7. Tổng quan nghiên cứu
2.3.4. Tình hình giải quyết việc làm từ ngành nghề phi nông nghiệp
nghiệp
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục phát triển ổn định, các dự án đầu tƣ vào khu, cụm công nghiệp và các tuyến ven biển Điện Ngọc - Điện Dƣơng có xu hƣớng gia tăng nên công tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và thị xã
Điện Bàn nói riêng gặp rất nhiều thuận lợi; cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, các địa phƣơng trong 5 năm qua đã giải quyết việc làm cho 22.150/21.000 lao động đạt 105% (tăng 5%) so với chỉ tiêu đề ra, bình quân hàng năm thị xã đã giải quyết cho 4.430 lao động đạt 119 % (tăng 19%) theo chỉ tiêu đề ra là từ 3.500 - 3.900 lao động. Qua đó giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo của thị xã từ 7,63% năm 2011 xuống còn 3,42% năm 2014, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng từ 26,22 triệu đồng/ngƣời/năm đến 32,37 triệu đồng/ngƣời/năm, trong đó cho 1.100 lƣợt hộ vay và nhiều dự án sử dụng vốn vay có hiệu quả nhƣ: Dự án sản xuất kinh doanh hàng mộc mỹ nghệ của ông Đặng Ngọc Minh Trung, phƣờng Điện Dƣơng; dự án điêu khắc gỗ mỹ nghệ của ông Nguyễn Văn Tiếp, xã Điện Phƣơng và dự án hàng mộc dân dụng của ông Nguyễn Thành Đƣợc, phƣờng Điện Nam Đông... giải quyết việc làm cho 1.546 lao động ở nông thôn với tổng số tiền 14.252 triệu đồng, đồng thời giải quyết việc làm 2.000 lao động ở các vùng bị thu hồi đất do các dự án đầu tƣ làm mất đất sản xuất (hiện nay có hơn 990.000 m2đất sản xuất bị giải tỏa, ảnh hƣởng tới 1.500 hộ).
Kết quả giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất giai đoạn 2011 - 2015 thể hiện trên hình 2.3. Số lƣợng lao động tập trung chủ yếu ở các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và thƣơng mại - dịch vụ, ngành nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần đúng theo chỉ tiêu của thị xã đề ra.
Nhìn chung số lao động bị thu hồi đất đƣợc giải quyết việc làm đã có xu hƣớng tăng lên. Nếu năm 2011 là 566 ngƣời thì năm 2013 là 519 ngƣời và năm 2015 là 809 ngƣời. Những thông tin này cũng cho thấy số ngƣời
đƣợc giải quyết việc làm từ phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp của TX Điện Bàn là chủ yếu. Tỷ lệ lao Số lao động bị thu hồi đất đƣợc giải quyết việc làm từ ngành nghề phi nông nghiệp so với tổng số khá cao. Năm 2011 tỷ lệ này là 57.1%, năm 2013 là 48% và năm 2015 là 47.5%. Tuy xu thế của tỷ lệ này giảm nhƣng số tuyệt đối vẫn tăng. Do đó có thể thấy phát triển các ngành phi nông nghiệp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn là giải pháp có tính chất căn cơ để giải quyết vấn đề này bền vững. Vì phát triển các ngành phi nông nghiệp theo hƣớng CNH vừa tạo ra việc làm để giải quyết lao động bị thu hồi đất do chính quá trình này đƣa tới nhƣng cũng tạo ra sự dịch chuyển lao động tốt hơn.
Hình 2.3 . Số lao động bị thu hồi đất được giải quyết việc làm từ ngành nghề phi nông nghiệp
2.3.5. Công tác xúc tiến việc làm, tuyên truyền, điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu, tƣ vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn
- Hàng năm phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm Quảng Nam, các doanh nghiệp, trƣờng dạy nghề tổ chức các phiên chợ việc làm, qua đó giúp cho ngƣời lao động có cơ hội lựa chọn nghề, làm công việc phù hợp; đồng thời phối hợp với các địa phƣơng, các hội, đoàn thể thực hiện công tác tuyên truyền, tƣ vấn, khảo sát nhu cầu học nghề và tìm việc làm đảm bảo đúng đối tƣợng, đủ số lƣợng, đúng nghề ngƣời lao động có nhu cầu.
- Ngoài ra, còn tuyên truyền thông qua Đài Truyền thanh – Truyền hình thị xã và các Đài phát thanh của các xã, phƣờng; phát hành cẩm nang đào tạo nghề và giải quyết việc làm đến từng thôn, khối phố; phối hợp với Thị đoàn mở các lớp tƣ vấn, định hƣớng nghề cho thanh niên và Hội Liên hiệp phụ nữ tổ chức nhiều lớp học nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã. Qua đó, đƣa một lƣợng thông tin đầy đủ về chính sách ƣu đãi, cơ chế của công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đến ngƣời lao động và để ngƣời lao động có sự lựa chọn ngành nghề tham gia đào tạo nghề và có việc làm phù hợp với bản thân.
- Hàng năm phối hợp với Sở Lao động - TB&XH tỉnh Quảng Nam tổ chức nhiều lớp tập huấn khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề và việc làm lao động nông thôn cho 20 xã, phƣờng.
- UBND thị xã đã chỉ đạo Ban chỉ đạo, các ngành, địa phƣơng cùng với sự chung tay của các ban, hội, đoàn thể phối hợp, khảo sát lực lƣợng lao động trong độ tuổi nhƣng chƣa có việc làm, chƣa đƣợc đào tạo nghề để
tuyên truyền, tƣ vấn về chọn nghề, học nghề, lập nghiệp và việc làm nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; huy động mọi nguồn lực để tập trung cho các chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực của thị xã với các trình độ và hình thức phù hợp, đảm bảo ngƣời lao động có nhu cầu học nghề đƣợc đào tạo nghề và có việc làm, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động, đồng thời triển khai hiệu quả các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội vừa thực hiện mục tiêu chiến lƣợc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của thị xã sang hƣớng công nghiệp- xây dựng và thƣơng mại - dịch vụ.
CHƢƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT Ở
HUYỆN ĐIỆN BÀN