7. Tổng quan nghiên cứu
1.2.4. Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp để giải quyết việc làm
1.2.4. Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp để giải quyết việc làm làm
Các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn sẽ tạo ra việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn nhất là lao động mất đất. Theo tiến trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động sẽ chuyển dịch từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp. Nếu quá trình này trùng khớp với quá trình thu hồi đất nông nghiệp cho các mục tiêu công nghiệp hóa sẽ giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho lao động mất đất. Việc phát triển ngành nghề phi nông nghiệp tạo ra việc làm cho lao động nông thôn chính là thực hiện “ly nông nhƣng không ly hƣơng”.
Nhƣng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp đòi hỏi phải đi cùng với quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn nếu không sẽ dẫn tới tình trạng có việc làm nhƣng lao động vẫn thất nghiệp do không làm việc đƣợc.
Việc phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn có nhiều hình thức nhƣ phát triển các nghề thủ công ở nông thôn hay phát triển doanh nghiệp nông thôn, và phát triển các cụm công nghiệp nhỏ ở nông thôn để thu hút doanh nghiệp từ thành thị tới. Gần đây có nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động đang có xu hƣớng dịch chuyển về nông thôn do chi phí lao động ở thành thị cao hơn cũng nhƣ tình trạng thiếu lao động.
Để thực hiện chính sách này chính quyền các địa phƣơng cần phải có những cơ chế chính sách thông thoáng và ƣu đãi cho doanh nghiệp khi đầu tƣ về nông thôn. Vì khi chuyển dịch đầu tƣ nhƣ vậy chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên nếu không có sự bù đắp thì khó có thể thu hút đƣợc họ.
Tiêu chí:
- Số lao động đƣợc giải quyết việc làm nhờ ngành nghề phi nông nghiệp để giải quyết việc làm
- Hệ số co dãn việc làm theo tăng trƣởng khu vực phi nông nghiệp