Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất ở huyện điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 38 - 45)

7. Tổng quan nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế

a. Tình hình phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất toàn nền kinh tế giai đoạn 2011- 2014 tăng bình quân/năm là 15,85%. Trong đó:

- Ngành công nghiêp - xây dựng tăng 19,29%/năm; với sản phẩm chủ lực là nhóm ngành công nghiệp chế biến, may mặc, da giày…

- Ngành dịch vụ tăng 21,12% /năm; chủ yếu là thƣơng mại, dịch vụ ăn uống giải khát, du lịch…

- Ngành nông- lâm- thủy sản: vẫn giữ vững mức tăng trƣởng bình quân 2,80%/năm; sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa, ngô, bò, lợn, thủy sản …

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất qua các năm và tốc độ tăng trưởng

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 1) GTSX theo giá hiện hành tỷ đồng 11.687,18 14.591,91 16.842,61 19.609,46 Trong đó: - Công nghiệp tỷ đồng 8.209,82 10.280,72 11.589,68 13.184,42 - Xây dựng tỷ đồng 854,57 1.084,42 1.361,37 1.678,18 - Dịch vụ tỷ đồng 1.521,53 1.926,82 2.402,00 3.133,57 - Nông lâm thủy sản tỷ đồng 1.101,26 1.299,95 1.489,56 1.613,29 2) GTSX theo giá so sánh 94 tỷ đồng 5.938,79 7.224,04 8.110,00 9.215,66 Trong đó: - Công nghiệp tỷ đồng 3.876,46 4.734,68 5.174,46 5.750,96 - Xây dựng tỷ đồng 591,75 746,50 927,13 1.138,64

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014

- Dịch vụ tỷ đồng 1.056,62 1.317,39 1.570,99 1.876,39 - Nông lâm thủy sản tỷ đồng 413,96 425,47 437,42 449,67 3) Tốc độ tăng trƣởng % 23,04 21,64 12,26 13,63 Trong đó: - Công nghiệp % 28,09 22,14 9,29 11,14 - Xây dựng % 10,03 26,15 24,20 22,81 - Dịch vụ % 22,45 24,68 19,25 19,44 - Nông nghiệp % 3,70 2,78 2,81 2,80

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Điện Bàn)

b. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hƣớng tích cực, có sự dịch chuyển tăng dần tỷ trọng giá trị ngành dịch vụ giảm dần tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp.

Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế qua các năm

TT Ngành ĐVT 2012 2013 2014

1 Công nghiệp - Xây

dựng % 77,89 76,89 75,79

2 Thƣơng mại - dịch vụ % 13,20 14,26 15,98 3 Nông- lâm- thủy sản % 8,91 8,84 8,23

Tổng % 100,00 100,00 100,00

c. Thu chi ngân sách

Công tác quản lý và chi tiêu ngân sách nhà nƣớc đã có nhiều tiến bộ, thu ngân sách năm sau đều cao hơn năm trƣớc; cân đối thu chi ngân sách hàng năm đều có dƣ; phân bổ nguồn thu - chi hợp lý, đáp ứng đƣợc các nhiệm vụ thƣờng xuyên và đầu tƣ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện.

Bảng 2.3. Thu chi ngân sách qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 1) Tổng thu NSNN trên địa bàn Triệu đồng 1.080.883 1.044.111 1.287.679 2) Tổng chi ngân sách trên địa bàn Triệu đồng 691.672 788.132 943.277

Trong đó: Chi đầu tƣ phát triển

Triệu đồng 162.491 205.071 146.190

d. Vị thế kinh tế của huyện Điện Bàn trong nền kinh tế của tỉnh

Vị thế kinh tế của huyện Điện Bàn trong nền kinh tế của tỉnh Quảng Nam (năm 2014):

- Tổng giá trị sản xuất của huyện chiếm 25,51% so với toàn tỉnh. Trong đó sản xuất ngành công nghiệp là đơn vị dẫn đầu và chiếm 33,05% so với toàn tỉnh.

- Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội 1.678,18 tỷ đồng, chiếm 11,25% so với toàn tỉnh.

