Kết quả đánh giá

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần đầu tư đà nẵng miền trung (Trang 32 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.6.Kết quả đánh giá

Kết quả đánh giá là kết quả đạt đƣợc, kết quả cống hiến của nhân viên đƣợc ghi nhận trong công việc.

Nếu đánh giá công việc là sự nhìn nhận quá trình thực hiện công việc của nhân viên thì phản hồi thông tin đánh giá thành tích là sự cung cấp thông tin về kết quả đánh giá thành tích, các ý kiến khách quan về nguyên nhân của các kết quả và những chỉ dẫn khắc phục.

Phản hồi thông tin đánh giá thành tích thể hiện dƣới các hình thức sau:

Phản hồi thông tin bằng văn bản

Khi hội đồng đánh giá đã đánh giá và phân tích xong thành tích công tác của nhân thì phải phản hồi kết quả đánh giá cho ngƣời đƣợc đánh giá biết bằng văn bản. Văn bản này đƣợc trình bày đầy đủ họ, tên của nhân viên đƣợc đánh giá và các thông tin cần thiết về kết quả đánh giá nhƣ kết quả thành tích, nguyên nhân của kết quả thành tích, các điểm mạnh, các điểm tốt cần phát huy, các điểm yếu cần khắc phục, hƣớng khắc phục… để ngƣời đƣợc đánh giá hiểu kết quả thành tích của mình nhƣ thế nào, ở mức độ nào, tốt hay chƣa tốt và phải nỗ lực nhƣ thế nào để đạt đƣợc sự tiến bộ.

Phản hồi thông tin bằng văn bản có ƣu và nhƣợc điểm sau: - Ƣu điểm:

+ Ít tốn thời gian của ngƣời đƣợc đánh giá khi phải tìm hiểu kết quả đánh giá của đối tƣợng đánh giá đánh giá mình.

+ Có thể không gây trở ngại hay gián đoạn công việc vì phản hồi thông tin bằng văn bản nên họ tìm hiểu vào các thời điểm thích hợp.

+ Hạn chế sự căng thẳng và tranh cãi về kết quả thành tích. - Nhƣợc điểm:

+ Ngƣời đƣợc đánh giá không đƣợc trực tiếp gặp gỡ đối tƣợng đánh giá để trình bày những thắc mắc, những giải trình cụ thể hơn.

+ Khi ngƣời chuyển giao văn bản không tận tay ngƣời đƣợc đánh giá thì sẽ dễ gây ra tình trạng thất lạc.

Phản hồi thông tin trực tiếp

Để phản hồi thông tin trực tiếp cho NV đòi hỏi hội đồng đánh giá nhân viên/ quản lý cấp trên phải tổ chức một cuộc họp hoặc cuộc thảo luận để thông tin kết quả ĐGTTNV, cũng nhƣ điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, hƣớng khắc phục…

Phƣơng pháp phản hồi thông tin trực tiếp có ƣu và nhƣợc điểm sau: - Ƣu điểm:

+ Hai bên đều gặp gỡ, thảo luận về kết quả thành tích, trao đổi hƣớng khắc phục, các nguồn lực cần bổ sung để cùng hỗ trợ nhau hoàn thành tốt công tác.

+ Ngƣời quản lý có thể hiểu đƣợc các khó khăn, các tâm tƣ, nguyện vọng của NV, từ đó có các cách trợ giúp, hỗ trợ NV.

- Nhƣợc điểm:

+ Tốn thời gian để tổ chức cuộc họp.

+ Cuộc họp có thể gây gián đoạn việc thực hiện công việc. + Rất khó để tập hợp đầy đủ các NV.

+ Có thể phát sinh chi phí cho cuộc họp.

Khi nhà quản trị cung cấp phản hồi kết quả đánh giá thành tích, nhân viên sẽ hiểu rõ là cần phát huy điều gì, cần cải tiến ở khâu nào để nâng cao thành tích. Khi phản hồi của nhà quản trị chỉ ra đâu là những trở lực ngăn cản nỗ lực làm việc của nhân viên thì họ sẽ tích cực tìm kiếm các giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao năng suất lao động. Những ngƣời lãnh đạo tốt thƣờng nằm bắt cơ hội này để hiểu hơn về nhân viên. Việc thảo luận kết quả đánh giá với nhân viên sẽ giúp lãnh đạo biết đƣợc nhân viên đang gặp khó khăn gì trong công việc, phân công công việc của mình đã phù hợp chƣa. Và thông qua đó nhà quản trị sẽ tạo điều kiện để cải tạo tình hình, làm cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần đầu tư đà nẵng miền trung (Trang 32 - 35)