7. Tổng quan nghiên cứu
1.2.3. Tổ chức dạy và đào tạo nghề
Để có việc làm không chỉ là có việc cho lao động vì đây mới là điều kiện cần còn liệu lao động có làm đƣợc việc đó không là điều kiện đủ. Việc làm cần có sự kết hợp giữa các yếu tố hay phải có trùng hợp từ hai phía.
Từ đặc điểm của lao động nông nghiệp mất đất thƣờng không đƣợc đào tạo nghề hay chỉ biết nghề gắn với sản xuất nông nghiệp. Do đó việc đào tạo nghề sẽ cung cấp những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nào đó cũng nhƣ chuẩn bị cho họ tầm lý để có thể tham gia vào công việc nào đó. Nhƣng chính sách này phải chú ý tới đối tƣợng đào tạo nghề nếu là thanh niên thì dễ hơn nhƣng đối tƣợng trung niên và nhiều tuổi thì khó khăn nhiều. Do đó việc lựa chọn nghề đào tạo phải còn phù hợp với đối tƣợng
cũng nhƣ các công việc đang có nhu cầu lao động trên thị trƣờng. Trong nhiều trƣờng hợp đã không có sự ăn khớp giữa nghề đƣợc đào tạo và nhu cầu thị trƣờng, cũng có trƣờng hợp có sự phù hợp nhƣng tâm lý lao động nông nghiệp không thích thì họ cũng không tham gia. Do vậy cần có sự khảo sát kỹ càng đối tƣợng đào tạo nghề trƣớc khi tiến hành đào tạo. Nếu thiếu thông tin cả về đối tƣợng đào tạo nghề và công việc có nhu cầu lao động trên thị trƣờng.
Đào tạo nghề đòi hỏi phải có nguồn lực và cơ sở đào tạo nghề do vậy phải có sự phối hợp giữa các ban quản lý dự án, chính quyền địa phƣơng, ngành Lao động thƣơng binh và xã hội và cơ sở đào tạo thì mới có kết quả.
Tiêu chí:
- Số lao động đƣợc đào tạo nghề