làm cho xã hội, trong đó có lao động nông nghiệp bị thu hồi đất.

Ở Việt Nam, từ năm 1945 đến nay, quy mô dân số đã tăng gấp 3 lần. Kết quả tổng điều tra dân số ngày 01.4.2009 cho thấy dân số Việt Nam là 86,7 triệu ngƣời, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là 66%. Một đặc điểm nổi bật nhất về lao động ở các nƣớc đang phát triển là đa số

lao động làm việc trong nông nghiệp, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của nền kinh tế, đến năm 2009 tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam chiếm 52% lực lƣợng lao động, lao động ngày càng tăng, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa. Vì vậy, xu hƣớng chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động là tỉ lệ lao động nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Mức độ chuyển dịch này nhanh hay chậm tùy thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế khi khu vực công nghiệp thu hút càng nhiều lao động từ nông nghiệp.

Nhƣ vậy điều kiện tự nhiên có vai trò và ảnh hƣởng lớn tới việc cung cấp điều kiện và yếu tố cho lao động nông nghiệp có thể theo đuổi công việc cũ hay chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất. Khi nghiên cứu cách giải quyết việc làm cần có những thông tin về tài nguyên thiên nhiên thì mới có căn cứ xác định khả năng tạo việc làm cho lao động ngay tại địa bàn nông thôn.

1.3.2. Trình độ phát triển kinh tế xã hội

Trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng nhƣ một nhân tố hai chiều tác động tới giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp mất đất.

Thứ nhất. theo chiều nghịch, chính quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay cùng với tiến trình Công nghiệp hóa và đô thị hóa đã đòi hỏi phải quy hoạch phân bố lại sản xuất và dân cƣ khiến nhiều lao động nông nghiệp bị thu hồi đất hơn;

Thứ hai theo chiều thuận, chính quá trình phát triển kinh tế xã hội sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn cho lao động và chính nó thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Ngoài ra, chính quá trình phát triển kinh tế xã hội nhanh đã tạo ra nhiều hơn các khoản tích lũy từ đó có thêm cơ sở vật chất để tạo việc làm hơn nữa còn cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn cho lao động. Cũng chính thành tựu từ phát triển kinh tế cho phép mở rộng quy mô đào tạo nghề cũng nhƣ nâng cao hơn chất lƣợng của các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực nông thôn. Mối quan hệ này trong Kinh tế Phát triển cũng đƣợc đo lƣờng bằng hệ số co dãn giữa Việc làm và tăng trƣờng kinh tế (Bùi Quang Bình 2010).

Ngoài ta quá trình phát triển kinh tế xã hội còn là quá trình hoàn thiện hơn về thể chế chính sách lao động việc làm và sự quan tâm nhiều hơn của chính phủ và các tổ chức xã hội trong việc giải quyết việc làm cho lao động.

1.3.3. Trình độ kỹ thuật và chính sách sử dụng lao động của doanh nghiệp doanh nghiệp

Trình độ kỹ thuật của các doanh quyết định nhu cầu thuê lao động hay cung việc làm cho lao động. Theo mô hình hàm sản xuất hay mối quan hệ thay thế hay bổ sung nhau giữa lao động và trình độ kỹ thuật của máy móc trang thiết bị sẽ quyết định điều này. Nếu chi phí thuê lao động rẻ hơn thì doanh nghiệp sẽ đầu tƣ công nghệ sản xuất vừa phải để tận dụng điều này và ngƣợc lại sẽ không thuê lao động hay việc làm ít hơn.

Chính sách sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ này hay trình độ công nghệ mà họ có thể có. Nhƣng chính

sách sử dụng lao động còn phụ thuộc vào quan điển với xã hội của chủ doanh nghiệp, nếu họ muốn đóng góp cho xã hội bằng tạo ra nhiều việc làm cho xã hội sẽ lựa chọn chính sách thâm dụng lao động và ngƣợc lại khi chỉ trú trọng mục tiêu lợi nhuận thì sẽ khác. Thực tế, thuê mƣớn sử dụng lao động thƣờng kèm theo nhiều chi phí khác ngoài lƣơng thì bảo hiểm xã hội, y tế, hay phúc lợi cho lao động cũng nhiều hơn… Chính vì thể chính sách ƣu đãi khuyến khích sử dụng lao động của chính quyền cũng sẽ có tác động tích cực tới cầu lao động.