- Thu ngân sách trên địa bàn 1.287,679 tỷ đồng, chiếm 14,57% so với toàn tỉnh.

- Tỷ lệ hộ nghèo 4,49% so với bình quân toàn tỉnh 11,01%.

e. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế

+ Ngành công nghiệp - TTCN

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 đạt 13.184,42 tỷ đồng, bình quân trong giai đoạn 2011- 2014 tăng 17,66%/năm.

Các khu, cụm công nghiệp đã và đang triển khai thu đƣợc nhiều thành quả tích cực nhƣ KCN Điện Nam - Điện Ngọc, đƣợc đánh giá là khu công nghiệp thành công tiêu biểu của miền Trung nói riêng và cả nƣớc nói chung, đã cơ bản lấp đầy diện tích 390 ha với 52 dự án đầu tƣ (không kể các dự án mở rộng sản xuất, trong đó có 45 dự án đã hoạt động) với tổng vốn đầu tƣ hơn 2.104,8 tỷ đồng và 289,117 triệu USD, giải quyết cho khoảng 23.400 lao động.

Riêng 11 cụm công nghiệp đã quy hoạch chi tiết do huyện quản lý đến nay đã có 42 doanh nghiệp đăng ký sản xuất với tổng vốn đầu tƣ hơn 2.133,65 tỷ đồng (theo dự án), trong đó có 29 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, giải quyết lao động trực tiếp cho khoảng 2.500 lao động. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 92,525 ha, chiếm tỷ lệ lấp đầy bình quân 43,5%. Diện tích đất công nghiệp còn lại có thể cho thuê tại các cụm công nghiệp là 120,52 ha.

Các sản phẩm có đóng góp lớn về mặt giá trị cho ngành sản xuất công nghiệp của huyện là:giày da, may mặc; vật liệu xây dựng; bia, nƣớc ngọt; hải sản đông lạnh.

Bên cạnh đó, toàn huyện có hơn 1.800 cơ sở công nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ gia công sản xuất máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, may mặc, cƣa xẻ gỗ, mộc dân dụng… Lợi thế về nguồn lao

động dồi dào tại địa phƣơng đã đẩy mạnh tốc độ phát triển sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.

Các vấn đề trong phát triển CN – TTCN Điện Bàn

Thứ nhất; Định hƣớng phát triển CN của huyện với mục tiêu mong muốn đẩy nhanh quá trình CNH bằng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong giá trị sản xuất và chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp đang bộc lộ những bất hợp lý. Sự phát triển công nghiệp dƣờng nhƣ không thúc đẩy quá trình CNH nông nghiệp nông thôn mạnh mẽ khi không tạo ra sự chuyển biến thực sự về trình độ kỹ thuật- công nghệ sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, phát triển hạ tầng nói chung và công nghiệp nói riêng. Định hƣớng phát triển công nghiệp đã không không phát huy đƣợc những lợi thể vị trí địa lý, tài nguyên và con ngƣời của huyện.

Thứ hai, Quy mô sản xuất công nghiệp ngày càng cao và chiếm vị thế nhất định trong công nghiệp của tỉnh nhƣng sản xuất ngành ngày càng phụ thuộc vào nguồn bên ngoài và tập trung vào công nghiệp chế biến nhằm thác lợi thể lao động giá rẻ của địa phƣơng

Thứ ba, Doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp dân doanh – động lực chính phát triển công nghiệp nhƣng quy mô nhỏ và có năng lực sản xuất yếu khó thúc đẩy sự phát triển công nghiệp đồng thời sự phân bổ có khoảng cách khá lớn.

Thứ tƣ, Công nghiệp chế biến khá đa dạng, một số ngành có quy mô khá lớn, nhƣng mới ở giai đoạn đầu quá trình phát triển công nghiệp, cấu trúc sản phẩm công nghiệp ở đây phản ánh cấu trúc chuyên môn hóa, liên kết kém.

