Giải pháp về đào tạo nghề để giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất ở huyện điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 80 - 84)

7. Tổng quan nghiên cứu

3.2.3. Giải pháp về đào tạo nghề để giải quyết việc làm

Trong những năm đến, cần tập trung thực hiện mục tiêu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực với hình thức đào tạo nghề đa dạng và hiệu quả vừa đào tạo dài hạn tập trung phục vụ cho các ngành công nghiệp – xây dựng – thƣơng mại và dịch vụ vừa đào tạo các nghề ngắn hạn trong nông nghiệp để phục vụ ngành nông nghiệp ở nông thôn theo phƣơng châm xã hội hóa chƣơng trình đào tạo nghề cho ngƣời lao động đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao động để phục vụ cho chiến lƣợc phát triển kinh tế của thị xã, trong đó cần tập trung vào các giải pháp sau:

+ Thƣờng xuyên chỉ đạo Ban chỉ đạo, các ngành, địa phƣơng và phối hợp với mặt trận, hội đoàn thể khảo sát lực lƣợng lao động trong độ tuổi chƣa có việc làm, chƣa đào tạo nghề để tuyên truyền, tƣ vấn về chọn nghề, học nghề để lập thân, lập nghiệp trong thanh niên và học nghề để nâng cao

chất lƣợng, năng suất lao động, sử dụng thành thạo máy móc thiết bị kỹ thuật và công nghệ trong thời kỳ hội nhập.

+ Định kỳ hàng năm, tiến hành điều tra lập danh sách tất cả những lao động có nhu cầu học nghề, tổng hợp theo nhóm ngành nghề cần đào tạo phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các trƣờng, Trung tâm đào tạo nghề nắm bắt nhu cầu ngành nghề của từng doanh nghiệp cần tuyển dụng lao động để có kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, khả năng, nguyện vọng của từng lao động nhằm phát huy tối đa hiệu quả đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động.

+ Đẩy mạnh đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực: phấn đấu hàng năm đào tạo 2.000 lao động ở nông thôn.

+ Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tƣợng theo quy định của Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

+ Tích cực huy động các nguồn lực tại chỗ gắn với nguồn ngân sách của tỉnh, Trung ƣơng và các dự án để hỗ trợ cho lao động học nghề theo các chƣơng trình mục tiêu Quốc gia, của tỉnh và thị xã.

+ Hàng năm trích một phần ngân sách của thị xã (200 triệu) để hỗ trợ cho hoạt động dạy nghề và các hoạt động khác của Đề án việc làm.

- Đối với những hộ lựa chọn phương án tiếp tục sản xuất nông nghiệp

+ Trong quy hoạch, chỉnh trang đô thị của thành phố cần gắn kết với quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp áp dụng khoa học, công nghệ để giải

quyết việc làm cho ngƣời lao động nông nghiệp không chuyển đổi đƣợc ngành nghề.

- Đối với những lao động lựa chọn phương án chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp

+ Lao động ở lứa tuổi trung niên (35 tuổi trở lên)

Đặc điểm lứa tuổi này họ không dễ dàng để đào tạo nghề. Do vậy, cần phải hƣớng dẫn cho họ những công việc giản đơn mang tính dịch vụ nhƣ: xây dựng nhà cho thuê, bán hàng tạp hoá, vật liệu xây dựng, dịch vụ ăn uống, dịch vụ gia đình… nhu cầu đào tạo của đối tƣợng này có thời gian ngắn (từ 3 tháng đến 6 tháng) mang tính chất định hƣớng thị trƣờng, hƣớng dẫn nghề, kinh nghiệm quản lý..

+ Lao động ở lứa tuổi thanh niên (dưới 35 tuổi), cần phải đƣợc đào tạo và đào tạo lại đảm bảo tay nghề cơ bản, lâu dài nhằm tạo thu nhập ổn định. Muốn đƣợc nhƣ vậy thì cần phải có cơ chế kết hợp một cách cụ thể giữa Nhà nƣớc - cơ sở đào tạo - ngƣời sử dụng lao động - ngƣời lao động trong chính sách đào tạo nghề.

Có chính sách hợp lý trong sử dụng lao động qua đào tạo nghề

Giải pháp này sẽ là một trong những nền tảng chính đảm bảo đánh giá tính hiệu quả của công tác ĐTN - dạy đƣợc nghề và sử dụng đƣợc nghề đã học. Trong lĩnh vực này, các chính sách cần đƣợc xây dựng nhằm thúc đẩy các cơ sở ĐTN, cơ sở sản xuất kinh doanh cùng hợp tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thị trƣờng LĐ vận hành. Trong đó, sẽ cần có thêm những chính sách thúc đẩy sự phát triển của mạng lƣới trung gian làm cầu nối giữa đơn vị ĐTN và nơi sử dụng LĐ đảm bảo sự cân bằng cung cầu

trên thị trƣờng LĐ nói chung. Cụ thể:

- Các cơ sở ĐTN phải chủ động xác định số lƣợng nghề đào tạo, quy mô đào tạo trên cơ sở đánh giá năng lực của cơ sở và nhu cầu của thị trƣờng LĐ; chủ động xây dựng chƣơng trình đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng và sử dụng của doanh nghiệp. Đổi mới phƣơng pháp, quy trình đào tạo, lấy học sinh, ngƣời học nghề làm trung tâm và nhu cầu của doanh nghiệp làm định hƣớng đào tạo.

- Xây dựng các chính sách nhằm thu hút, tạo điều kiện để có sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình ĐTN, trong việc xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình, trong quá trình giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và phản hồi về chất lƣợng của các "sản phẩm" của quá trình ĐTN trƣớc đó.

- Rà soát và đánh giá lại và đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm phát triển hệ thống các cơ sở giới thiệu việc làm tại KCN Hòa Phú và các CCN xây dựng trên địa bàn thành phố, dịch vụ tƣ vấn nghề nghiệp, ĐTN tại các cơ sở đào tạo, Phòng LĐ – TB & XH và các hội đoàn thể của thành phố… làm cầu nối cho khối doanh nghiệp và khối cơ sở đào tạo. Đồng thời cần tạo ra các khuyến khích (thủ tục, vốn tín dụng, thuế…) để khuyến khích mạng lƣới các cơ sở dịch vụ này tham gia tích cực hỗ trợ cho sự vận hành của thị trƣờng LĐ, giúp đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu LĐ trên thị trƣờng.

- Bổ sung cơ chế chính sách để huy động các doanh nghiệp tham gia ĐTN và phát triển cơ sở DN tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có hoạt động ĐTN, chi phí đào tạo đƣợc tính trong chi phí giá thành; đƣợc miễn,

giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc đƣợc trích một phần thu nhập trƣớc thuế để thực hiện đào ĐTN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất ở huyện điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)