1.3.4. Hoạt động của hệ thống đào tạo và tƣ vấn nghề

Hệ thống đào tạo trong nền kinh tế nói chung và ở nông thôn nói riêng nghề có vai trò cung cấp kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho ngƣời học theo cầu của các doanh nghiệp. Sản phẩm của họ chính là dịch vụ đào tạo nó phụ thuộc vào trình độ giáo viên chƣơng trình đào tạo và cơ sở vật chất cho đào tạo. Một trong những nguyên nhân khiến lao động nông thôn có tỷ lệ qua đào tạo nghề thấp là vì hoạt động của hệ thống đào tạo nghề ở khu vực nông thôn quá mỏng vừa ít về số lƣợng vừa kém về chất lƣợng.

Do vậy phát triển mạnh hơn nữa hệ thống này có ý nghĩa lớn. Vấn đề đào tạo chuyên môn và tay nghề cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất phụ thuộc vào sự quan tâm của các nhà quản lý cũng nhƣ nhu cầu học tập của bản thân lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. Trong quá trình mở cửa hội nhập, Việt Nam phải đồng thời thực hiện quá trình chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Vì vậy, một vấn đề đặt ra cho chúng ta cần giải quyết là thừa quá nhiều lao động giản đơn, thiếu lao động có trình

độ, tay nghề. Nhƣ vậy, trƣớc ngƣỡng cửa của nền kinh tế tri thức, những thách thức đặt ra cho lao động Việt Nam nói chung, lao động nông nghiệp bị thu hồi đất nói riêng đòi hỏi sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc trong chính sách giáo dục và đào tạo cũng nhƣ sự nỗ lực phấn đấu vƣơn lên của bản thân lao động trong việc học tập để nâng cao tay nghề và tìm kiếm việc làm.

Ngoài ra tƣ vấn nghề nghiệp cho ngƣời học sẽ giúp họ nhận thức và lựa chọn nghề đào tạo hợp lý vừa phù hợp với khả năng của họ vừa có thể đƣợc tuyển dụng vào doanh nghiệp hay tự mình tạo ra việc làm.

1.3.5. Các yếu tố về tâm lý lao động

Hiện nay, lao động nông nghiệp Việt Nam chiếm trên 52% tổng lao đông, lực lƣợng lao động làm việc chủ yếu trong nông nghiệp và sống ở nông thôn....

Tuy nhiên, so với lao động thành thị, điều kiện sinh hoạt và làm việc của lao động này gắn liền với điều kiện ở nông thôn nên kém hơn. Cũng do nhiều nguyên nhân khác chi phối, lao động nông thôn thƣờng có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn thấp hơn lao động thành thị. Bên cạnh đó, tính rụt rè, kém tự tin vào chính bản thân mình đang là những trở ngại dẫn đến khó tìm kiếm đƣợc việc làm trên thị trƣờng lao động. Mặt khác, hầu hết ngƣời lao động của nƣớc ta hiện nay còn mang thói quen, tập quán sản xuất nhỏ, thiếu năng động và sáng tạo, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp kém; kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm hạn chế, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Điều đó đã ảnh hƣởng làm hạn chế cơ hội tìm kiếm và lựa chọn công việc của lao

động nông thôn. Đặc biệt, trong thời kì hội nhập, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề là rất cần thiết.

Do đó, cần phải có cái nhìn đúng đắn về vị trí, vai trò của đối tƣợng lao động này, cũng phải giúp họ tự vƣợt qua tâm lý tự ty, an phận để nắm bắt đƣợc những cơ hội, cùng với xã hội, hƣớng tới cách ứng xử bình đẳng hơn. Đồng thời, ngƣời lao động cần có ý thức cầu tiến, phải phấn đấu vƣơn lên, nắm bắt cơ hội việc làm để có cuộc sống độc lập về kinh tế, sống có mục đích, biết đối mặt với áp lực…

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT Ở

HUYỆN ĐIỆN BÀN (NAY LÀ THỊ XÃ ĐIỆN BÀN)

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG BỊ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN ĐIỆN BÀN

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Huyện Điện Bàn nằm về phía Bắc tỉnh Quảng Nam, trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tiếp giáp với thành phố Đà Nẵng ở phía Bắc và thành phố Hội An ở phía Đông Nam, có vị trí địa lý từ 15050' đến 15057' vĩ độ Bắc và từ 1080

đến 108020’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Hòa Vang và quận Ngũ hành Sơn (TP. Đà Nẵng);

- Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên;

- Phía Đông Nam giáp thành phố Hội An, biển Đông; - Phía Tây giáp huyện Đại Lộc.

Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Vĩnh Điện cách thành phố Tam Kỳ 48km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 25km về phía Nam. Điện Bàn có vị trí địa lý-kinh tế đặc biệt quan trọng của tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trong cụm đô thị động lực Chân Mây - Đà Nẵng - Điện Nam - Điện Ngọc - Hội An; là vùng giao thoa của các hoạt động kinh tế, thƣơng mại và du lịch tầm cỡ quốc gia, quốc tế thông

qua hệ thống cảng Tiên Sa, sân bay quốc tế Đà Nẵng, hành lang giao thông Bắc - Nam, các khu công nghiệp tập trung, Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, hệ thống làng nghề phát triển và nằm giữa 2 di sản văn hoá thế giới là Hội An và Mỹ Sơn.

b. Diện tích tự nhiên

Toàn huyện Điện Bàn có 21.471 ha diện tích tự nhiên. Cụ thể :

- Diện tích đất nông nghiệp: 10.046,91 ha, chiếm 46,80%. Trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp: 9.505,41 ha.

+ Đất lâm nghiệp: 322,03 ha.

+ Đất nuôi trồng thủy sản: 208,81 ha. + Đất nông nghiệp khác: 10,66 ha.

- Diện tích đất phi nông nghiệp: 8.726,83 ha, chiếm 40,64%. Trong đó:

+ Đất ở: 3.087,77 ha.

+ Đất chuyên dùng: 2.735,59 ha. + Đất tôn giáo, tín ngƣỡng: 50,67 ha. + Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 641,40 ha.

+ Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng: 2.165,93 ha. + Đất phi nông nghiệp khác: 45,47 ha.

- Diện tích đất chƣa sử dụng: 2.697,26 ha, chiếm 12,56%. Trong đó: + Đất bằng chƣa sử dụng: 2.666,56 ha.

2.1.2. Điều kiện kinh tế

a. Tình hình phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất toàn nền kinh tế giai đoạn 2011- 2014 tăng bình quân/năm là 15,85%. Trong đó:

- Ngành công nghiêp - xây dựng tăng 19,29%/năm; với sản phẩm chủ lực là nhóm ngành công nghiệp chế biến, may mặc, da giày…

- Ngành dịch vụ tăng 21,12% /năm; chủ yếu là thƣơng mại, dịch vụ ăn uống giải khát, du lịch…

- Ngành nông- lâm- thủy sản: vẫn giữ vững mức tăng trƣởng bình quân 2,80%/năm; sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa, ngô, bò, lợn, thủy sản …

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất qua các năm và tốc độ tăng trưởng

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 1) GTSX theo giá hiện hành tỷ đồng 11.687,18 14.591,91 16.842,61 19.609,46 Trong đó: - Công nghiệp tỷ đồng 8.209,82 10.280,72 11.589,68 13.184,42 - Xây dựng tỷ đồng 854,57 1.084,42 1.361,37 1.678,18 - Dịch vụ tỷ đồng 1.521,53 1.926,82 2.402,00 3.133,57 - Nông lâm thủy sản tỷ đồng 1.101,26 1.299,95 1.489,56 1.613,29 2) GTSX theo giá so sánh 94 tỷ đồng 5.938,79 7.224,04 8.110,00 9.215,66 Trong đó: - Công nghiệp tỷ đồng 3.876,46 4.734,68 5.174,46 5.750,96 - Xây dựng tỷ đồng 591,75 746,50 927,13 1.138,64

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014

- Dịch vụ tỷ đồng 1.056,62 1.317,39 1.570,99 1.876,39 - Nông lâm thủy sản tỷ đồng 413,96 425,47 437,42 449,67 3) Tốc độ tăng trƣởng % 23,04 21,64 12,26 13,63 Trong đó: - Công nghiệp % 28,09 22,14 9,29 11,14 - Xây dựng % 10,03 26,15 24,20 22,81 - Dịch vụ % 22,45 24,68 19,25 19,44 - Nông nghiệp % 3,70 2,78 2,81 2,80

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Điện Bàn)

b. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hƣớng tích cực, có sự dịch chuyển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất ở huyện điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 28)