Tình hình hỗ trợ vốn để giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất ở huyện điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 56)

7. Tổng quan nghiên cứu

2.3.1. Tình hình hỗ trợ vốn để giải quyết việc làm

Trƣớc hết hãy xem xét công tác hỗ trợ vốn những năm qua của địa phƣơng có tác động thể nào tới giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp. Tình hình này sẽ đƣợc thể hiện trên hình 2.1 dƣới đây.

Số lao động có việc làm nhờ vay vốn tăng liên tục từ năm 2011 tới 2015. Nếu năm 2011 là 221 ngƣời thì năm 2015 đã tăng lên 422 ngƣời. Tỷ lệ số lao động đƣợc giải quyết nhờ vay vốn so với tổng số ngƣời đƣợc giải quyết việc làm tăng lên theo thời gian nhƣng nhìn chung ổn định trong khoảng từ 22- 25%. Với tỷ lệ này cũng có thể khẳng định, cho vay vốn để giải quyết việc làm đang là một chính sách đƣợc thực thi khá hiệu quả ở TX Điện Bàn. Những thành công này cần tiếp tục đƣợc duy trì torng thời gian tới.

Hình 2.1. Số lao động được giải quyết việc làm nhờ vay vốn

Phần dƣới đây sẽ bàn cụ thể hơn những gì mà địa phƣơng đã thực hiện nhằm đƣa chính sách này vào cuộc sống.

Ngoài giá trị đền bù cho ngƣời dân khi bị thu hồi đất, huyện còn phải tăng thêm một lƣợng giá trị bằng tiền và đƣợc gọi là “hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề”. Thực chất đây là chi phí cơ hội của ngƣời nông dân, bởi họ phải từ bỏ hoạt động sản xuất nông nghiệp của mình để tìm một cơ hội việc làm khác hoặc phải chấp nhận thất nghiệp trong một thời gian nhất định, và nếu không tìm hoặc không đƣợc đào tạo nghề sau thời gian đó thì ngƣời nông dân sẽ thất nghiệp. Đây là hiện tƣợng thất nghiệp tự nhiên do chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Bảng 2.7. Bảng tổng hợp kinh phí hỗ trợ giải quyết việc làm giai đoạn 2011 - 2015 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng Tổng số kinh phí thực hiện 2.940.000 2.743.000 2.694.000 3.136.000 2.939.000 14.452.000 - Nguồn Trung ƣơng 2.593.000 2.100.000 2.096.000 2.457.000 2.307.000 11.553.000 - Nguồn tỉnh 347.000 643.000 598.000 479.000 432.000 2.499.000 - Nguồn thị xã - - - 200.000 200.000 400.000

Trong 5 năm (2011-2015), cùng với nguồn vốn của Trung ƣơng, tỉnh, UBND thị xã đã bố trí kinh phí hỗ trợ để giải quyết việc làm với số tiền: 14.452.000.000 đồng. Trong đó:

- Ngân sách Trung ƣơng (vốn vay 120/HĐBT): 11.553.000.000 đồng

- Ngân sách tỉnh: 2.499.000.000 đồng - Ngân sách thị xã: 400.000.000 đồng

Ngoài việc huy động các nguồn vốn thì thị xã cũng đã có những hƣớng dẫn cho các hộ đƣợc nhận tiền đền bù và vay vốn biết cách sử dụng có hiệu quả nguồn này để giải quyết việc làm cho chính mình và những ngƣời khác. Ngoài các biện pháp nhƣ tổ chức đào tạo nghề thì tập huấn các ngành nghề gần với điều kiện địa phƣơng có thế mạnh.

Ngoài ra huyện cũng giao cho các xã phƣờng mời các chuyên gia và các cán bộ khuyến nông, khuyến công tham gia các đợt tập huấn để lựa chọn hƣớng làm ăn và quản lý vốn vay. Trƣớc khi cho vay đều yêu cầu các hộ trình bày phƣơng án sử dụng. Những phƣơng án này đều có sự tƣ vấn của cán bộ khuyến nông, công và các chuyên gia. Chính quyền các xã phƣờng cùng các nhà tài trợ hàng tháng yêu cầu hộ vay vốn báo cáo tình hình sử dụng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất ở huyện điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 56)