+ Ngành thương mại - dịch vụ

Với 8.874 cơ sở kinh doanh đang hoạt động (tăng 9,76%/năm so với năm 2010) với lực lƣợng lao động tham gia 33.240 ngƣời, trong đó thƣơng mại thuần túy 31.293 ngƣời. Giai đoạn 2011-2014, giá trị ngành thƣơng mại- dịch vụ đã tăng 21,45% (trong đó năm 2013 ngành thƣơng mại - dịch vụ đã tạo ra 3.133 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 15,98% so với giá trị sản xuất toàn huyện); các hoạt động thƣơng mại - dịch vụ rất đa dạng và phong phú.

Tổng kim ngạch xuất khẩu 3 năm qua là 558 triệu USD, tăng bình quân 27,9% cho ta thấy việc đầu tƣ và triển khai các dự án khu, cụm công nghiệp đã đem lại hiệu quả, tuy rằng các sản phẩm xuất khẩu tập trung vào các mặt hàng nhƣ thủy sản đông lạnh, da giày, may mặc. Nhập khẩu nguyên phụ liệu hàng may mặc, da giày tăng bình quân 11,4% với tổng kim ngạch 356,3 triệu USD.

Cùng với đầu tƣ mới Khu phố chợ Vĩnh Điện (25 ha), chợ Điện Ngọc (5ha), chợ Điện Nam Trung (11,5 ha), 3 năm qua đã tiến hành nâng cấp, cải tạo, sửa chữa một số chợ khu vực, chợ trung tâm: chợ Điện Trung, Điện Phong; chợ HTX1 Điện Thọ; di dời và xây mới chợ lồng Hà Mật, chợ Kỳ Lam … nhằm khai thác, trao đổi, mua bán các sản phẩm nông, lâm, ngƣ nghiệp và công nghiệp trên địa bàn.

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình ven biển đẹp, kết nối biển Đà Nẵng - Hội An việc khai thác, đƣa vào sử dụng các dự án du lịch biển Điện Dƣơng - Điện Ngọc (Nam Hải, Kim Vinh, bãi tắm Hà My,…) là một thế mạnh của ngành du lịch. Trong năm 2012 đã đƣa vào khai thác một số khu dịch vụ du lịch mới Khu Nhà cổ Vinahouse, Khu Du lịch Triêm tây,

Khu Bảo tàng huyện… đã làm phong phú thêm sản phẩm du lịch trên địa bàn. Trong năm 2013 đã có 103.040 lƣợt khách du lịch tăng 19%; trong đó lƣợng khách quốc tế tăng bình quân 25%.

Các hoạt động du lịch trên địa bàn thị trấn Vĩnh Điện mở rộng (đô thị Điện Bàn) đang tiếp tục phát triển cả về số lƣợng, hình thức và chất lƣợng phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

+ Ngành nông lâm thủy sản

Ngành nông nghiệp đã giữ vững mức tăng trƣởng bình quân trong giai đoạn 2011-2014 là 3,02%. Riêng năm 2014 giá trị sản xuất đạt 1.613,29 tỷ đồng.

Nhờ mở rộng mô hình dồn điền, đổi thửa; sản xuất thâm canh, cơ giới hóa nông nghiệp, kết hợp thủy lợi hóa tƣới tiêu… nên năng suất, sản lƣợng cây trồng tăng khá đạt giá trị sản phẩm ngành trồng trọt và nuôi trồng thủy sản bình quân 98-100 triệu đồng/ha/năm; tổng sản lƣợng lƣơng thực bình quân hàng năm đạt 76.900 tấn cao hơn so với giai đoạn 2006- 2010 là 2.900 tấn. Mô hình chăn nuôi tập trung tại các trang trại, gia trại càng ngày càng phát triển đã nâng cao hiệu quả, chất lƣợng; kiểm soát, phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trƣờng nên chƣa để xảy ra vụ dịch bệnh quy mô lớn nào.

Tuy sản lƣợng nuôi trồng và khai thác thủy sản trên địa bàn vẫn giữ mức ổn định từ 3800-3900 tấn/năm nhƣng về vùng, diện tích nuôi trồng đang thu hẹp nhất là những vùng trƣớc đây đã đầu tƣ nhƣng không mang lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất ở huyện điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 38 - 45)